Nguyên phụ liệu

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu và nâng cao khả năng cạnh tranh của giày dép việt nam trên thị trường thế giới (Trang 37 - 40)

2. Thực trạng sản xuất của ngành công nghiệp da giày Việt Nam

2.1.2 Nguyên phụ liệu

Thực trạng cung ứng nguyên vật liệu cho ngành da giày hiện nay đang bị lệ thuộc quá nhiều vào nguyên vật liệu đầu vào từ nước ngoài, do đó làm mất đi rất nhiều lợi thế sẵn có về nhân công rẻ, về sự ưu đãi do thị trường các khu vực phát triển đưa lại, về đa dạng hoá phẩm cấp mặt hàng.

Khó khăn lớn nhất hiện nay của ngành là đảm bảo cung cấp đủ nguyên liệu với chất lượng chấp nhận được. Các nguyên liệu cho ngành da giày có thể được chia thành các nhóm chủ yếu gồm da, vải, giả da, đế giày, cao su, phụ liệu.

Da :Ở Việt Nam, ngành da vô cùng yếu kém. Theo Bộ Công nghiệp

thuộc da chưa đáp ứng được 10% nhu cầu và hiện chỉ hoạt động được 25% công suất do thiếu nguyên liệu. Hàng năm, Việt Nam chỉ có thể cung cấp

5000 tấn da bò và 100 tấn da trâu18 nhưng nguồn nguyên liệu nội địa không

được tận dụng hoặc giá trị xuất khẩu thấp. 60% nguồn da này được xuất sang Trung Quốc hoặc Thái Lan. Phần còn lại không đủ tiêu chuẩn sản xuất hàng xuất khẩu. Nguyên nhân là da nhỏ, bề mặt xấu do khâu chăn nuôi, giết mổ, lột da và bảo quản da sống chưa đúng kĩ thuật. Vì thế các công ty giày không thể nhận hợp đồng giày da với hình thức mua đứt bán đoạn. Hiện nay, ở Việt Nam chỉ có hai nơi sản xuất da thuộc đạt yêu cầu xuất khẩu là da Meko ở Cần Thơ và da Sài Gòn.

Vải : Ngành dệt Việt Nam hiện nay vẫn chưa đủ khả năng cung cấp

nguyên liệu đầu vào cho ngành giày, mặc dù năng lực của ngành dệt trong nước là rất lớn (450 triệu mét vải thoi, không kể 350 triệu mét do công ty

nước ngoài sản xuất, 15.000 tấn sản phẩm dệt kim)19. Việt Nam có thể sản

xuất các loại vải bạc 100% coton, vải colico làm phần trên đôi giày vải, giày thể thao cấp thấp, vải lót... Tuy nhiên chưa dệt được các loại vải giày đặc trưng, chưa đa dạng về chủng loại. Vì vậy, nếu sản xuất giày cao cấp hơn một chút phải nhập vải ngoại từ nước ngoài.

Simili (giả da) : Tất cả simili có bán trên thị trường vật tư giày da chủ yếu nhập từ Đài Loan. Simili làm ở Việt Nam thường cứng và ít chịu nhiệt nên không dùng cho công nghệ lưu hoá. Việt Nam cũng có thể sản xuất được simili mỏng, mềm có thể dùng may lót hay trang trí giày thể thao nhưng lượng sử dụng ít, thay đổi mẫu mã liên tục nên các nhà máy giày thường nhập theo đơn hàng.

Đế giày : Đang phải nhập hầu như toàn bộ nguyên liệu để tạo ra đế ngoài, đế giữa, đế mặt và đệm mũi cho mũ giày. Các doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài với số vốn từ 7 triệu USD trở lên để sản xuất

giày thể thao đều phải có các dây chuyền sản xuất các loại đế từ các nguyên liệu thuần cao su và các loại cao su biến tính. Nói chung họ đã tự túc được các loại đế cần thiết cả cho giày cao cấp. Các doanh nghiệp trong nước chỉ tự cung cấp được các loại đế thuần cao su, một phần tấm nở xốp cho giày thể thao, một phần phôi nhựa dẻo cho gót, đế ngoài. Còn hầu hết các loại đế khác, các loại tăng cường gót, các loại đệm không khí, các chi tiết trang trí,... đang phải nhập hoặc đang né tránh sản xuất các loại giày có sử dụng các chi tiết định hình này.

Cao su : Đây là nguyên liệu được sử dụng trong ngành giày để sản xuất các chi tiết đế giày, keo dán. Cao su tự nhiên được khai thác từ mủ cây cao su, cao su tổng hợp được chế biến từ các chế phẩm của dầu hoả qua các quá trình trùng hợp. Trong quá trình chế biến các chi tiết giày, cao su được phối trộn với các phụ gia khác để tăng các tính năng mong muốn. Việt Nam là một trong những nước trồng nhiều cây cao su ở khu vực Đông Nam Á nên rất sẵn cao su tụ nhiên. Cao su tổng hợp thường dùng SBR, BR, Neopren (dùng trong keo dán) và các latex tổng hợp. Keo PVAC dùng để cán đúp vải Việt Nam phải nhập hoàn toàn.

Phụ liệu : Chưa có công ty quốc doanh chuyên cung ứng tổng hợp nguyên phụ liệu cho ngành giày. Hiện nay chủ yếu do một số doanh nghiệp tư nhân sản xuất cung ứng các phụ liệu có vốn đầu tư nhỏ như in mác, dây giày, khoen dán,... Còn các phụ liệu có vốn đầu tư lớn thường do những công ty có vốn đầu tư nước ngoài cung ứng, chất lượng ổn định, số lượng nhiều, giá cao, họ thường cung ứng cho các công ty liên doanh hay các công ty 100% vốn nước ngoài sản xuất giày nhưng năng suất chưa đủ đáp ứng hết. Các tư nhân Việt Nam cũng có thể làm được nhưng năng suất chất lượng không cao và không ổn định. Điều này gây trở ngại rất nhiều trong sản xuất hoặc phải tốn quá nhiều thì giờ và chi phí kiểm tra.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu và nâng cao khả năng cạnh tranh của giày dép việt nam trên thị trường thế giới (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w