Hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D):

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gốm biên hòa đến năm 2020 (Trang 39 - 42)

THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP GỐM BIÊN HÒA

2.1.2.5 Hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D):

Hoạt động nghiên cứu và sáng tác mẫu mã đã được các DN xác định là một trong những yếu tố quyết định trong tiếp thị chào hàng, hầu hết các DN lớn như HTX Gốm Thái Dương, Công ty gốm Việt Thành, gốm Đồng Thành, gốm Thành Châu, gốm Minh Đức... thành lập một bộ phận gồm các nghệ nhân, thợ bậc cao, phân công chuyên trách chịu tránh nhiệm từng khâu như tạo hình, pha men, đốt lò, kiểm tra, giám sát, hướng dẫn cho công nhân thực hiện, thí nghiệm pha chế các loại men màu, sáng tác mẫu mã theo yêu cầu của khách hàng nước ngoài.

Tuy nhiên, hiện nay việc thiết kế, mẫu mã, chất lượng các sản phẩm gốm mỹ nghệ của các DN gốm còn kém sức cạnh tranh, nhất là so với hàng của Trung Quốc. Các cơ sở sản xuất, xuất khẩu chưa thực sự nắm bắt kịp thời xu hướng tiêu dùng và cũng như chưa nhạy bén trong thu thập và xử lý thông tin thị trường. Công tác sáng tác mẫu mã sản phẩm mới vẫn còn nhiều hạn chế do những khó khăn sau:

 Chính sách bảo hộ kiểu dáng công nghiệp chưa được coi trọng nên tạo tâm lý cho các nhà sản xuất mẫu mã không yên tâm rằng mẫu mã của mình sáng tạo ra chưa được bảo vệ một cách chắc chắn nhất. Việc ăn cắp mẫu mã đang diễn ra một cách phổ biến, nhất là đối với DN sản xuất nhỏ. Trước tình hình đó, từ năm 2006, hiệp hội gốm mỹ nghệ Đồng Nai đã đăng ký và được cục sở hữu trí tuệ bảo hộ nhãn hiệu tập thể “Gốm mỹ nghệ Đồng Nai”. Tuy nhiên, nhãn hiệu sản phẩm tập thể này hiện nay vẫn chưa phát huy được tác dụng và hiệu quả trong việc bảo vệ quyền sáng tác và nâng cao uy tín thương hiệu “Gốm Biên Hòa - Đồng Nai” từ trong nhận thức của các DN cũng như làm lạc hướng sự cảm nhận của khách hàng trong thời gian qua. Ngoài ra, các trung gian thương mại đã lấy sản phẩm gốm Biên Hòa làm nhãn hiệu sản phẩm riêng công ty của họ.

 Công tác đào tạo những người thợ bậc cao và những người thợ chuyên sáng tác mẫu mã chưa được quan tâm hỗ trợ, trường cao đẳng Mỹ thuật trang trí Đồng Nai những năm gần đây có số học viên học ngành gốm rất ít, chương trình đào tạo chưa đáp ứng được trình độ mỹ thuật cao và khả năng thiết kế mẫu mã sản phẩm chưa phù hợp với thị hiếu của khách hàng các nước. Ngoài ra còn có nhiều thợ bậc cao bỏ nghề, chuyển nghề hoặc đi làm tại các cơ sở gốm khác ngoài Tỉnh, trong khi lớp thợ già vẫn chưa đủ người kế thừa.

 Công tác thiết kế mẫu mã mới trong các DN gốm còn mang nặng tính thủ công, chưa tận dụng hết khả năng ứng dụng của khoa học kỹ thuật. Hiện nay, chỉ có một

số ít DN lớn có đội ngũ thiết kế chuyên nghiệp, được tiếp cận với thị trường để nắm bắt thị hiếu của khách hàng, có khả năng sử dụng các thiết bị hiện đại phục vụ cho công tác thiết kế như sử dụng các loại máy Scaner, máy vi tính, các phần mềm vẽ kỹ thuật khác...

Tóm lại, tuy đã hình thành đội ngũ thiết kế, sáng tạo mẫu mã, nhưng nhìn chung còn phổ biến là các cơ sở chỉ sản xuất theo mẫu của khách hàng, chưa chủ động được trong khâu thiết kế kiểu dáng sản phẩm thông qua tìm hiểu thị hiếu của người tiêu dùng.

Nghiên cứu ứng dụng cải tiến quy trình công nghệ

Công nghệ lọc đất và phối trộn: Nguyên liệu đất Kaolin thô, khai thác về phải qua hệ thống lọc đất để loại bỏ cát và tạp chất, tạo cho đất có độ đồng nhất cao. Ngoài ra có bổ sung một số hợp chất vô cơ hoặc hoá chất phù hợp để khi nung thì sản phẩm gốm không bị nứt và phối kết giữa xương gốm và men bên ngoài thể hiện tính thẩm mỹ và nâng cao giá trị cho sản phẩm gốm mỹ nghệ. Hiện nay có 2 DN như HTX gốm Thái Dương, công ty cổ phần gốm Việt Thành đã nghiên cứu ứng dụng công nghệ tự động hóa cho hệ thống phối liệu, trộn đất để tạo ra nguyên liệu chất lượng đất ổn định vừa sử dụng sản xuất vừa cung cấp cho các DN trong địa bàn tỉnh Đồng Nai và ngoài tỉnh.

Công nghệ lò nung: Lò nung là nhân tố quyết định cuối cùng cho chất lượng

sản phẩm. Lò nung phân theo đặc điểm công nghệ gồm: Lò xây bằng gạch đặc biệt chịu lửa, lò liên hợp nung bằng dầu hay gas.

Đối với lò ống, lò bao: Có ưu điểm của các loại lò này là chi phí đầu tư thấp nhưng có nhược điểm là thời gian chất đốt sản phẩm kéo dài, chất lượng sản phẩm không cao, tỷ lệ thành phẩm chiếm 75% đến 80%, do đốt bằng củi nên gây khói bụi cho môi trường.

Đối với lò gas, dầu: do yêu cầu về chất lượng sản phẩm, nâng cao năng suất, về giảm thiểu ô nhiễm gần khu vực dân cư và tiết kiệm mặt bằng để phát triển sản xuất, thời gian vô lò và nung đốt sản phẩm được rút ngắn. Ngoài ra còn một số DN trang bị lò dầu như Công ty cổ phần gốm Việt Thành, Công ty TNHH Đồng Thành, DNTN Hạnh Phước, gốm Đồng Tâm, gốm Hoàn Thành. Số lượng lò đốt gas và dầu hiện nay chiếm khoảng 74,6%, trong đó lò gas chiếm 70,4%, lò dầu 1,1% và lò than chiếm 2,1%. Theo quy hoạch của tỉnh, chuyển từ lò nung bằng củi qua nung bằng gas hoặc dầu nhằm hạn chế ảnh hưởng ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên cho đến nay vẫn còn một vài cơ sở đốt củi nung sản phẩm có kích cở lớn như chậu, bình, tượng hình vì các sản phẩm gốm này vẫn đang có nhu cầu trên thị trường Trung Đông, Nam Phi [PL 7]. Để cải tiến việc nung

sản phẩm gốm bằng gas, các doanh nghiệp gốm Biên Hòa được sự tư vấn, hỗ trợ của sở khoa học và công nghệ đã từng bước sử dụng công nghệ lò gas bông gốm (lò con thoi), giúp giảm tiết diện mặt cắt kênh dẫn, tăng áp suất buồng nung, kéo dài quãng đường đi của dòng khí chảy, tăng chiều cao buồng nung, giảm tiêu hao nhiên liệu từ 25-30%; tiết kiệm thời gian nung từ 20 - 24%; giảm chi phí sản xuất đến 30%; sản phẩm gốm sau khi ra lò có chất lượng cao, ổn định. Qua đó, góp phần tiết kiệm năng lượng và giảm thiểu ô nhiễm môi trường, các DN lớn đã trang bị lò đốt gas như: HTX gốm Thái Dương các doanh nghiệp gốm: Long Phú, Phong Phú, Thành Phát, Thành Công, Minh Đức…

Thiết bị hỗ trợ:Cùng với 2 công nghệ trên, trước đây các DN sử dụng các thiết bị hỗ trợ bằng các thao tác thủ công vừa chậm, vừa tốn sức lao động và năng suất sản xuất không cao, hầu hết các doanh nghiệp gốm đã nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật cơ khí và moteur điện để lắp ráp các các thiết bị cần thiết trong quy trình sản xuất gốm, bao gồm: thiết bị nghiền tán men, bàn xoay calip, hệ thống bơm đất rót, khuôn mẫu tạo dáng sản phẩm, các thiết bị phụ trợ phục vụ lò nung.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gốm biên hòa đến năm 2020 (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)