Tôi thường cố gắng tìm hiểu nhu cầu của người khác

Một phần của tài liệu Kỹ năng giao tiếp của sinh viên sư phạm trường cao đẳng cần thơ (Trang 46 - 48)

chưa cao. Mặc dù các em có quan tâm tới nhu cầu của đối tượng giao tiếp, nhưng để kết hợp nhu cầu

của mình và đối tượng giao tiếp còn gặp khó khăn. Trên 50% SV cho rằng không hoàn toàn biết kết

hợp nhu cầu của bản thân mình với người khác. Trong cuộc sống thì hầu hết các mối quan hệ mà

chúng ta đang vận hành nó là mối quan hệ có qua có lại, có nhận thì phải có cho đi. Từ mối quan hệ

nhằm mục đích vật chất đến tình cảm, từ mối quan hệ thân tình đến sơ giao. Trong giao tiếp chúng ta

biết điều hoà, kết hợp sở thích của mình với người khác thì chứng tỏ người đó đã hiểu biết quy tắt này.

Cổ nhân có dạy: “Biết mình biết người trăm trận trăm thắng”. Cũng có rất nhiều người luôn muốn được

cho mình, thoả ham muốn của mình mà quên đi nhu cầu, lợi ích của người khác. Những người như thế

này sẽ không có được mối quan hệ thân tín, mà chỉ có mối quan hệ lợi dụng qua lại. Thế nhưng, có

những lợi ích chúng ta có thể dành, nhường cho người khác, nhưng có những lợi ích không thể. Điều

quan trọng là chúng ta phải biết kết hợp hài hoà nhu cầu, sở thích của mình và đối tượng giao tiếp như

thế nào. Để làm được điều này, trong giao tiếp, điều đầu tiên chúng ta phải biết đối tượng giao tiếp của

mình thích gì, muốn gì. Có lẽ việc hiểu biết những chuyện riêng tư của người khác làm cho các em có

điều kiện tìm hiểu nhu cầu và sở thích của đối tượng chính xác hơn. Qua số liệu thu được thì trong đó

có: 58,2% SV thấy thú vị khi quan tâm tới việc riêng của người khác và 35% SV cho rằng đôi khi thấy

thú vị khi tìm hiểu việc riêng của người khác.

Song, không phải các em quan tâm đến tất cả mọi người, mọi việc mà người khác làm và mọi

vấn đề nơi đối tượng giao tiếp. Chỉ 5,8% SV quan tâm đến nhiều việc mà người khác quan tâm.

Biểu đồ 2.5:

Qua số liệu được trình bày ở biểu đồ trên thấy rằng:

Chỉ có 13,5% SV có tham vọng, 58,5% SV cho biết không có và gần 30% SV đôi khi có ý muốn

làm người đóng vai trò chủ chốt. Đây cũng là thực trạng tôi quan sát được trong quá trình giảng dạy.

Một trong những nguyên nhân là do người đóng giữ vai trò chủ chốt có những công việc chiếm nhiều

thời gian của việc học mà không thấy mang lại lợi ích nào trước mắt. Có SV suy nghĩ rằng đóng vai trò

chủ chốt trong lớp chỉ mất công đi photocoppy tài liệu cho lớp, khoa có phong trào gì thì mất thời gian

liên hệ khoa và phòng quản lý SV thôi.

Các em không nhìn thấy được vai trò của môi trường mà các em đang sống. Nơi đây chính là

một xã hội thu nhỏ để các em học tập và thực hành KNGT, KN quản lý người khác.

Tự tin trong trò chuyện là yếu tố quan trọng để dẫn dắt người khác, nhưng đến 60,8% SV cho

biết đôi khi thiếu tự tin và 10% SV cho rằng mình hoàn toàn không tự tin trong vấn đề này. Chính vì

vậy, chỉ có 27,0% cho biết các em giữ vai trò tích cực trong giao tiếp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

KỸ NĂNG ĐIỀU KHIỂN QUÁ TRÌNH GIAO TIẾP

21 .2 12.9 11.3 1 3.2 12.9 11.3 1 3.2 58 .5 55.6 62.1 6 0.1 28 60.8 47.6 3 7.9 16 .7 27 6 0.8 2 6 13.5 42 .8 6 .4 18 .6 30.9 28 3 3.8 26 .4 0 10 20 30 40 50 60 70 a b c d e f g h % ThấpTbình Cao

Một phần của tài liệu Kỹ năng giao tiếp của sinh viên sư phạm trường cao đẳng cần thơ (Trang 46 - 48)