MỘT SỐ BIỆN PHÁP TÁC ĐỘNG CỤ THỂ

Một phần của tài liệu Kỹ năng giao tiếp của sinh viên sư phạm trường cao đẳng cần thơ (Trang 68 - 74)

h. NL động lòng khi thấy người bên cạnh đau khổ

3.2.MỘT SỐ BIỆN PHÁP TÁC ĐỘNG CỤ THỂ

Biện pháp 1: Hình thành nhận thức, nhu cầu, động cơ rèn luyện kỹ năng giao tiếp.

Mục tiêu:

Biện pháp này giúp SV nhận thức được tầm quan trọng của việc giao tiếp có KN, từ đó các em sẽ có nhu cầu rèn luyện KNGT cho bản thân và hình thành cho mình những động cơ: rèn luyện KNGT để làm gì.

Nhận thức là một trong ba mặt cơ bản của đời sống tâm lý con người. Từ nhận thức giúp con người nảy sinh tình cảm. Nhận thức và tình cảm thôi thúc con người hành động. Nếu con người nhận thức sai sẽ cho ra hành động sai. Vì vậy để xây dựng, giáo dục về mặt hành động cho một người nào đó chúng ta phải giáo dục họ bắt đầu từ nhận thức. Thực tế, có trường hợp giáo dục hành động bằng cách bắt buộc. Trong trường hợp này, đối tượng được giáo dục hành động nhưng không nhiệt tình, không có trách nhiệm và không ham thích. Kết quả của vấn đề này là đối tượng được giáo dục sẽ không duy trì được hành động nếu không có sự giám sát của người được giáo dục.

Để giúp SV rèn luyện KNGT trước tiên phải giúp các em nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng của KNGT trong cuộc sống. Khi đã nhận thức được điều này các em sẽ có nhu cầu, động cơ mạnh mẽ đối với việc rèn luyện KNGT cho bản thân. Một khi có nhu cầu, động cơ mạnh mẽ các em sẽ có hành

động tự giác. Bên cạnh tri thức về giao tiếp học được từ nhà trường các em sẽ có hành động tự giác, tự tìm hiểu, rèn luyện KNGT qua cuộc sống và sách vở.

Nội dung:

Để đạt được mục tiêu trên SV cần nhận thức rõ và sâu sắc những vấn đề sau: - Giao tiếp là nhu cầu thiết yếu của con người.

- Vai trò của giao tiếp trong thời đại xu hướng toàn cầu mở rộng quan hệ hợp tác.

- Vai trò của KNGT đối với hoạt động giao tiếp của con người. Giao tiếp có KN sẽ giúp con người đạt được mục đích giao tiếp dễ dàng hơn.

- Giao tiếp có KN góp một phần lớn vào việc làm cho con người trở nên đẹp hơn, lịch thiệp hơn, sống văn minh hơn.

Cách thực hiện:

- Thông qua các môn học trong chương trình đào tạo, đặc biệt là môn Tâm lý học giao tiếp, GV giúp các em hình thành nhận thức, nhu cầu, động cơ rèn luyện KNGT. Cụ thể là GV giúp các em nhận thức được ý nghĩa của việc giao tiếp có KN trong những trường hợp cụ thể; giúp các em thấy được giao tiếp là nhân tố quan trọng trong việc quyết định sự thành bại khi ta tiến hành một công việc mà có sự tương tác với người khác; bên cạnh đó giao tiếp có KN là giao tiếp đúng hoàn cảnh, đúng tình huống, đúng đối tượng sẽ làm cho bản thân mình trở nên đẹp hơn, lịch thiệp hơn trong mắt người khác.

Thực tế cho thấy kinh nghiệm sống còn ít ỏi, kiến thức còn mỏng nên các em chưa có hiểu biết nhiều về các KNGT. Chính vì không biết nên các em không có nhu cầu, động cơ, hứng thú rèn luyện KNGT.

- GV của trường khi lên lớp và giao tiếp với SV phải yêu cầu cao ở các em giao tiếp có KN. Lồng vào hoạt động dạy học GV rèn luyện KNGT cho SV. Ví dụ như: nhắc nhở SV phải biết lắng nghe nhau; luôn ôn hòa, từ tốn trong tranh luận; chú ý về mặt ngôn ngữ khi trình bày, thuyết trình;… Đặc biệt, GV là hình mẫu về giao tiếp có KN cho SV noi theo.

Ban giám hiệu nhà trường chỉ đạo GV tổ Tâm lý giáo dục và phòng Đào tạo thực hiện các buổi chuyên đề về KNGT. Thông qua báo cáo chuyên đề GV mở rộng cho SV thêm kiến thức về KNGT mà trong chương trình GV không thể truyền tải hết. Từ những hiểu biết ngày càng phong phú hơn về kiến thức KNGT các em càng có nhu cầu mạnh mẽ trong việc rèn luyện KNGT cho bản thân.

Biện pháp 2: Trang bị hệ thống tri thức lý thuyết về giao tiếp cho SV hiệu quả Mục tiêu:

Nhằm giúp SV được lĩnh hội tri thức về giao tiếp hiệu quả nhất. Nội dung:

Nội dung tri thức SV cần đạt: nội dung của các môn học thuộc về giao tiếp.

GV sử dụng thông thạo các phương pháp tổ chức giảng dạy theo hướng phát huy tính tích cực cho người học.

Cách thực hiện:

Có thể nói rằng hình thành nhu cầu, động cơ, hứng thú, rèn luyện giao tiếp được tiến hành song song với việc hình thành tri thức lý thuyết về giao tiếp. Trong quá trình hình thành tri thức về giao tiếp, nhu cầu, động cơ, hứng thú về giao tiếp của các em sẽ được hình thành và nâng cao.

Thông qua các môn học thuộc về giao tiếp GV truyền thụ cho các em nội dung cũng như cách thức luyện tập các KNGT.

Tri thức về giao tiếp thì rất nhiều. Những tài liệu từ cổ chí kim đều có những bài học về KN sống rất hay. Trang bị tri thức đúng, đủ, phong phú cho SV là trách nhiệm của người thầy. Ở biện pháp trang bị tri thức về KNGT cho SV chúng tôi muốn nhấn mạnh đến cách thức truyền đạt tri thức của GV.

Kiến thức về KNGT rất gần gũi trong cuộc sống, SV có thể nhìn thấy ở mọi nơi trong xã hội loài người. Đây là điều kiện rất thuận lợi cho GV giảng dạy các môn thuộc về giao tiếp. GV nên tổ chức những buổi học lý thuyết sinh động bằng cách sử dụng các phương pháp dạy học như: Thảo luận nhóm, xemina, làm bài tập lớn.; bên cạnh đó, trong bài giảng của thầy, mỗi đơn vị kiến thức phải có những ví dụ cụ thể, sinh động, thú vị từ cuộc sống. GV nên đầu tư để có giáo án điện tử tốt. Trong việc soạn giáo án điện tử GV nên lồng ghép đoạn phim, hình ảnh để minh hoạ cho kiến thức KNGT. Đồng thời GV chọn ra những đoạn phim mà diễn viên diễn xuất thành công để làm bài tập rèn luyện KNGT cho SV. Những bài tập cụ thể đó là: đọc ngôn ngữ tiếng cười, kiểu cười; ngôn ngữ của giọng nói, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ của nhân vật.

Ngoài ra GV cần trang bị thêm cho SV những kiến thức về cuộc sống, những tri thức về con người được các nhà Tâm lý học, xã hội học, nhân chủng học …tổng kết qua quan sát hàng ngàn người.

Song song với cung cấp tri thức GV cần phải dạy cho người học cách tự học. Trong vài chục tiết lên lớp GV chỉ có thể truyền đạt những tri thúc cơ bản về giao tiếp. Được hướng dẫn cách thức tự học, tự nghiên cứu qua sách vở sẽ giúp các em có KN học tập suốt đời, tự bồi dưỡng, rèn luyện KNGT cho bản thân. Cách học quan trọng mà GV cần hướng dẫn cho SV đó là cách đọc sách sao cho hiệu quả nhất. Trong đề tài này chúng tôi xin đưa ra cách đọc sách sau:

Việc đọc quyển sách nên theo quy trình sau:

- Xem lời giới thiệu, lời mở đầu để hiểu được ý đồ tác giả hình dung được các vấn đề cơ bản một cách khái quát.

- Tìm hiểu lời kết luận và tóm tắc của SV nắm được nội dung cô đọng nhất, các kết luận chính của tác giả.

- Đọc sơ một vài đoạn nhằm tạo hứng thú đọc sách. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đọc sâu để khai thác nội dung cuốn sách theo mục đích đã định.

GV cũng có thể đề nghị SV viết thu hoạch về những điều đã đọc có như thế thì việc trang bị kiến thức về giao tiếp cho SV sẽ có hiệu quả cao.

Biện pháp 3: Tổ chức cho SV thực hành những bài tập để rèn luyện KNGT Mục tiêu:

Giúp SV hình thành, rèn luyện được một số KNGT cơ bản. Nội dung:

- KN định hướng trong giao tiếp - KN tự chủ cảm xúc, hành vi

- KN thành lập mối quan hệ trong giao tiếp - KN tự kiềm chế kiểm tra người khác

- KN chủ động điều khiển quá trình giao tiếp - KN diễn đạt ngôn ngữ cụ thể, dễ hiểu Cách thực hiện:

- Bài tập rèn luyện KN định hướng trong giao tiếp + Bài tập 1:

Cho SV quan sát nhân vật nào đó trong phim (5 đền 10 phút), sau đó dựa vào nét mặt, cử chỉ, hành vi, lời nói của nhân vật; tập đoán về tích cách nhân vật ( tốt xấu, thiện ác…).

Cho SV quan sát nhân vật trong phim câm (tắt âm thanh); yêu cầu SV phán đoán tâm trạng nhân vật thông qua cử chỉ, điệu bộ…

+ Bài tập 2:

Cho SV thể hiện các cách nói đặc trưng cho các tâm trạng khác nhau (buồn, vui, giận dữ, sợ hãi…).

Cho SV dự giờ ở một lớp học hay buổi sinh hoạt tập thể. Yêu cầu SV quan sát kỹ và trả lời các câu hỏi: Ai là người có uy tín trong lớp, được bạn bè yêu mến, không yêu mến? Tại sao? Rút ra kết luận?

- Bài tập rèn luyện KN tự chủ cảm xúc, hành vi.

Lúc nóng giận thở ra thật mạnh, hít vào thật sâu ít nhất 5 lần, lấy tay vuốt ngực và làm dịu cơn bực tức tự hỏi:” Nóng giận hậu quả sẽ ra sao?” và nhớ rằng : “ánh nắng mặt trời làm người ta cởi áo nhanh hơn một trận cuồng phong.”

Qua thực tế giảng dạy của bản thân và tìm hiểu từ nhiều GV trong trường cho thấy khả năng kiềm hế cảm xúc của SV còn thấp. Khi nói một vấn đề gì đó về quan điểm cá nhân có đề cập đến sự không hài lòng các em tỏ ra rất bực tức. Điều này thể hiện qua giọng nói run, vấn đề được nói không rõ ràng và lưu loát.

Có trường hợp, trong giờ sinh hoạt lớp, hai SV tranh cãi nhau sinh tử, đến lúc quay lại không thấy Chủ nhiệm lớp đâu. Thì ra Chủ nhiệm lớp đã bỏ ra ngoài đứng.

Trong bài tập này, GV nên để từng cá nhân SV chia sẽ kinh nghiệm bản thân về việc kiềm chế được và không kiềm chế được cảm xúc khi tức giận của mình; các em cho biết các em đã rút ra được bài học kinh nghiệm gì từ những việc đó.

- Bài tập rèn luyện KN thành lập mối quan hệ trong giao tiếp.

Tập nở một nụ cười thân thiện trước khi tiếp xúc với một ai đó. Cho SV thực hành bài tập này khoảng 1 tuần, sau đó yêu cầu SV báo cáo kết quả về tác dụng của nụ cười thân thiện của mình đối với đối tượng giao tiếp.

Dale Carnegie từng viết: “ Nụ cười bồi dưỡng kẻ mệt nhọc, là hình ảnh bình minh cho kẻ nhã lòng, là nắng xuân cho kẻ buồn rầu và là thuốc nhiệm mầu của tạo hóa để chữa lo âu”.

- Bài tập rèn luyện KN tự kiềm chế kiểm tra người khác.

Yêu cầu SV chia sẽ kinh nghiệm về việc đánh giá người mới của mình để xem nhận định ban đầu của các em về người khác chính xác đến mức độ nào. Sau đó GV và SV cùng nhau phân tích xem lý do tại sao lại có kết quả đó.

GV khẳng định nên tập thói quen không nhận xét về ai hay khẳng định bất cứ điều gì về người khác khi chưa có đủ thông tin, trước những lời nói khó nghe không nên phản ứng mà hãy suy xét kỹ trước khi có tác động vào đối tượng giao tiếp.

- Bài tập rèn luyện KN chủ động, điều khiển quá trình giao tiếp.

Yêu cầu SV bất kỳ thông báo cho cả lớp biết một thông báo mới của trường để cùng thực hiện. Để trình bày một thông báo thành công SV đó phải làm cho lớp chú ý lắng nghe. SV này có thể làm được hay không làm được, GV phân tích và rút ra kinh nghiệm.

Yêu cầu một SV bất kì đóng vai lớp trưởng hoặc bí thư chi đoàn điều khiển buổi sinh hoạt lớp hay sinh hoạt chi đoàn. Sau đó GV phân tích những yếu tố làm nên sự thất bại hay thành công của SV và rút ra kinh nghiệm cho SV.

- Bài tập rèn luyện KN diễn đạt ngôn ngữ cụ thể, dễ hiểu

Yêu cầu SV tập đọc văn bản phù hợp nội dung, kết cấu ngữ pháp; chú trọng cách phát âm, ngữ điệu, âm sắc của giọng nói.

Chọn một bài văn, mẫu chuyện có nhân vật và yêu cầu SV đọc diễn cảm, thay đổi giọng điệu theo tính cách nhân vật. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổ chức các cuộc thi kể chuyện; thuyết trình; bày tỏ ý muốn, nguyện vọng của bản thân… với quy mô khoa, toàn trường để SV tham gia.

Thực tế cho thấy, trong giao tiếp các em chưa chú trọng trau chuốt và lựa chọn ngôn ngữ đẹp, còn sử dụng nhiều từ địa phương trong hoàn cảnh giao tiếp chính thức, phát âm sai, khả năng sắp xếp ý trước khi nói còn thấp, vốn từ còn nghèo nàn.

Trong những bài tập rèn luyện, GV cần đưa ra những bài tập giải quyết tình huống Sư phạm. Trong đề tài này chúng tôi đưa ra một số tình huống sư phạm sau:

GV có thể khéo léo sắp xếp, bố trí thời gian hợp lý cho SV tập xử lý tình huống sư phạm (giả định và thực tế). Cần phân tích các dữ kiện, yêu cầu SV vận dụng các KNGT để đưa ra cách giải quyết tối ưu và tiến hành xử lý tình huống theo đúng quy trình. Sau đây là cách

Biện pháp 4: Tổ chức các hoạt động dạy học tích cực góp phần rèn luyện KNGT. Mục tiêu:

Biện pháp này giúp tạo ra một môi trường thuận lợi để SV thực hành KNGT. Nội dung:

Trong giảng dạy, GV toàn Khoa Sư phạm tổ chức hoạt động dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của SV.

Cụ thể là GV sử dụng các phương pháp dạy học như: thảo luận nhóm, xemina, đàm thoại… Cách thực hiện:

Tổ chức lớp học hoạt động theo nhóm nhỏ từ 2 đến 6 thành viên có trình độ khác nhau. Các thành viên có thể đảm nhận những vai khác nhau như nhóm trưởng (điều khiển chung), thư ký (ghi chép, tóm tắt, biên tập ý kiến), người điều phối (theo dõi thời gian cho cả nhóm), người báo cáo (thay mặt nhóm báo cáo kết quả)…yêu cầu mỗi thành viên trong nhóm độc lập thực hiện nhiệm vụ của mình và cùng hợp tác với người khác để giải quyết nhiệm vụ chung. Các thành viên phải theo dõi ý kiến, thái độ của những thành viên khác, từ đó rèn kỹ năng quan sát, lắng nghe, diễn đạt ngôn ngữ… và hình thành tinh thần đoàn kết.

- Sử dụng hình thức Xemina trong dạy học:

Xemina là phương pháp tranh luận theo chủ đề khoa học do đó giúp SV phát huy tích cực, độc lập, tìm tòi vận dụng tri thức, SV sẽ rèn luyện KN diễn đạt ngôn ngữ cụ thể, dễ hiểu, để tranh luận có hiệu quả.

GV có thể cho điểm kèm nhận xét, đánh giá những SV tham dự Xemina để kích thích SV rèn luyện KNGT.

Thực tế cho thấy khi GV đưa ra chủ đề cùng tranh luận trong giờ học, có vấn đề gì cần tranh luận khi sinh hoạt lớp các em chưa biết lắng nghe và nhường lời nhau. Các em quá quan tâm đến điều mình muốn nói và quyền lợi được nói.

- Sử dụng phương pháp đàm thoại trong dạy học

Phương pháp đàm thoại là phương pháp hỏi – đáp, sử dụng phương pháp này tạo điều kiện cho SV rèn luyện KN nghe đối tượng giao tiếp, KN diễn đạt cụ thể dễ hiểu. Có thể tổ chức hình thức thi vấn đáp đặc biệt là với phần : “Giao tiếp sư phạm” và các học phần khác của môn tâm lý học, giáo dục học.

Thực tế kinh nghiệm giảng dạy của bản thân và qua sự tìm hiểu qua các GV trong trường cho thấy KN lắng nghe của SV chưa cao. Khi GV đặt câu hỏi, có SV giơ tay phát biểu nhưng khi đứng lên các em yêu cầu GV lặp lại câu hỏi hoặc vừa nghe xong câu hỏi thì hiểu, nhưng khi đứng lên trả lời thì

Một phần của tài liệu Kỹ năng giao tiếp của sinh viên sư phạm trường cao đẳng cần thơ (Trang 68 - 74)