Thị trường EU

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu và nâng cao khả năng cạnh tranh của giày dép việt nam trên thị trường thế giới (Trang 91 - 94)

3. Các giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu và nâng cao khả năng

3.1.1Thị trường EU

Thị trường EU vẫn là thị trường chủ yếu của các doanh nghiệp ngành giày Việt Nam, hiện nay chưa bị định hạn ngạnh và được EU tiếp tục cho hưởng qui chế ưu đãi thuế quan phổ cập. Tuy nhiên, giày dép Việt Nam

xuất khẩu sang EU tăng khá nhanh trong thời gian qua và đã chiếm 20% tổng khối lượng nhập khẩu vào EU. Trong thời gian tới, nếu cứ tiếp tục tăng nhanh như những năm vừa qua sẽ gặp phải những bất lợi do EU có chính sách bảo hộ ngành công nghiệp giày các nước trong cộng đồng, nếu tăng đến mức độ nào đó sẽ bị EU áp dụng hạn ngạch hoặc đưa ra khỏi danh sách các nước được hưởng ưu đãi GSP.

Ngoài ra, do làn sóng nhập khẩu giày dép rẻ tiền vào EU tăng mạnh làm mất tính cạnh tranh của giày dép trong EU, đặc biệt giày dép từ các nước châu Á mà theo EU thì những nước này lại bảo hộ nền sản xuất trong nước của họ không cho xuất khẩu tràn vào thông qua biện pháp thuế. Ví dụ : thuế nhập khẩu của một số nguồn cung cấp chủ yếu vào EU như Trung Quốc thuế là 25%, Việt Nam 50%, ngoài ra, các nước này còn áp dụng một loạt các hàng rào phi thuế quan. Trong khi đó, thuế nhập khẩu giày vào EU chỉ từ 4,6 - 12%. Vì vậy, hiện nay ngành giày EU đang thúc giục mạnh mẽ và yêu cầu các nước phải nhanh chóng hài hoà thuế nhập khẩu và xoá bỏ hàng rào phi thuế quan và đặc biệt đối với các nước chưa phải là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO sẽ không được hưởng những ưu đãi nếu không có sự nhân nhượng.

Một yêu cầu khác của ngành công nghiệp giày EU là các điều kiện cạnh tranh phải bình đẳng và tuân thủ đúng công ước của tổ chức lao động thế giới ILO về xoá bỏ lao động trẻ em trong ngành giày và về sức khoẻ, môi trường và an toàn lao động. Trước tình hình đó, ngành công nghiệp giày Việt Nam cần có những giải pháp thích hợp trong thời gian tới, trước mắt đến 2005 cần phải :

Để có thể tiến tới sản xuất và xuất khẩu giày bảo hộ lao động, các doanh nghiệp cần nắm vững các tiêu chuẩn kĩ thuật và đáp ứng các yêu cầu về nhập khẩu do EU qui định đối với giày bảo hộ lao động. Và để tiếp tục

được hưởng ưu đãi thuế quan GSP thì các doanh nghiệp ngành giày Việt Nam vẫn phải cố gắng để đáp ứng đầy đủ các qui định về tiêu chuẩn xuất xứ cũng như tăng cường nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng xu hướng nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng châu Âu và nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Mặt khác cần tăng cường tiếp cận trực tiếp với các nhà nhập khẩu châu Âu, nhằm giảm bớt kênh trung gian, tăng hiệu quả kinh tế.

Duy trì và phát triển xuất khẩu các sản phẩm giày dép sang EU theo phương thức tăng giá trị : Trong những năm qua, Việt Nam xuất khẩu sang EU số lượng lớn giày dép (189,67 triệu đôi năm 2001) nhưng phần lớn là giày giá rẻ, giá trị gia tăng thấp. Để đạt được mục tiêu trên cần tăng cường đầu tư chiều sâu, cải tiến chất lượng, đầu tư thêm dây chuyền máy móc thiết bị sản xuất giày da nam nữ cao cấp đồng thời giảm tỉ lệ sản xuất và xuất khẩu những sản phẩm có giá rẻ.

Đón đầu phát triển giày bảo hộ lao động phù hợp với xu hướng của các nước Tây Âu dịch chuyển sản xuất giày bảo hộ lao động sang các nước đang phát triển. Hiệp hội da giày cần có sự tuyên truyền và hướng dẫn cho các doanh nghiệp về những qui định của châu Âu khi các doanh nghiệp muốn xuất khẩu loại giày này (bao gồm giày an toàn, giày bảo vệ, giày phục vụ chuyên ngành,... ) vào thị trường châu Âu.

Tăng cường xuất khẩu trực tiếp sang EU thông qua việc thiết lập mối quan hệ với các kênh phân phối là những nhà bán buôn và nhập khẩu EU. Thời gian qua, các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu gia công thông qua đối tác trung gian. Xu hướng của các nhà nhập khẩu EU là mong muốn được thiết lập quan hệ buôn bán trực tiếp với các nhà sản xuất và xuất khẩu Việt Nam, vì qua trung gian, các nhà nhập khẩu EU và xuất khẩu Việt Nam bị thiệt khoảng 20 - 25%. Chính vì vậy, ngày càng nhiều khách hàng EU sang

Việt Nam làm việc trực tiếp với các nhà sản xuất và xuất khẩu Việt Nam. Các doanh nghiệp nên đẩy mạnh giao tiếp trực tiếp, đáp ứng yêu cầu khách hàng.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu và nâng cao khả năng cạnh tranh của giày dép việt nam trên thị trường thế giới (Trang 91 - 94)