Trong thời kỳ 2005-2010, Việt Nam sẽ có những bớc đi cơ bản để hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Đó là giảm mạnh thuế nhiều mặt hàng xuống mức 0-5%; gỡ bỏ hàng loạt hàng rào phi quan thuế; mở rộng cửa cho các doanh nghiệp nớc ngoài đầu t vào Việt Nam, đặc biệt là vào lĩnh vực dịch vụ. Quá trình gia nhập AFTA, WTO và thực hiện Hiệp định thơng mại Việt Mỹ mang lại cho Việt Nam nói chung, Hà Nội nói riêng rất nhiều cơ hội và không ít thách thức. Lĩnh vực dịch vụ Thủ đô sẽ phát triển vợt bậc, nhất là các dịch vụ chất lợng cao, các dịch vụ mới theo phân loại của WTO. Với tầm nhìn 2020, dịch vụ Thủ đô cần phải và sẽ trở thành động lực thúc đẩy và hớng dẫn sự phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội theo hớng kinh tế tri thức. Dự báo các xu hớng chủ yếu là:
+ Dân số Thủ đô sẽ tăng lên đáng kể khoảng 4-5 triệu ngời với GDP bình quân đầu ngời trên mức 1.500 USD/ năm vào năm 2010. Số lợng ngời làm việc trong các doanh nghiệp cổ phần hoá, các doanh nghiệp có vốn đầu t nớc ngoài với thu nhập khá cao sẽ tăng mạnh. Lợng ngời nớc ngoài vào Việt Nam để làm việc, học tập, để kinh doanh, du lịch...cũng nhiều hơn, đòi hỏi đợc phục vụ với dịch vụ chất lợng cao. Tựu trung, thị trờng dịch vụ dành cho ngời có thu nhập cao và thị trờng dịch vụ dành cho ngời có thu nhập thấp đều phát triển mạnh trong thời gian tới. Trong đó, các nhu cầu về dịch vụ giao thông công cộng, hạ tầng đô thị và cấp thoát nớc; xử lý rác thải và ô nhiễm môi trờng, sẽ ngày càng có yêu cầu cao hơn.…
+ Các doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế, khách hàng lớn tiềm năng của các ngành dịch vụ, cũng sẽ phát triển mạnh. Nhiều công nghệ mới, nhiều phơng thức sản xuất kinh doanh mới của các khách hàng tiềm tàng này đòi hỏi số lợng và chất lợng dịch vụ phục vụ kinh doanh cao hơn, kịp thời hơn, đồng bộ hơn.
+ Các nhà cung cấp dịch vụ sẽ tăng nhanh về số lợng và chất lợng, đa dạng về thành phần. Nhiều doanh nghiệp nhà nớc cổ phần hoá, sáp nhập tạo nên các tổng công ty có quy mô lớn, có khả năng huy động vốn nhanh, linh hoạt trong đổi mới và đa dạng hoá các loại hình dịch vụ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Các doanh nghiệp t nhân trong nớc và doanh nghiệp 100% vốn nớc ngoài xuất hiện ngày càng nhiều. Trong khuôn khổ các hiệp định thơng mại với Mỹ, EU, Nhật, Trung quốc, Nga... và nhất là khi Việt Nam trở thành thành viên WTO, các rào cản phi quan thuế sẽ đợc gỡ bỏ nhanh. Các doanh nghiệp này sẽ đợc kinh doanh nhiều hoạt động dịch vụ với công nghệ hiện đại và nhân lực có trình độ chuyên môn và quản lý cao.
Sự hợp tác và cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ sẽ phát triển mạnh. Đó là sự hợp tác trong cùng lĩnh vực dịch vụ giữa các doanh nghiệp trong cùng sử dụng mạng lới phân phối, cơ sở vật chất, thông tin nh dịch vụ tài chính ngân hàng, bu chính viễn thông... Sự hợp tác cũng sẽ phát triển giữa các ngành dịch vụ. Du lịch sẽ không thể phát triển tốt nếu giao thông không thuận lợi hoặc dịch vụ tài chính hạn chế. Dịch vụ thẻ thanh toán ngân hàng sẽ nhanh chóng mở rộng thị phần với nhiều các doanh nghiệp và cửa hàng chấp nhận hình thức này.
Đó còn là sự hợp tác giữa các doanh nghiệp dịch vụ Trung ơng, Hà Nội và các địa phơng khác trên địa bàn Thủ đô theo quan hệ liên ngành - liên vùng. Các doanh nghiệp này vừa cạnh tranh về chất lợng và giá cả dịch vụ, vừa hợp tác để tránh chồng chéo, lãng phí dẫn đến tăng giá thành.
+ Thị trờng dịch vụ chuyên biệt với các sản phẩm đặc thù, cùng với đội ngũ nhân lực có trình độ chuyên môn cao sẽ ngày càng mở rộng đáp ứng một cách nhanh chóng yêu cầu đa dạng của các nhóm khách hàng. Trong đó có cả thị trờng dịch vụ cho nông nghiệp - nông thôn sẽ phát triển nhanh chóng, đặc biệt là thị trờng giống, thức ăn gia súc, phân bón, thuốc bảo vệ và dịch vụ bảo hiểm…