NL có tham vọng đóng vai trò chủ chốt trong lớp

Một phần của tài liệu Kỹ năng giao tiếp của sinh viên sư phạm trường cao đẳng cần thơ (Trang 48 - 50)

Đối với các hoạt động của tập thể các em cũng ít chủ động đứng ra đề xướng. Trong nhiều lý do

có lý do các em thiếu tự tin. Các em e ngại vì sợ lời đề nghị của mình không thuyết phục được tập thể.

Bên cạnh đó, trong SV hiện nay, các em thể hiện tinh thần tập thể không cao. Khi được hỏi về sự chủ

động của mình trong giao tiếp thì chỉ có 16,75 SV cho biết các em cho biết các em có khả năng này. Do

các em không tự tin chủ động giao tiếp với nhau, tuy học chung một lớp nhưng các em ít gần gũi , ít có

những hoạt động chung để vui vẻ và hiểu nhau hơn, mỗi người là một thế giới.

Chính lý do này làm cho các em có khoảng cách với nhau; dẫn đến các em khó có thể sống

chan hoà , hoà thuận và tin tưởng nhau; không biết tạo bầu không khí tin tưởng, giúp đỡ nhau trong tập

thể. Vì vậy, có đến 55,6% SV cho rằng mình không hoàn toàn tạo được sự hoà thuận, tin tưởng trong

tập thể. Từ nội dung vừa trình bày ở trên chúng tôi rút ra kết luận: Sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng

Cần Thơ thật sự khó khăn điều khiển, chủ động tương tác với bạn bè trong những tình huống nói chung

và ở những buổi sinh hoạt tập thể nói riêng. Đối với bản thân mình khi sống, học tập trong tập thể các

em cũng có nhiều yếu kém. Có 33,8% SV cho rằng chỉ đôi khi và 18,6% SV cho rằng mình không có

khả năng tự quản lý bản thân để duy trì nề nếp trong lớp học. Số lượng này chiếm hơn một nữa trong

tổng số SV được khảo sát. 47,6% SV còn lại các em cho biết các em có khả năng tự quản lý mình trong

tập thể lớp học để nề nếp lớp tốt hơn.

“Khi tin điều gì đó đúng 100%” các em cũng không nói như đinh đóng cột, số lượng này chiếm

42,8 % trong tổng số SV; 30,9% các em cho biết khi ở trong trường hợp này thì đôi khi các em dám

khẳng định sự hiểu biết của mình nhưng đôi khi cũng không dám. Điều này nói lên rằng sự tự tin trong

trò chuyện, thuyết phục người khác của các em rất thấp.

Trong mỗi cuộc giao tiếp, những người giao tiếp cùng nhau nói chuyện với nhau đều có chủ đề.

Có nhiều trường hợp họ không trò chuyện bình thường mà tranh luận. Những lúc như thế này con

người chúng ta thường nói chuyện lạc đề, làm cho kết quả tranh luận khó ngã ngũ. Có 60,8% SV cho

các em cố gắng giải quyết dứt điểm từng chủ đề một. Nhưng khi đi vào thực tế, để làm được điều này

cũng không dễ dàng. Khả năng nói chuyện không lạc đề của một người phụ thuộc vào nhiều yếu tố,

trong đó có yếu tố cảm xúc; khả năng nắm bắt vấn đề, khái quát vấn đề của người đó, đặc biệt đó là khả

năng dẫn dụ của đối tượng giao tiếp. Vì vậy, trong trò chuyện nếu chúng ta không đủ khả năng điều

khiển, chủ động thì có khi đối tượng giao tiếp dẫn ta sang một vấn đề khác mà ta không hề hay biết.

Trong thuật hùng biện có một thuật đó là so sánh hai sự vật hiện tượng với nhau nhưng chúng không

tương đồng về bản chất. Đối tượng giao tiếp sẽ dùng thuật này bào chữa cho mình và dẫn ta sang một

vấn đề khác. Nếu không để ý và không đủ trình độ để nhận ra thì ta thấy những gì họ nói thật thuyết (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

phục.

- KN thuyết phục đối tượng giao tiếp:

Biểu đồ 2.6:

KỸ NĂNG THUYẾT PHỤC TRONG GIAO TIẾP

21.9 37 37 11.6 23.2 9.6 17.4 10.3 18 47.9 55.9 50.2 50.2 45.7 69.8 69.1 54.3 7.1 38.3 12.9 20.6 27.7 44.7 26.7 30.2 0 10 20 30 40 50 60 70 80 a b c d e f g h % Thấp Tbình Cao

Một phần của tài liệu Kỹ năng giao tiếp của sinh viên sư phạm trường cao đẳng cần thơ (Trang 48 - 50)