Các chính sách Chính phủ dành cho hàng giày dép xuất khẩu

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu và nâng cao khả năng cạnh tranh của giày dép việt nam trên thị trường thế giới (Trang 47 - 50)

3 Tình hình xuất khẩu và khả năng cạnh tranh của giày dép Việt Nam

3.1.1 Các chính sách Chính phủ dành cho hàng giày dép xuất khẩu

Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội thời kì 2001 - 2010, Chính phủ luôn chú trọng đến việc đẩy mạnh đầu tư vào sản xuất hàng xuất khẩu nói chung và xuất khẩu giày dép nói riêng bằng cách ban hành các chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất và xuất khẩu giày dép phát triển.

Chính sách khuyến khích đầu tư

Đầu tư là một trong những chính sách quan trọng nhất bởi có đầu tư mới nâng được tốc độ phát triển. Với Luật đầu tư nước ngoài sửa đổi, các dự án nước ngoài đầu tư vào thuộc da sản xuất giày, dép đều thuộc diện ưu tiên, khuyến khích đầu tư và do đó được hưởng nhiều ưu đãi. Các thủ tục xin cấp giấy phép đầu tư được cải tiến, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam và các đối tác nước ngoài của ngành đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án. Luật khuyến khích đầu tư trong nước đã mở rộng và tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế đầu tư sản xuất kinh doanh, tạo thuận lợi cho ngành phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu.

Trong 5 năm 1996 - 2000, tổng vốn đầu tư cho ngành giày là 2.890 tỉ đồng. Dự kiến giai đoạn 2001 - 2005, tổng vốn đầu tư phát triển ngành từ nguồn trong nước là 7.564,7 tỉ đồng, trong đó đầu tư chiều sâu là 1.220,0 tỉ đồng. Giai đoạn 2006 - 2010, tổng nguồn vốn đầu tư trong nước là 8.862,9 tỉ đồng, trong đó đầu tư chiều sâu là 1.844,2 tỉ đồng. Ngoài ra, ngành giày dự kiến từ 2001 đến 2010 sẽ thu hút một lượng vốn đầu tư nước ngoài là 644,58 triệu USD21

Số vốn này sẽ được đầu tư vào các chương trình sau : Đầu tư phát triển công nghiệp thuộc da và nguyên phụ liệu khác trong đó các dự án thuộc da 1.022,0 tỉ đồng; các dự án nguyên phụ liệu khác (như giả da PVC và dự án da váng tráng PU) 3.581,53 tỉ đồng. Đầu tư đẩy nhanh tốc độ phát triển ngành giày : 9.946,3 tỉ đồng; Đầu tư các cụm công nghiệp chuyên ngành da giày : 1.800 tỉ đồng, dự kiến sẽ hình thành 3 cụm công nghiệp giày và nguyên phụ liệu, 1 ở phía Bắc và 2 cụm khác ở phía Nam, ngoài ra còn có một trung tâm thương mại chuyên ngành; Đầu tư phát triển khoa học công nghệ và đào tạo tại viện nghiên cứu da giày : 80 tỉ đồng trong đó đầu tư hạ tầng cơ sở của viện 50 tỉ đồng và đầu tư trang thiết bị cho xưởng thuộc da, sản xuất giày, hàng mềm và thiết kế mẫu mã giày 30 tỉ đồng. Ngoài ra, ngành còn dự định đầu tư phát triển lĩnh vực cơ khí da giày và một số lĩnh vực khác.

Chính sách thuế, lệ phí

Trong lĩnh vực thuế, để khuyến khích hàng xuất khẩu, Nhà nước đã cho phép các doanh nghiệp khi mua nguyên vật liệu cho hàng gia công không phải tính thuế, nguyên vật liệu nhập theo phương thức mua nguyên vật liệu, bán thành phẩm thì phải tính thuế, khi xuất hàng thì được thoái thu và thời gian hoàn thuế được kéo dài 270 ngày (không phải 90 ngày như trước đây). Các mặt hàng giày dép xuất khẩu đều có thuế suất bằng 0%

Ngày 26/07/2001, Chính phủ đã ban hành Quyết định 908/QĐ-TTg nhằm đẩy mạnh xuất khẩu, trong đó qui định việc miễn thu lệ phí hải quan, lệ phí hạn ngạch, giấy phép xuất khẩu, C/O đối với hàng xuất khẩu.

Chính sách khuyến khích xuất khẩu

Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ thời kì 2001 - 2010 đã nêu rõ định hướng đẩy mạnh xuất khẩu và mở rộng thị trường xuất khẩu các mặt hàng chủ lực theo hướng đa dạng hoá quan hệ buôn bán, duy trì tỉ

trọng xuất khẩu hợp lí vào các thị trường đã có của châu Á, đẩy mạnh xuất khẩu trực tiếp vào thị trường Mỹ, Tâu Âu, Nga và châu Phi.

Cụ thể hoá chiến lược này, các Bộ ngành đã ban hành nhiều chính sách nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp thuộc ngành da giày nói riêng xuất khẩu ra thị trường quốc tế.

- Quỹ Hỗ trợ xuất khẩu được thành lập, sử dụng và quản lí theo quyết định 195/1999/QĐ-TTg (27/09/1999) nhằm hỗ trợ khuyến khích đẩy mạnh việc xuất khẩu hàng hoá, mở rộng thị trường xuất khẩu, tăng sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam.

- Quyết định 46/2001/QĐ-TTg (04/04/2001) ban hành Cơ chế quản lí xuất nhập khẩu trong 5 năm 2001 - 2005. Điều này tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể chủ động bố trí kế hoạch sản xuất và kinh doanh trong một thời gian dài. Mặt khác, quyết định này cũng tạo ra hành lang thông thoáng hơn nhằm tháo gỡ những vướng mắc lâu nay các doanh nghiệp thường gặp theo cơ chế "xin- cho", giảm các biện pháp phi thuế quan, tăng các công cụ kinh tế phù hợp với tiến trình hội nhập của nước ta vào nền kinh tế khu vực và thế giới.

Tháng 5 năm 2001, Bộ Thương mại đã có văn bản đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép áp dụng một số giải pháp cấp bách hỗ trợ 7 mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong đó có da giày với biện pháp chính là tăng cường hình thức trợ cấp trực tiếp (trợ giá, bù lỗ) thông qua Quỹ hỗ trợ xuất khẩu. Tuy giai đoạn đầu chỉ có gạo, cafe, rau quả hộp và thịt lợn được hưởng chế độ thưởng này nhưng trong Nghị quyết bổ sung một số biện pháp điều hành kế hoạch kinh tế có nêu rõ đối với các mặt hàng xuất khẩu còn lại (da giày, dệt may, thủ công mỹ nghệ, thuỷ sản) trong thời gian tới nếu gặp khó khăn khách quan như các mặt hàng trên cũng có thể được xem xét áp dụng chế

độ thưởng này. Điều này cho thấy sự quan tâm của các cơ quan chức năng đối với việc xuất khẩu mặt hàng da giày.

Bên cạnh đó, tháng 6/2001, nhằm đẩy mạnh xuất khẩu, Bộ Tài chính đã thống nhất với Bộ Thương mại đã điều chỉnh bổ sung vào Hướng dẫn sử dụng Quỹ hỗ trợ xuất khẩu này Quy chế chi hoa hồng trong môi giới thương mại theo hướng mở rộng quyền tự chủ và trách nhiệm của doanh nghiệp nhà nước trong việc quyết định các hình thức và mức chi hoa hồng, đối tượng được hưởng hoa hồng, hình thức hạch toán các khoản chi hoa hồng cho phù hợp với đặc điểm từng đối tượng giao dịch và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp. Ngoài ra, ngành da giày còn được hưởng các ưu đãi về qui định thủ tục được cấp C/O form A cho hàng xuất khẩu sang EU.

Nhận được sự quan tâm đúng mức của Chính phủ, chúng ta cùng xem xét ngành da giày đã thực hiện nhiệm vụ xuất khẩu của ngành ra sao.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu và nâng cao khả năng cạnh tranh của giày dép việt nam trên thị trường thế giới (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w