Hoạt động sản xuất:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gốm biên hòa đến năm 2020 (Trang 42 - 47)

THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP GỐM BIÊN HÒA

2.1.2.6Hoạt động sản xuất:

Cơ sở sản xuất

Tình hình cơ sở sản xuất gốm tại thời điểm các năm 2000, 2006, 2010 như sau:

Bảng 2.4: Tình hình số lượng cơ sở sản xuất ngành gốm mỹ nghệ Đồng Nai

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2000 Năm 2006 Năm 2010 Tăng giảm (+,-) Tổng số: Cơ sở 89 60 32 - 28 Trong đó: - Công ty cổ phần Cơ sở 01 02 02 00 - Công ty TNHH Cơ sở 02 07 04 - 03 - Hợp tác xã (HTX) Cơ sở 01 01 01 00

- DN tư nhân Cơ sở 37 35 25 -10

- Hộ cá thể, Hộ gia đình Cơ sở 48 15 00 - 15

(Nguồn: Tài liệu tham khảo số 15)

Năm 2000, ngành gốm mỹ nghệ Đồng Nai có 89 cơ sở sản xuất gốm (bao gồm cả hộ gia đình và doanh nghiệp). Đến năm 2006, tổng số cơ sở sản xuất là 60, giảm 29 cơ sở so với năm 2000. Sang năm 2010, tổng số cơ sở sản xuất gốm chỉ còn 32, giảm 28 cơ sở so với 2006. Số cơ sở giảm chủ yếu là DN tư nhân và hộ cá thể.

Như vậy, đến năm 2010, ngành gốm mỹ nghệ Đồng Nai chỉ còn 32 cơ sở sản xuất gốm mỹ nghệ thuộc các thành phần kinh tế, trong đó ở làng gốm Biên Hòa với 30 doanh nghiệp và các hộ cá thể. Các địa bàn còn lại chỉ có 2 cơ sở, trong đó Long Thành: 1 cơ sở (DNTN gốm Thanh Long) và Trảng Bom: 1 cơ sở (Công ty TNHH Minh Tiến). So sánh giữa năm 2006 và 2010 thì trong các loại hình doanh nghiệp, loại hình HTX và Công ty cổ phần không có sự thay đổi về số lượng doanh nghiệp. Tuy nhiên, số hộ cá thể và hộ gia đình là các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, chuyên đi gia công cho các cơ sở sản xuất lớn giảm 7 cơ sở, hầu hết không còn hoạt động. Công ty TNHH giảm 3 doanh nghiệp, DNTN giảm 10 doanh nghiệp, do các cơ sở này nhỏ, phương tiện sản xuất thô sơ nên phải ngưng hoạt động hoặc chuyển qua ngành nghề khác để mưu sinh trong thời gian chờ chương trình hỗ trợ của nhà nước và địa phương.

Phân chia theo địa bàn đến cuối năm 2010, số lượng DN gốm Biên Hòa như sau:

Bảng 2.5: Số lượng DN gốm Biên Hòa đến ngày 30/12/2010

Danh mục Số lượng Số lượng DN trong làng gốm Biên Hòa

Tân Vạn Bữu Hòa Hóa An Tân Hạnh

Tổng số : 30 13 08 04 05 Trong đó: - Công ty cổ phần 02 - - 02 - - Công ty TNHH 03 - 01 - 02 - HTX 01 01 - - DN tư nhân 24 13 07 01 03

- Hộ cá thể, hộ Gia đình - - - - -

(Nguồn: Điều tra của tác giả)

Kết cấu sản phẩm gốm

Trong chuổi giá trị của sản xuất gốm thì khâu nguyên liệu, chế tác và nung gốm tạo ra bản sắc của gốm. Đất làm gốm của mỗi vùng, miền đều khác nhau nên tạo ra màu sắc, cách xử lý nguyên liệu khác nhau và chế tác theo bì quyết riêng, không nơi nào giống nơi nào, tạo ra sự khác biệt giữa các dòng gốm, phong cách gốm theo phương pháp truyền thống khác nhau. Quy trình công nghệ chủ yếu để sản xuất gốm bao gồm: Phối trộn đất, tạo dáng sản phẩm mộc, khắc họa tiết (design trên bề mặt sản phẩm mộc) chấm men, vô lò nung đốt bán thành phẩm hoàn chỉnh, ra lò thành phẩm gốm [PL 6].

Đất Kaolin, đất đỏ, đất đen: Kaolin là loại khoáng vật sét màu trắng, dẻo, mềm được cấu thành bởi kaolinit và một số khoáng vật khác như tràng thạch, thạch anh…; nhiệt độ nóng chảy từ 1.170oC - 1.250oC, tùy theo hàm lượng tinh kaolin trong đất làm gốm. Riêng đất đỏ và đất đen là loại đất sét đặc biệt có độ dẻo cao, được nung bằng củi ở nhiệt độ từ 900oC - 1.100oC.

Men gốm: Men gốm là một lớp thủy tinh có chiều dày từ 0,15 - 0,4 mm phủ

lên bề mặt xương gốm. Lớp thuỷ tinh này hình thành trong quá trình nung và có tác dụng làm cho bề mặt sản phẩm trở nên nhẵn, bóng, thêm nét mỹ thuật và tăng thêm giá trị của sản phẩm gốm.

Nhiên liệu: Nhiên liệu cho sản xuất gốm hiện nay gồm than, củi, gas, dầu

để cung cấp nhiệt nung sản phẩm gốm lên nhiệt độ cần thiết để kaolin và men liên kết với nhau tạo nên sản phẩm hoàn hảo. Nhiên liệu đốt chiếm khá cao trong giá thành sản phẩm (khoảng từ 20% - 30%) nên các DN cần có các biện pháp tiết kiệm năng lượng để giảm giá thành sản phẩm gốm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.

Bảng 2.6: Nguyên liệu sử dụng sản xuất gốm của các DN gốm Biên Hòa

TT Nguyên nhiên liệu Đơn vị Năm

Tính 2000 2006 2010 1 Đất Kaolin m3 97.221 190.609 42,659 2 Men Tr.VND 13.677 16.400 717,500 3 Gas USD - 2.704,48 1.014,508 4 Dầu Tấn - 560 202 5 Than Tấn - 20 08 6 Củi m3 22.000 10.000 4.000

(Nguồn: Tài liệu tham khảo số 15)

Tổ chức sản xuất

Các cơ sở sản xuất gốm mỹ nghệ trong làng gốm Biên Hòa đã hình thành các mô hình tổ chức sản xuất và hỗ trợ khi có nhu cầu thực hiện hợp đồng lớn như: Gia công sản phẩm mộc; Doanh nghiệp trực tiếp ký hợp đồng gia công các sản phẩm gốm mỹ nghệ; Tổ chức sản xuất sản phẩm và tiêu thụ trực tiếp, cụ thể như sau:

Hình thức gia công các sản phẩm gốm

Hình thức này bao gồm chủ yếu các cơ sở sản xuất là các hộ cá thể, DN tư nhân. Các cơ sở này có vốn đầu tư nhỏ, có thể chủ động nguồn nguyên liệu hoặc đơn vị thuê gia (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

công cung cấp cả nguyên vật liệu, có thể có hệ thống lò nung hoặc chỉ làm các sản phẩm gốm mộc (bán thành phẩm). Tuy vậy, các cơ sở này có thế mạnh là có mặt bằng và có lực lượng lao động có chuyên môn đảm đương được các chi tiết sản phẩm hay các sản phẩm đòi hỏi tính thẩm mỹ cao về mẫu mã, kiểu dáng, kích cỡ và thời gian giao hàng, giá cả... Thông thường đơn giá gia công sản phẩm thường chiếm từ 20% - 25% giá thành sản phẩm tuỳ loại. Ở Biên Hoà các cơ sở nhỏ thường gia công các sản phẩm ở dạng bán thành phẩm hoặc thành phẩm cho các DN lớn trong và ngoài tỉnh như: Công ty cổ phần Gốm Việt Thành, DNTN gốm Minh Đức, Đồng Tâm, HTX gốm Thái Dương, các doanh nghiệp gốm ở Bình Dương và TP. Hồ Chí Minh...

Hình thức sản xuất và tiêu thụ trực tiếp sản phẩm gốm

Bao gồm các DN có tiềm lực, có vốn đầu tư lớn, trang thiết bị tương đối hiện đại. Do các DN này có đội ngũ kỹ thuật chuyên môn cao, có khả năng sáng tạo các kiểu dáng, mẫu mã, phối trộn màu sắc trên các sản phẩm thủ công mỹ nghệ chất lượng cao phù hợp với văn hoá, sở thích, tâm lý của các khách hàng trên thị trường trong và ngoài nước, cộng với khả năng tiếp thị tốt, một số DN tiến hành đàm phán và ký kết các hợp đồng sản xuất với các đối tác trong và ngoài nước với các điều khoản thỏa thuận giữa 2 bên.

Trên cơ sở hợp đồng được ký kết, tuỳ theo năng lực sản xuất mà DN có thể tự sản xuất toàn bộ số lượng sản phẩm trong hợp đồng hoặc giao lại một phần sản phẩm trong hợp đồng cho các cơ sở khác gia công sản phẩm bằng cách tiến hành ký kết các hợp đồng phụ theo các điều kiện thích hợp, sau khi kết thúc hợp đồng gia công đơn vị đi thuê nhận sản phẩm và thanh toán cho đơn vị gia công.

Quy mô sản xuất công nghiệp [15]

Trong những năm qua, tình hình SX-KD của các DN gốm Biên Hòa có mức tăng trưởng thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng chung của toàn ngành công nghiệp.

Năm 2006, giá trị sản xuất công nghiệp của các DN gốm Biên Hòa đạt 199,3 tỷ đồng, chiếm 2,27% giá trị sản xuất công nghiệp của địa phương.

Đến năm 2010, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 71 tỷ đồng, chiếm 1,17% giá trị sản xuất công nghiệp của địa phương.

Tuy là ngành chiếm tỷ trọng khá nhỏ bé so với các ngành nghề khác trong tỉnh, nhưng các DN gốm Biên Hòa đã đem về cho địa phương một nguồn ngoại tệ lớn và có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc duy trì và phát triển ngành nghề gốm truyền thống xuất

khẩu của địa phương.

Giai đoạn 2000-2006, đa số các DN gốm Biên Hòa có quy mô nhỏ, phần lớn các DN hoạt động chưa có hiệu quả cao. Có thể đánh giá một số nguyên nhân sau: Các DN gặp khó khăn trong việc thiếu lao động có tay nghề; Nguyên, nhiên vật liệu tăng giá liên tục (như đất gốm, gas), dẫn đến DN thiếu vốn lưu động nghiêm trọng trong sản xuất và giá thành sản phẩm tăng; Thị trường tiêu thụ bị cạnh tranh khốc liệt trong thị trường thế giới, các thị trường truyền thống như Nga, các nước Đông Âu giảm mức tiêu thụ do mẫu mã chưa theo kịp thị hiếu người tiêu dùng.

Bên cạnh các DN bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài tác động thì một số DN vẫn giữ vững nhịp độ phát triển và còn có bước phát triển cao, như: Công ty cổ phần gốm Việt Thành tăng trưởng bình quân 8,7%/năm, DNTN gốm Minh Đức tăng bình quân 11%/năm, DNTN gốm Đồng Tâm tăng bình quân 6,1%/năm…(theo thống kê của Sở công thương và Hiệp hội gốm mỹ nghệ Đồng Nai).

Sang giai đoạn 2007- 2010, hầu hết các DN có nhịp độ phát triển bị chựng lại và có xu hướng giảm mạnh bởi 2 nguyên nhân: khách quan và chủ quan như được trình bày nêu trong chương 2, mục 2.1.2.1 “kết quả hoạt động SX-KD…”.

Ngoài ra, do đặc điểm phân bố các DN gốm chủ yếu tập trung tại thành phố Biên Hòa và các DN chủ yếu nằm trong khu vực dân cư nên vấn đề môi trường là một trong những bức xúc cho ngành gốm mỹ nghệ hiện nay, như:

 Công nghệ hiện tại của các DN gốm Biên Hòa vẫn còn khoảng 24% lò dùng củi để nung sản phẩm nên khói, bụi ảnh hưởng môi trường xung quanh khu dân cư.

 Hệ thống cấp thoát nước xung quanh khu vực sản xuất chưa được đầu tư hoàn chỉnh ở các DN nên nước thải đã gây ô nhiễm môi trường chung trong khu vực.

 Hệ thống hạ tầng giao thông khu vực xuống cấp nghiêm trọng, trong khi nhu cầu vận chuyển đất, nhiên liệu lại lớn do đó bụi bẩn làm ảnh hưởng lớn môi trường dân sinh.

Trong thời gian tới, tình trạng gây ô nhiễm môi trường của các DN gốm Biên Hòa sẽ được chính quyền địa phương và hiệp hội gốm mỹ nghệ Đồng Nai có giải pháp cụ thể để khắc phục triệt để vấn đề này.

Qua những phân tích về môi trường nội bộ của các DN gốm Biên Hòa như nêu trên, tác giả có thể xây dựng ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE).

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gốm biên hòa đến năm 2020 (Trang 42 - 47)