Cạnh tranh về giá cả

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu và nâng cao khả năng cạnh tranh của giày dép việt nam trên thị trường thế giới (Trang 63 - 68)

3 Tình hình xuất khẩu và khả năng cạnh tranh của giày dép Việt Nam

3.2.2 Cạnh tranh về giá cả

Về giá cả, do các doanh nghiệp làm gia công là chủ yếu, nên nhiều doanh nghiệp mới chỉ xác định được giá gia công cho sản phẩm, không xác định được giá thành phẩm, vì vậy chưa tự xây dựng cho doanh nghiệp một chiến lược giá FOB (trừ các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu trực tiếp). Khi đàm phán kí kết hợp đồng doanh nghiệp cũng chỉ bàn bạc trên cơ sở giá gia công. Tác động đến giá giày dép xuất khẩu chủ yếu là nhóm nguyên nhân xuất phát từ điều kiện chủ quan và từ cơ chế chính sách, cụ thể là :

Giá cả đầu vào của sản xuất

Chi phí nguyên phụ liệu : Việc phụ thuộc quá nhiều vào phía nước ngoài về thị trường và nguồn nguyên liệu đã khiến cho ngành giày không phát triển ngành công nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu phục vụ cho chính mình. Điều này dẫn đến khó khăn cho ngành giày để có thể cạnh tranh về chi phí. Chi phí nhập khẩu đầu vào cao khiến cho sản phẩm giày giảm sức cạnh tranh hấp dẫn. Các doanh nghiệp phải nhập khẩu nguyên liệu nên lợi nhuận từ nguồn lao động giá rẻ không thể bù đắp nổi các chi phí phụ trội vì nhập khẩu, làm cho ngành giày bị giảm sức cạnh tranh.

Chi phí nhân công : Mức thu nhập bình quân của người lao động nước ta còn thấp so với các nước trong khu vực, đây là một lợi thế để làm giảm chi phí sản xuất nhằm tạo ra sức cạnh tranh trên thị trường.

Bảng 12 : Giá nhân công của một số nước sản xuất giày

Đơn vị : USD/giờ

Nước 1997 1998 1999 2000

Việt Nam 0,30 0,34 0,34 0,35

Hongkong 5,42 4,69 4,92 6,16 Đài Loan 5,89 5,44 5,70 5,98 Hàn Quốc 7,22 3,36 3,53 3,70 Indonesia 0,44 0,28 0,29 0,31 Thái Lan 1,64 0,84 0,88 0,92 Malaysia 1,88 1,25 1,31 1,37 Philippine 1,23 0,94 0,99 1,04 Mỹ 18,24 19,15 20,11 21,11 Italia 16,72 17,55 18,43 19,35

Nguồn : Bản tin công nghiệp da giày Việt Nam

Bảng 12 trên đây trình bày giá nhân công của một số nước sản xuất giày trong đó có 5 nước ASEAN là Việt Nam, Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Philippine cùng với 4 đối thủ cạnh tranh trực tiếp của nước ta là Trung Quốc, Hongkong, Đài Loan, Hàn Quốc, ngoài ra còn có 2 quốc gia đứng đầu về sản xuất và xuất khẩu giày của châu Mỹ và châu Âu là Mỹ và Italia. Qua đó ta thấy rằng : giá nhân công của Việt Nam năm 1997 là 0,3 USD/giờ, thấp nhất so với các nước sản xuất giày chủ yếu. Năm 1998, 1999, 2000 với mức 0,34 và 0,35 USD/giờ, giá nhân công nước ta chỉ cao hơn Indonesia và cao hơn không đáng kể (0,04 USD/giờ vào năm 2000). Giá nhân công của Việt Nam chưa bằng 2/3 giá nhân công của Trung Quốc, bằng 1/3 giá nhân công của Philippine, 1/15 giá nhân công của Hongkong và 1/60 giá nhân công của Mỹ.

Khấu hao máy móc thiết bị : Thiết bị sản xuất trong nước có giá bán từ 50 - 70% so với giá nhập khẩu nhưng chất lượng thiếu ổn định và tuổi thọ không cao. Thiết bị nhập khẩu, ngược lại, có giá cao nhưng tuổi thọ và độ ổn định cũng rất cao. Vì vậy, nếu tính khấu hao thì không có sự khác

nhau lớn về mặt chi phí và nước ta cũng không có lợi thế nhiều hơn các đối thủ cạnh tranh.

Với các chi phí chính như trên, khung giá FOB tương ứng với các

sản phẩm giày dép Việt Nam xuất khẩu như sau31 :

Giày vải : 1,0 - 3,2 USD/đôi Giày thể thao : 4,5 - 26 USD/đôi Giày nữ : 2,5 - 6,0 USD/đôi Xăng đan : 1,0 - 3,5 USD/đôi

Cước phí vận chuyển

Giày dép thường được đóng trong container phù hợp với vận chuyển đường biển. Cước phí đi các cảng châu Âu :

Container 20'' : 1250 - 1300 USD/ctn. Container 40'' : 2350 - 2400 USD/ctn Cước phí đi các cảng Nhật Bản :

Container 20'' : 650 USD/ctn. Container 40'' : 1100 USD/ctn Cước phí đi các cảng của Mỹ :

Từ Hải Phòng đi các bờ Tây : Container 20'' : 2050 USD/ctn.

Container 40'' : 2700 - 2800 USD/ctn. Từ Hải Phòng đi các bờ Đông :

Container 20'' : 3000 USD/ctn.

Container 40'' : 4050 - 4150 USD/ctn. Từ Sài Gòn đi các bờ Tây :

Container 20'' : 1750 USD/ctn.

Container 40'': 2200 - 2400 USD/ctn. Từ Sài Gòn đi các bờ Đông :

Container 20'' : 2365 USD/ctn. Container 40'' : 3190 - 3530 USD/ctn

Thuế nhập khẩu

Trong lĩnh vực thuế, để khuyến khích sản xuất hàng xuất khẩu, Nhà nước đã cho phép các doanh nghiệp khi nhập nguyên vật liệu cho hàng gia công không phải tính thuế, nguyên vật liệu nhập theo phương thức mua nguyên liệu, bán thành phẩm thì phải tính thuế, khi xuất hàng thì được thoái thu. Các mặt hàng giày dép xuất khẩu đều có thuế suất bằng 0%. Vì vậy, mối quan tâm hàng đầu về thuế chính là thuế nhập khẩu trên các thị trường.

Thị trường EU : Giày dép Việt Nam nhập khẩu vào EU được hưởng ưu đãi thuế theo hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập GSP, mức thuế GSP bằng 70% mức thuế thông thường (mức thuế thông thường từ 8 - 17%) vì vậy thuế GSP đối với sản phẩm giày dép từ 5,6 - 11,9%. Nếu không được ưu đãi, thuế suất sẽ là 30 - 35% tuỳ theo từng loại sản phẩm. Trong khi đó, hàng của một số nước như Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia không tiếp tục được hưởng GSP của EU hoặc bị định hạn ngạch, đặc biệt là giày dép Trung Quốc với thị phần quá lớn tại EU. Điều này được xác định rất rõ trong chính sách GSP của EU "Quốc gia nào xuất khẩu vượt mức 25% tổng mức xuất khẩu của tất cả các nước được thụ hưởng GSP đối với một sản phẩm cụ thể thì không được hưởng GSP đối với sản phẩm đó".

Thị trường Mỹ : Ngày 11/12/2001, Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ đã chính thức có hiệu lực. Việt Nam và Mỹ dành cho nhau đãi ngộ Tối huệ quốc hay còn gọi là Quan hệ thương mại bình thường. Điều này có nghĩa là Mỹ cam kết dành cho sản phẩm giày dép nhập khẩu từ Việt Nam sự đối xử về thuế nhập khẩu, các loại phí đánh vào hàng hàng nhập khẩu ngang bằng với mức mà Mỹ đã, đang và sẽ dành cho sản phẩm giày dép

xuất khẩu tương tự từ bất kì một nước thứ 3 nào khác, và ngược lại. Như vậy là sản phẩm giày dép của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ được hưởng thuế suất MFN, thay vì thuế suất phổ thông như trước (thường cao hơn thuế suất MFN tới trung bình 60%). Và giày dép nước ta sẽ được hưởng mức giảm thuế nhập khẩu đáng kể này.

Thị trường Nhật Bản : Giữa Việt Nam và Nhật Bản đã dành cho nhau qui chế tối huệ quốc, vì vậy giày dép xuất khẩu sang Nhật được hưởng mức thuế ưu đãi. Tuy nhiên, hàng giày dép của Trung Quốc cũng như các nước ASEAN khác đều được hưởng mức thuế suất MFN. Do vậy, điều kiện cạnh tranh là tương đương.

Thị trường Trung Quốc : Tháng 11/2001, Trung Quốc là thành viên chính thức của WTO. Cùng với sự kiện này, Trung Quốc tiến hành giảm thuế nhập khẩu đối với sản phẩm giày dép. Thuế suất nhập khẩu cơ sở của nước này đối với tất cả các sản phẩm giày dép đều là 25%. Tuy nhiên, Trung Quốc chỉ chấp nhận giảm từ 2% - 4% mức thuế này để giữ mức thuế suất nhập khẩu ràng buộc ở 24% hoặc 24,5%. Chỉ các nguyên liệu hoặc sản phẩm là bộ phận của giày dép mới được giảm xuống mức 15%. Như vậy, thuế suất nhập khẩu đối với sản phẩm giày dép của Trung Quốc vẫn ở mức khá cao. Cơ hội trực tiếp mở ra với hàng giày dép Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc không được cải thiện đáng kể so với hiện nay.

Thị trường ASEAN : Để xây dựng Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN các nước thành viên đã cam kết thực hiện Hiệp định về Chương trình Ưu đãi Thuế quan có hiệu lực chung (CEPT). Vì gia nhập ASEAN và thực hiện CEPT muộn hơn các thành viên cũ nên thời gian thực hiện CEPT của Việt Nam được kéo dài tương ứng. Vì vậy, so với các nước ASEAN khác, Việt Nam duy trì mức thuế nhập khẩu cao hơn trong thời gian dài

hơn. Do đó, trong một vài năm tới, cơ hội cho các sản phẩm giày dép của Việt Nam tại thị trường các nước ASEAN, đặc biệt là Singapore sẽ thuận lợi. Các thị trường này sẽ mở cửa sớm với thuế suất thấp trong khi ngành giày dép trong nước vẫn tạm thời được bảo hộ đến khoảng 2004 - 2005. Sau thời gian đó, khi thuế suất của Việt Nam và các nước cùng thấp từ 0% - 5% thì cơ hội này không còn nữa

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu và nâng cao khả năng cạnh tranh của giày dép việt nam trên thị trường thế giới (Trang 63 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w