Giải pháp đào tạo, phát triển và duy trì nguồn nhân lực:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gốm biên hòa đến năm 2020 (Trang 71 - 74)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG SX-KD CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM BIÊN HÒA ĐẾN NĂM

3.2.1.2 Giải pháp đào tạo, phát triển và duy trì nguồn nhân lực:

a/ Mục tiêu

Để nâng cao được hiệu quả trong quá trình củng cố tổ chức và hoạt động marketing, các DN cần phải có chính sách đào tạo nguồn nhân lực, đào tạo những lao động có tay nghề cao và có chính sách đãi ngộ cho những người lao động có kinh nghiệm và có thời gian công tác lâu năm để bảo đảm được định hướng duy trì và phát triển nghề hoạt động SX-KD của các DN gốm Biên Hòa một cách ổn định, bền vững. Giải pháp này được triển khai thực hiện trong giai đoạn củng cố từ 2011-2014 và đi vào ổn định từ 2015 - 2020 [PL 9].

b/ Nội dung

Hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Trên cơ sở định hướng phát triển hoạt động SX-KD, các DN gốm Biên Hòa cần xây dựng hoàn thiện và thực hiện công tác đào tạo nguồn nhân lực, bao gồm cả lao động phổ thông và lao động có tay nghề, đặc biệt là đội ngũ cán bộ kỹ thuật để sáng tác, thiết kế các loại mẫu mã mới, mang lại hiệu quả cao. Các DN phải xác định quan điểm sử dụng lao động lâu dài vì nguồn nhân lực hiện nay đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc duy trì và phát triển làng gốm trong giai đoạn từ 2011-2014 và làm nền tảng cho các giai đoạn sau. Giải pháp cho vấn đề này cần tập trung các nội dung như sau:

Hoạt động đào tạo nội bộ: Nên áp dụng đối với kỹ năng có tính đặc thù và

hết sức quan trọng gắn liền với hoạt động SX-KD của các DN gốm như: nghiệp vụ thống kê, quản trị sản xuất và điều hành cho nhân viên quản lý, các kỹ năng tác nghiệp cho công nhân và thợ lành nghề. Ngoài ra, nên hình thành câu lạc bộ nghệ nhân, là nơi để họ được tiếp xúc với các chuyên gia cùng trao đổi kinh nghiệm và huấn luyện, bồi dưỡng lớp nghệ nhân mới nhằm nâng cao trình độ kỹ thuật sáng tác và thiết kế mẫu mã theo xu hướng kết hợp nhuần nhuyễn giữa nét khắc họa truyền thống và hiện đại bằng các công cụ đồ họa vi tính trợ giúp cho công việc. Trên cơ sở đó, các nghệ nhân sẽ hết lòng thể hiện vai trò bảo tồn nghề và truyền nghề, đó cũng là một hình thức chuyển giao công nghệ bí truyền của nghề gốm cho các thế hệ nghệ nhân kế thừa.

Hoạt động đào tạo bên ngoài: Các DN gốm Biên Hòa (thông qua Hiệp hội

gốm Đồng Nai) cần có mối quan hệ chặt chẽ với các trường đại học trong địa bàn TP. Biên Hòa, trường Mỹ thuật trang trí để xác định mục tiêu, nhu cầu và chương trình đào tạo phù hợp với mức độ, phạm vi và kinh phí hỗ trợ của DN, nhà nước cho việc đào tạo

công nhân kỹ thuật và thợ lành nghề để sẵn sang tiếp cận và tiếp nhận công nghệ mới cho sản xuất gốm. Đồng thời cũng thông qua các chương trình khuyến công, chương trình đào tạo nghề tại chỗ cho lao động nông thôn trong làng nghề để chuẩn bị đáp ứng kịp thời và đủ số lượng lao động khi các DN bước vào hoạt động trong cụm công nghiệp gốm Tân Hạnh. Song song, cũng cần tăng cường đào tạo những cán bộ quản lý có kiến thức và kỹ năng chuyên nghiệp trong các nghiệp vụ chuyên môn như: Quản trị sản xuất, Quản trị tiếp thị, kỹ năng thương lượng đàm phán và bán hàng, hệ thống truyền thống quảng bá thương hiệu và trình độ ngoại ngữ,... để quản lý tốt quy trình sản xuất và kinh doanh cũng như nắm rõ thông lệ buôn bán quốc tế. Có như thế các DN mới có thể thâm nhập và mở rộng thị trường thế giới nơi đã phủ đầy các đối thủ cạnh tranh và các điều kiện thâm nhập rất nghiêm ngặt.

Hoạt động duy trì nguồn nhân lực

Chế độ đãi ngộ: Các DN Biên Hòa cần có các chế độ đãi ngộ thỏa đáng đối

với các nghệ nhân và chuyên gia giỏi (như: tiền lương, tiền thưởng trên giá trị mang lại của mẫu mã thiết kế, tham gia các hội chợ triển lãm…), tạo điều kiện thuận lợi cho các nghệ nhân truyền nghề. Đối với lao động lành nghề và công nhân kỹ thuật cần có chính sách tiền lương, tiền thưởng tương xứng, bảo đảm chế độ phúc lợi, chế độ bảo hiểm cho người lao động nhằm giữ chân người tài trong quá trình thực hiện việc duy trì và phát triển bền vững làng gốm truyền thống.

Quan hệ tốt và đối xử bình đẳng: Các DN nên tạo mối quan hệ đối xử tốt và

bình đẳng với các nghệ nhân và thợ lành nghề, đây là những đối tượng có năng khiếu bẩm sinh về nghệ thuật và mỹ thuật, là một tài sản vô cùng quý giá mang tính đặc thù riêng biệt cho từng doanh nghiệp, vì vậy nên tránh hay xử lý kịp thời các sự xung đột, bất hòa nội tại làm ảnh hưởng đến sự gắn bó lâu dài của họ với DN và ảnh hưởng tâm lý trong quá trình sáng tác tạo ra một tác phẩm nghệ thuật bằng đất gốm hoàn mỹ. Đây là vấn đề ứng xử rất quan trọng nhằm duy trì ổn định nguồn nhân lực cốt lõi mà chính họ là lực lượng có vai trò quyết định sự phát triển bền vững hoạt động SX-KD của các DN gốm Biên Hòa.

c/ Hiệu quả

- Đầu tư cho đào tạo, phát triển và duy tri nguồn nhân lực là đầu tư dài hạn theo nguyên tắc bỏ ra chi phí 20%, nhằm hỗ trợ vật chất, nâng cao trình độ và phát huy tính sang tạo cho người lao động, sẽ thu được 80% hiệu quả từ việc giúp họ luôn gắn bó, tâm

huyết với nghề nghiệp để kiến tạo ra sản phẩm gốm có chất lượng, nâng cao giá trị gia tăng cho xã hội và đem lại lợi nhuận cao cho DN. Ngoài ra, hiệu quả của giải pháp này nhằm nâng cao các kỹ năng tác nghiệp cho các nhân viên từ cấp trung gian đến cấp cơ sở của các DN gốm, giúp các cấp quản trị có thể ứng dụng các kỹ năng trong công tác quản lý và điều hành SX-KD một cách khoa học, chính xác và hiệu quả; Bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho người lao động có thể thích ứng và được cập nhật kịp thời các ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến. Lợi ích thu được từ giải pháp này sẽ bổ trợ liên kết tích cực cho những giải pháp chức năng khác, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các DN gốm Biên Hòa.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gốm biên hòa đến năm 2020 (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)