NL làm cho người khác đồng tình với quan điểm của mình cả khi họ không tin vào chính mình

Một phần của tài liệu Kỹ năng giao tiếp của sinh viên sư phạm trường cao đẳng cần thơ (Trang 50 - 52)

Trong phần trình bày các KNGT của V.P.Dakharop chúng tôi đã nêu ra một số điều kiện để

thuyết phục người khác có hiệu quả, trong đó có chỉ ra vai trò của chứng cứ. Chứng cứ là điều kiện đầu

tiên để người khác có thể tin vào điều chúng ta nói. Những điều kiện khác như cách dẫn dắt, diễn giải,

giọng nói…cũng rất quan trọng nhưng không có chứng cứ thì những điều kiện này cũng không có ý

nghĩa gì.

Đối với khả năng thuyết phục người khác, khi khảo sát các em chúng tôi thu được kết quả sau:

7,1% SV cho rằng mình “nói có sách, mách có chứng” trong tranh luận; 37% các em cho biết

mình không có khả năng dẫn chứng trong quá trình thuyết phục. Số còn lại đôi khi rơi vào trường hợp

này, đôi khi rơi vào trường hợp kia. Khả năng này hạn chế là do vốn tri thức, kinh nghiệm sống của các

em còn ít.

Số liệu trên cũng thể hiện các em chưa cố gắng để rèn luyện KN thuyết phục đối tượng giao

tiếp. Khả năng chịu khó thuyết phục người khác có ý kiến trái ngược với mình còn thấp. Chỉ 26,7%

SV cho rằng nên bỏ thời gian ra thuyết phục người khác và 23,2% cho rằng không nên, phần đông còn

lại thì lưỡng lự. Qua trao đổi với SV, các em có suy nghĩ: mặc kệ người khác hiểu sao thì tuỳ, hay

không cần giải thích nhiều cho mất thời gian. Trong môi trường học đường các em chưa thấy hết tầm

quan trọng của KN thuyết phục đối tượng giao tiếp. Sau này, khi tiếp xúc cuộc sống, có rất nhiều việc

đòi hỏi các em cần phải thuyết phục người khác, thương thảo với người khác để họ nghe theo mình.

Đây cũng là điểm yếu chung của SV hiện nay .

Khi được hỏi về việc người khác đánh giá mình về KN thuyết phục đối tượng giao tiếp 69,8%

SV cho biết nhận được sự đánh giá của bạn bè về khả năng thuyết phục của mình hơn họ. Tuy nhiên,

khi tự đánh giá khả năng thuyết phục người khác các em cũng cho rằng mình không thành công lắm.

20,6% số SV tự đánh giá mình thuyết phục người khác là thành công, 10,3% không thành công và

69,1% đôi khi thành công, đôi khi không thành công. Có đến 54,3% SV cho biết ngay cả khi người

Tình cảm là một lợi thế để tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của người khác. Tuy nhiên các em

chưa biết sử dụng tình cảm cho hiệu quả. Vì vậy, các em không cố gắng tranh thủ điều này. Chỉ 30%

SV cố gắng tranh thủ dùng tình cảm để có được sự ủng hộ của người khác.

Kết quả trên phù hợp với số liệu 50,2% SV đồng ý chưa học được cách thuyết phục người khác

- KN thiết lập mối quan hệ:

Phần đông SV cho rằng mình tiếp xúc, quan hệ với mọi người không được tự nhiên hoặc nếu có

thì chỉ đôi khi. Tỉ lệ có khả năng tốt này rất thấp, chỉ chiếm 2,6% trong tổng số SV.

Biểu đồ 2.7: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khi giao tiếp, tuy không đến nỗi cúi đầu hoặc quay đi khi tiếp xúc với người lạ nhưng các em

cảm thấy khó khăn khi bước vào một môi trường mới, tiếp xúc với đám đông. Hơn nữa, còn nảy sinh

suy nghĩ khắt khe với người mới quen, người lạ. 68,4% SV đồng tình hoặc lưỡng lự với việc niềm nở

KỸ NĂNG THIẾT LẬP MỐI QUAN HỆ

35.7 47.9 47.9 27.3 15.1 61.7 16.7 37.9 47.9 62.7 55.9 52.1 2.6 80.1 24.1 16.7 32.8 30.5 13.2 15.1 3.2 29.9 31.5 22.2 37 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 a b c d e f g h % Thấp Tbì nh Cao

Một phần của tài liệu Kỹ năng giao tiếp của sinh viên sư phạm trường cao đẳng cần thơ (Trang 50 - 52)