Xu hướng phát triển của ngành giày dép thế giới

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu và nâng cao khả năng cạnh tranh của giày dép việt nam trên thị trường thế giới (Trang 28 - 33)

3.1 Xu hướng sản xuất

Sản xuất giày dép là một quá trình sử dụng nhiều lao động. Vì thế, xét về mặt kinh tế, xu hướng phát triển của ngành giày dép thế giới là ngày càng tăng tỉ lệ sản xuất giày dép tại các nước có giá thành lao động thấp, điển hình là các nước đang phát triển.

Từ khi xuất hiện sự dịch chuyển sản xuất giày dép từ những nước phát triển sang các nước công nghiệp mới tiếp đó là các nước đang phát triển, châu Á trở thành khu vực sản xuất giày dép chủ yếu của thế giới. Phần đóng góp của châu Á trong tổng sản lượng giày dép thế giới tăng mạnh trong những năm gần đây từ 63% năm 1993 lên 73,9% năm 1999, trong đó có sự đóng góp đáng kể của các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia, Việt Nam... Trong khi đó tại các nước phát triển, sản lượng ngày càng giảm, tỉ trọng của các nước Tây Âu đã giảm từ 16% năm 1980 xuống còn 10,2% năm 1995 và 8,4% năm 1999, các nước Đông Âu giảm từ 20% xuống 9% và 2%, các nước Bắc và Trung Mỹ giảm từ 9% xuống 5%

và 3,8%, châu Phi và châu Đại Dương giảm từ 5% xuống 3,3% và 0,1%14.

Theo các chuyên gia trong ngành giày dép, đến năm 2005, sản lượng giày dép thế giới sẽ đạt 14 tỉ đôi, năm 2010 đạt 16 tỉ đôi trong đó có 3,4

triệu đôi giày da. Phần lớn các ý kiến cho rằng sản lượng giày dép ở các nước công nghiệp phát triển sẽ tiếp tục giảm, bên cạnh đó là sự phát triển mạnh mẽ của các nước đang phát triển. Cơ sở của những dự báo này là : Thứ nhất, ở các nước đang phát triển như Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Thái Lan, Braxin, Mexico... nguồn nguyên vật liệu đa dạng được tận dụng khai thác triệt để. Thứ hai, chi phí lao động thấp đem lại cho các nước đang phát triển những lợi thế mà công nghệ cao ở các nước phát triển khó có thể chống đỡ. Thứ ba, các nước đang phát triển đang phát huy tối đa lợi thế của các chính sách như chính sách trợ giá, ưu đãi về thuế, đồng thời tận dụng triệt để qui chế tối huệ quốc MFN hay hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập GSP mà các nước phát triển dành cho họ.

Bảng 3 dưới đây trích dẫn dự đoán đăng trên tạp chí World Footwear tháng 1 và 2 năm 1999. Theo đó, đến năm 2005, dân số toàn cầu sẽ vào khoảng 7,1 tỉ người và sản lượng giày dép sẽ đạt 14,601 tỉ đôi. Châu Á vẫn là khu vực thống trị thị trường giày thế giới, chiếm hơn 75% tổng sản lượng (hơn 10,6 tỉ đôi), tiếp theo là châu Âu chiếm 10,8% (hơn 1,5 tỉ đôi), Mỹ La Tinh 6,1% (864 triệu đôi), Bắc Mỹ và Trung Mỹ 4,8% (670 triệu đôi), châu Phi và châu Úc gần 3% (386 triệu đôi).

Bảng 3 : Dự báo sản xuất toàn cầu năm 2005

Khu vực Sản lượng (triệu đôi) Tỉ trọng (%)

Châu Á và Viễn Đông 10623 75,55

Châu Âu 1518 10,80

Nam Mỹ 864 6,14

Bắc và Trung Mỹ 670 4,77

Châu Phi 369 2,62

Nam Thái Bình Dương 17 0,12

Nguồn : World Footwear Jan/Feb 1999

Cũng theo Liên đoàn Công nghiệp Giày châu Âu, đến năm 2010, sản xuất sẽ tiếp tục bị các nước châu Á thống trị, chiếm 75 - 80% tổng sản lượng giày thế giới, tiếp theo là châu Âu chiếm 11 - 12%, Mỹ La tinh 6 - 7%, Bắc Mỹ và Trung Mỹ chiếm 4,5 - 5%, châu Phi và châu Úc 2,5 - 3%

3.2 Xu hướng tiêu thụ

Dự báo về sản lượng và phân vùng tiêu thụ giày dép thế giới trong thời gian tới được trình bày trong bảng 4 dưới đây. Theo đó thì đến năm 2005 toàn thế giới sẽ tiêu thụ khoảng 14,343 tỉ đôi giày dép các loại. Châu Á (gồm cả viễn Đông) sẽ tiêu thụ một lượng giày dép là 6,28 tỉ đôi (chiếm 43,8% sản lượng tiêu thụ toàn cầu), gần bằng châu Âu và Nam Mỹ cộng lại (6,74 tỉ đôi, 47%). Trong khi đó thì các khu vực khác, bao gồm Bắc và Trung Mỹ, châu Phi và Nam Thái Bình Dương chỉ tiêu thụ 1,342 tỉ đôi, chiếm 9,2% sản lượng toàn cầu.

Bảng 4 : Dự báo tiêu thụ toàn cầu năm 2005

Khu vực Sản lượng (triệu đôi) Tỉ trọng (%)

Châu Á và Viễn Đông 6.280 43,8

Châu Âu 3.574 24,9

Nam Mỹ 3.165 22,1

Khu vực khác 1.342 9,2

Toàn cầu 14.343 100

Nguồn : World Footwear Jan/Feb 1999

Số lượng giày dép tiêu thụ trên thế giới phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như tốc độ tăng dân số hàng năm, mức tăng thu nhập có tính đến yếu tố giá cả. Dự báo dân số thế giới sẽ tăng mạnh từ nay đến 2010 và làm tăng nhu cầu tiêu dùng giày. Theo phân tích, dự báo dân số toàn cầu năm 2005 là 7,078 tỉ người và sản lượng giày dép thế giới sẽ đạt 14,061 tỉ đôi15.

Bên cạnh đó, khi mức thu nhập ngày càng cao, ngoài nhu cầu về ăn thì con người rất coi trọng cái mặc trong đó có giày dép. Vì vậy, mức tiêu thụ giày dép bình quân đầu người ngày càng lớn, yêu cầu chất lượng ngày càng cao, đồng thời có sự lựa chọn kĩ hơn về chủng loại, mẫu mã, kiểu dáng mang tính thời trang gắn với thị hiếu, thói quen tiêu dùng và đời sống văn hoá của từng nước. Đối với từng khu vực kinh tế và thương mại khác nhau, thị hiếu tiêu dùng giày dép cũng biến đổi vô cùng đa dạng và phong phú. Xu hướng tiêu dùng của từng quốc gia, khu vực, nhất là các thị trường truyền thống và tiềm năng của giày dép giày dép Việt Nam sẽ được phân tích cụ thể trong những phần tiếp theo của khoá luận này.

3.3 Xu hướng cạnh tranh

Cạnh tranh là một đặc trưng nổi bật của ngành giày thế giới từ trước đến nay. Xu hướng cạnh tranh của thị trường giày dép thế giới là luôn luôn đổi mới về công nghệ, thiết bị, tổ chức sản xuất, chất lượng, sáng tạo mẫu mốt để có những sản phẩm độc đáo, hoàn thiện về thẩm mỹ và đưa hàng thật nhanh ra thị trường.

Ngoài ra, cạnh tranh về giá cả luôn diễn ra gay gắt tại các nước sản xuất và xuất khẩu giày trên thế giới mà điển hình là tại các nước châu Á nơi có tiềm năng lớn nhất về công nghiệp sản xuất giày. Với một lượng nhân công dồi dào, chi phí nhân công thấp, các nước châu Á đã tạo ra những sản phẩm mang tính cạnh tranh cao và tiêu biểu là Trung Quốc. Trung Quốc hiện nay đang là nước đứng đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu giày. Giày dép của họ có mặt ở khắp mọi nơi trên thế giới, luôn chiếm vị trí số một về thị phần xuất khẩu tại các thị trường lớn như EU, Mỹ, Nhật Bản,...

Giày dép là mặt hàng mang tính thời vụ và tính hợp thời trang. Mặt khác tại nhiều quốc gia phát triển, hệ thống kho được điều khiển chính xác

theo thời gian cụ thể, nên hàng cần phải được giao đúng hạn, nếu không lô hàng rất dễ bị từ chối. Vì thế, ngoài cạnh tranh về giá cả và chất lượng, ngày nay cần cạnh tranh cả trên phương diện thời hạn giao hàng.

Trước một thị trường giày dép thế giới đa dạng, phong phú và linh hoạt, trước tình hình sôi động của sản xuất và tiêu thụ mặt hàng giày dép thế giới, ngành công nghiệp giày dép Việt Nam đã có những bước tiến như thế nào để có tên trong danh sách 10 nhà sản xuất và xuất khẩu hàng đầu của thế giới và còn phải tiếp tục phát triển ra sao để giữ vững, củng cố và vươn lên trong danh sách này, điều này xin được trình bày cụ thể trong hai chương tiếp theo của khoá luận.

Chương 2

NGÀNH CÔNG NGHIỆP DA GIÀY VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu và nâng cao khả năng cạnh tranh của giày dép việt nam trên thị trường thế giới (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w