Vị trí địa lý của vùng đất Biên Hòa:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gốm biên hòa đến năm 2020 (Trang 26 - 28)

THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP GỐM BIÊN HÒA

2.1.1.1Vị trí địa lý của vùng đất Biên Hòa:

Biên Hòa là một thành phố của tỉnh Đồng Nai và là một thành phố hạng II, Biên Hòa nằm ở phía tây tỉnh Đồng Nai và tiếp giáp với các vùng sau:

 Bắc giáp huyện Vĩnh Cửu.  Nam giáp huyện Long Thành.  Đông giáp huyện Trảng Bom.

 Tây giáp huyện Dĩ An, Tân Uyên tỉnh Bình Dương và Quận 9-TP.Hồ Chí Minh. Biên Hòa ở hai phía của sông Đồng Nai, cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh 30 km (theo Xa lộ Hà Nội và Quốc lộ 1A), cách thành phố Vũng Tàu 90 Km (theo Quốc lộ 51). Tổng diện tích tự nhiên là 264,08 km2, với mật độ dân số là 2.970 người/km2 .[1], [2] Thành phố Biên hòa nằm phía Tây Nam tỉnh Đồng Nai, là Trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội của tỉnh lớn này.

Cách đây hơn 300 năm, Chúa Nguyễn Phúc Chu truyền Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược Đồng Nai. Nguyễn Hữu Cảnh theo đường Vũng Tàu vào Sài Gòn, vào sông Đồng Nai, đến Cù Lao Phố (Biên Hòa) nơi có thương gia người Hoa đến mở cảng. Phía sông Cửu Long có Dương Ngạn Địch đến Mỹ Tho. Và trước đó không lâu, Mạc Cửu lập cảng Hà Tiên, bên bờ vịnh Xiêm La, Sài Gòn bấy giờ chưa giao lưu với nước ngoài nhưng Biên Hòa (Cù Lao Phố) là nơi đắc địa bậc nhất. Đất Biên Hòa là nơi có nhiều ưu thế trong việc làm ăn, ứng dụng nghề nghiệp.

Trước khi Trần Thắng Tài rồi Nguyễn Hữu Cảnh đến khai thác Cù Lao Phố thì đã có người Việt nam đến làm ruộng, hoặc giao tiếp với người dân tộc để trao đổi hàng hóa. Người Việt từ miền Trung vào, ăn cơm với tô, chén, biết làm dụng cụ nông nghiệp, trao đổi để tìm lâm sản như : lộc nhung, gân nai, ngà voi, gỗ quí. Nhờ dân địa phương mà thương gia từ Trung Hoa đến có thể đặt hàng mua ngay ngà voi, lộc nhung hoặc ít nhiều

lúa gạo của người Việt. Có thể là người Việt từ miền Trung đến đã sản xuất ra tô chén, lưỡi cày, dao, búa, …

Biến cố lịch sử Tây Sơn khởi nghĩa, truy nã quân Chúa Nguyễn. Chúa Nguyễn thất thế, vào Biên Hòa, Cù Lao Phố bị mất. Vì vậy, thương gia người Hoa ở Cù Lao Phố phải chạy xuống Sài Gòn, Chợ Lớn, bây giờ đang phát triển nhờ lúa gạo đồng bằng sông Cửu Long đưa lên Sài Gòn nhanh hơn và Sài Gòn , Chợ Lớn cũng gần biển hơn Biên Hòa, như vậy việc xuất cảng cũng được nhanh hơn.

Lúc ấy Biên Hòa suy thoái nhưng vị trí địa lý vẫn còn đó. Biên Hòa là khâu quan trọng, là nơi giao lưu trọng yếu giữa các vùng của Nam bộ, từ phía đồng bằng ra Huế, Hà Nội. Người Pháp xâm lược Nam bộ cũng đã hiểu rõ vị trí quan trọng của Biên Hòa đối với Sài Gòn và đồng bằng. Biên Hòa là vùng đất cao ráo, cùng với vùng phụ cận là Tân Uyên, Lái Thiêu là nơi đất tốt để làm nghề gốm. Do vậy, ở Chợ Lớn (vùng Cây Mai) và Lái Thiêu lại mọc lên các lò gốm để sản xuất, cung cấp cho phía đồng bằng những đồ gốm dân dụng như tô, chén, lu, hũ. Người Pháp tỏ ra rất hiểu và đã cho quy tụ những tay nghề, nhân công sẵn có để phát triển nghề gốm,

Có lẽ vì hiểu rõ thế “đắc địa” đó cho nên ngay từ đầu thế kỷ 20 sau đó, họ cho xây dựng ngay ngôi trường Mỹ nghệ Biên Hòa vào năm 1903. Bởi lẽ đây là vùng có sự khởi đầu cho việc ứng dụng, phát triển ngành nghề thủ công của bản xứ như đồ gốm. Người Pháp đã chủ trương nâng cao sức hoạt động của lò gốm địa phương để sản xuất những món hàng cao cấp hơn, đồng thời họ cũng muốn đưa những ảnh hưởng, những nghiên cứu của gốm Tây phương vào bản địa . Ảnh hưởng của gốm do vợ chồng ông, bà Balick (người Pháp) mang vào Biên Hòa cũng như sự nghiên cứu, phát triển men gốm bản địa của bà Balick. Những loại gốm cao cấp trên cơ sở mỹ cảm của dân Nam bộ để nhằm phát huy tay nghề của người địa phương (thông qua trường dạy) và phục vụ cho việc trang trí nội thất, các gia đình khá giả cũng như xuất khẩu sang châu Âu. Đó là lý do của sự xuất hiện các trường dạy về mỹ thuật ứng dụng rất sớm từ đầu thế kỷ 20 vừa qua.

2.1.1.2 Nguồn gốc hình thành nghề gốm Đồng Nai:

Hợp nguồn từ nhiều gốc và truyền thống gốm khác nhau [24]

Năm 1679, nhà Minh ở Trung Quốc sụp đổ, Tổng binh Trần Thượng Xuyên trấn thủ các châu Cao, Lôi, Liêm không khuất phục nhà Thanh đã đem 50 chiến thuyền, 3.000 binh lính thân tín và gia quyến đến xin thuần phục chúa Nguyễn ở Thuận Hóa. Lúc bấy

giờ, đứng đầu nhà Nguyễn là Chúa Nguyễn Phúc Chu đã thu nhận họ và cho vào khai khẩn, mở mang vùng đất Đông Phố (Cù lao Phố ngày nay). Họ biến Cù Lao Phố trên sông Đồng Nai trở thành một thương cảng sầm uất và phát triển.

Người Hoa vốn dĩ với bản chất kinh doanh thương mại giỏi đã theo Trần Thượng Xuyên đến định cư ở Bến Gỗ, nhưng sau nhận thấy Cù Lao Phố có vị trí thuận lợi cho việc kinh doanh buôn bán nhờ nằm giữa ngã ba của con sông lớn nhất vùng Nam bộ , họ đã quyết định di chuyển đến đây sinh sống. Từ đây, Cù Lao Phố phát triển ngày càng phồn thịnh và nhanh chóng trở thành trung tâm thương mại và giao dịch với các quốc gia lân cận của cả vùng Gia Định (Nam bộ ngày nay) và nghề làm gốm cũng được hình thành và phát triển từng bước trong thời kỳ này.

Lịch sử của Đồng Nai gắn liền với lịch sử của vùng đất Nam bộ. Nước Đại Việt lúc bấy giờ chỉ từ Ải Nam Quan đến Bắc Đèo Ngang (Quảng Bình ngày nay). Việc mở rộng được bắt đầu khi có những giao tranh giữa Đại Việt và vương quốc Chăm Pa láng giềng lúc đó. Để mở rộng cõi bờ về phía Nam, nước Đại Việt đã biết tổ chức một quân đội tốt, hùng hậu và có chiến lược nhu lẫn cương để thực hiện chiến lược Nam tiến của mình. Cũng trong thời thời gian đó, Nước Việt Nam xảy ra giao tranh giữa vua Lê - Chúa Trịnh và Chúa Nguyễn, lịch sử vẫn gọi là thời kỳ Trịnh - Nguyễn phân tranh, đây là cuộc phân tranh tạo ra tình trạng cát cứ trong lịch sử Việt Nam. Cuộc sống của người dân đói khổ và lâm vào lầm than. Điều này tạo ra làn sóng di dân ồ ạt đầu tiên từ Bắc đến Nam, trong đó có làn sóng di dân của miền Thuận Quảng vào Đồng Nai tìm đất sinh sống và lập nghiệp.

Năm Mậu Dần 1698, chúa Nguyễn sai Thống suất Chưởng cơ Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược vùng đất Đồng Nai, đặt vùng đất mới thành phủ Gia Định, chia làm 2 huyện: Huyện Phước Long (Đồng Nai) dựng dinh Trấn Biên, huyện Tân Bình (Sài Gòn) dựng dinh Phiên Trấn. Ngoài ra, Nguyễn Hữu Cảnh còn chiêu mộ những người có vật lực từ các vùng khác vào lập nghiệp và phát triển kinh tế.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gốm biên hòa đến năm 2020 (Trang 26 - 28)