Góp phần nâng cao đời sống nhân dân

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu và nâng cao khả năng cạnh tranh của giày dép việt nam trên thị trường thế giới (Trang 77)

4 Đóng góp của ngành giày đối với nền kinh tế quốc dân

4.3 Góp phần nâng cao đời sống nhân dân

Sự tăng trưởng cao của ngành công nghiệp da giày còn góp phần tăng thu nhập cho người lao động, cải thiện đời sống nhân dân, tạo sự phát triển ổn định và lâu dài cho xã hội.

Qua số liệu các năm 1997 - 2000 được trình bày trong bảng 15 có thể thấy rằng : mức lương bình quân của ngành giày không cao bằng mức lương bình quân của toàn ngành công nghiệp, mức lương bình quân của

ngành năm 2000 là 798.000đ/người/tháng35, kém bình quân thu nhập ngành

công nghiệp 54.000đ/người/tháng nhưng so với mức lương bình quân của cả nước thì mức lương bình quân ngành giày cao hơn 35.000đ/người/tháng nên khả năng thu hút lao động đối với ngành giày khá lớn.

Bảng 15 : Thu nhập bình quân ngành giày so với toàn ngành công nghiệp và cả nước

n v : 1000 ng/ng i/tháng Đơ ị đồ ườ 1997 1998 1999 2000 Ngành CN da giày 744,0 742,0 770,0 798,0 Ngành công nghiệp 762,4 806,4 855,1 852,2 Cả nước 642,1 697,1 728,7 763,2 Thu nhập ngành giày so với toàn ngành CN (%) 97,6 92,0 90,1 93,64 Thu nhập ngành giày so với cả nước (%) 115,9 106,5 105,7 108,4

Nguồn : - Niên giám thống kê 2000

4.4 Cải thiện cơ cấu kinh tế và phát triển sản xuất

Ngành da giày đã góp phần quan trọng vào việc tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến và công nghiệp nói chung trong GDP của Việt Nam. Với sự tăng trưởng mạnh, ngành da giày Việt Nam còn góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu công nghiệp và cơ cấu mặt hàng của Việt Nam theo hướng gắn sản xuất với thị trường, đặc biệt là các mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao.

Bên cạnh việc cải thiện cơ cấu kinh tế, ngành da giày Việt Nam còn đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm của mình và kéo theo một số ngành khác có liên quan khác như cơ khí, thương mại, dịch vụ, giao thông vận tải, thông tin liên lạc, điện, nước, hải quan, thuế, ngân hàng,... cùng phát triển, góp phần đáng kể trong tăng thu nộp ngân sách.

Bảng 16 : Đóng góp của ngành da giày đối với một số ngành khác

n v tính : 1000 USD Đơ ị 1997 1998 1999 2000 Điện 7.044 7.422 8.848 11.064 Nước 1.761 1.856 2.212 2.766 Bưu điện 5.283 5.567 6.636 8.298

Nguồn : Niên giám thống kê 2000

Bảng 16 đã trình bày đóng góp của ngành giày đối với 3 ngành công nghiệp là điện, nước và bưu điện. Theo đó thì ngành giày góp phần không nhỏ trong tăng trưởng của các ngành trên.

Ngoài ra, sự phát triển của ngành giày sẽ tạo điều kiện cho các làng nghề truyền thống, lao động thủ công kĩ xảo phát triển nhằm thực hiện tốt

sụ phân công lao động, chuyên môn hoá sản xuất, tận dụng các dư liệu sản xuất của ngành, đáp ứng các nhu cầu đa dạng và phong phú của xã hội.

Ngành da giày thực sự giữ một vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân Việt Nam. Sự tăng trưởng của ngành trong những năm vừa qua đã ghi nhận nhiều thành tựu đáng kể song bên cạnh đó vẫn chưa hết những tồn tại. Làm thế nào để tiếp tục ổn định và phát triển, phát huy thế mạnh và khắc phục những mặt còn hạn chế của ngành, đó là nội dung những vấn đề được đề cập đến trong chương 3 của khoá luận.

Chương 3

ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU VÀ NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA GIÀY DÉP

VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI

1 TRIỂN VỌNG XUẤT KHẨU CỦA GIÀY DÉP VIỆT NAM1.1 Dự báo về xu hướng phát triển của ngành giày dép thế giới 1.1 Dự báo về xu hướng phát triển của ngành giày dép thế giới

Dự báo đến năm 2005 dân số toàn cầu có 7,078 tỉ người và sản lượng giày dép thế giới sẽ đạt 14,061 tỉ đôi. Sản xuất vẫn tiếp tục bị các nước châu Á thống trị chiếm đến 75,6% tổng sản lượng giày thế giới với 10,62 tỉ đôi, tiếp theo là châu Âu chiếm 10,8% với 1,52 tỉ đôi, Mỹ La tinh 6,1% với 864 triệu đôi, Bắc và Trung Mỹ chiếm 4,8% với 670 triệu đôi và châu Phi và châu Úc 2,7% với 387 triệu đôi36.

Châu Á là khu vực thống trị thế giới về giày dép. Nói chung, nền kinh tế của các nước châu Á có xu hướng hướng ra xuất khẩu. Sản xuất và xuất khẩu là các lĩnh vực được chính phủ các nước rất quan tâm nên dự kiến sản lượng giày dép của châu Á vẫn chiếm tỉ trọng lớn trong tổng sản lượng thế giới và sẽ tiếp tục tăng nhưng với tốc độ chậm hơn trong thập kỉ tới.

Trung và Nam Mỹ : cũng là những khu vực dễ thay đổi tuỳ thuộc vào sự thay đổi nhanh chóng về tình hình chính trị và kinh tế. Braxin là nước sản xuất giày dép lớn và dự kiến vẫn duy trì trong nhóm 10 nước sản xuất dẫn đầu trong thập kỉ tới. Sự phát triển của ngành công nghiệp giày dép các nước Trung và Nam Mỹ sẽ được mở rộng bởi nhu cầu lớn của Mỹ. Các nhân tố tạo thuận lợi cho việc tăng trưởng trong thương mại đối với từng nước là sự gần gũi về vị trí địa lí với Mỹ, các hiệp định NAFTA sẵn có và

việc mở rộng của các hiệp định này. Tuy nhiên, trái với sự thuận lợi trên thì hiện nay giá công lao động tại các nước Trung và Nam Mỹ cao hơn đáng kể so với Trung Quốc và một số nước ASEAN khác. Nhìn tổng quát, sự phát triển trong thập kỉ tới tại Trung và Nam Mỹ chỉ ở mức độ phải chăng.

Châu Âu : các vấn đề kinh tế chính trị tại Nga và các nước láng giềng đã ảnh hưởng trầm trọng đến nền sản xuất giày dép ở Đông Âu trong thập kỉ qua. Theo dự báo, sẽ có sự hồi phục chậm và từng phần trong thập kỉ tới, sản xuất sẽ tăng song vẫn ở mức thấp hơn nhiều so với mức của thập kỉ trước. Tại Tây Âu, Italia đã và đang là nước thành công nhất trong việc mở rộng cả lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu giày dép trong những năm vừa qua, Tây Ban Nha có sự tăng trưởng sản xuất và xuất khẩu và cùng với Italia đứng trong nhóm 10 nước xuất khẩu lớn nhất thế giới. Hầu hết các nước khác ở Tây Âu bị suy thoái liên tục trong sản xuất giày dép và dự báo trong thập kỉ tới tổng sản lượng giày dép từ các nước châu Âu sẽ bị giảm.

Các nhà hoạch định chiến lược cũng dự báo rằng ngành giày dép ở các nước phát triển sẽ được tổ chức thành một hoạt động dịch vụ, phối hợp chặt chẽ giữa các nhà thiết kế - sản xuất và các khách hàng tiêu thụ. Sản xuất nội tại ở các nước phát triển sẽ giảm xuống mức tối thiểu dưới 20% tổng sản lượng giày dép, 60% được sản xuất tại những nhà máy đã chuyển ra ngoài biên giới, trên 20% được nhập khẩu từ các nước đang phát triển.

Như vậy, trong tương lai, ngành công nghiệp giày thế giới sẽ định hình hai khu vực rõ rệt : Các nước công nghiệp phát triển Bắc Mỹ và EU với công nghệ tinh xảo chuyên sản xuất những loại giày thời trang chất lượng cao và giày chuyên dụng. Các nước khác mà phần lớn là các nước ở châu Á và Nam Mỹ sẽ tập trung sản xuất các loại giày có phẩm cấp thấp hơn và châu Á là khu vực thị trường tiềm năng lớn nhất thế giới.

Bảng 17 : Xu hướng tiêu dùng trên các thị trường Thị trường Dân số và sức tiêu thụ Xu hướng Đặc điểm EU 360 triệu dân 6 - 7 đôi /người/năm - Tiêu dùng giày da nhiều hơn - Là thị trường tốt cho thuộc da - Thị phần của EU trên thị trường thế giới có xu hướng giảm

- Nhu cầu nhập khẩu giày dép với khối lượng lớn - 65% tiêu dùng giày mẫu mốt thời trang

- Yêu cầu cao về chất lượng và mẫu mã

- Hàng xuất khẩu của Italia chiếm từ 40-90% (tuỳ loại) doanh số của EU SNG và Đông Âu Trên 300 triệu dân 5 - 6 đôi /người/năm - Tiêu dùng các loại giày dép phổ thông - Triển vọng hợp tác theo phương thức đổi hàng - Sức tiêu thụ lớn về giày dép chất lượng không quá cao

- Không cần hạn ngạch - Nhu cầu nhập khẩu lớn Nhật

Bản

Trên 120 triệu dân

- Tăng nhu cầu nhập khẩu

- Tiêu dùng các loại giày dép mang tính quốc tế cao, nhãn mác chuẩn Mỹ và Bắc Mỹ 260 triệu dân 6 - 7 đôi /người/năm - Các chủng loại giày mang tính quốc tế cao, kiểu dáng đẹp, mang nhãn mác của các hãng nổi tiếng - Nhu cầu về giày da ngày càng cao

- 30% giày dép tiêu dùng cho bảo vệ chân, còn lại là giày dép thời trang

- Tiêu thụ nhiều giày da của Italia, Braxin, Philippin, Hongkong... da thuộc và các loại giày khác của Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan ... Các nước NICs - Tiêu dùng các loại giày có chất lượng đảm bảo, mẫu mã phù hợp

- Điều kiện thuận lợi cho các nước đang phát triển sản xuất giày dép hướng xuất khẩu và tiếp nhận sự chuyển dịch từ khu vực này Các

nước ASEAN

- Khu vực sản xuất giày dép chủ yếu của thế giới hiện tại và tương lai

- Mức tiêu dùng chỉ ở lượng dư thừa của hàng xuất khẩu, có khả năng cung cấp giày ngày càng tăng.

(Nguồn : Dự án quy hoạch tổng thể phát triển ngành Da Giày đến 2010)

1.2 Các thị trường xuất khẩu mục tiêu của giày dép Việt Nam

Thời gian qua, các doanh nghiệp phần lớn thực hiện hợp đồng gia công với đối tác nước ngoài, sản xuất theo đơn đặt hàng do đối tác cung cấp, chưa đủ năng lực để tìm kiếm thị trường mới. Các doanh nghiệp còn hiểu vấn đề thị trường một cách đơn giản là tìm được đối tác, đơn hàng là giải quyết được vấn đề thị trường mà đó là cả một qui trình hỗn hợp từ khâu tạo được sản phẩm tốt, thích ứng với yêu cầu thị trường, có giá cạnh tranh, cung cấp cho các thị trường mục tiêu đã lựa chọn theo kênh phân phối đúng và có phương thức xúc tiến xuất khẩu đúng. Qua nghiên cứu và đánh giá, có thể đưa ra xu hướng của một số thị trường xuất khẩu mục tiêu đối với sản phẩm giày dép Việt Nam như sau :

Châu Âu, trong đó chủ yếu là các nước thuộc liên minh châu Âu chiếm 80% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành da giày Việt Nam. Trong những năm gần đây, kim ngạch nhập khẩu giày dép của EU tăng lên nhanh chóng. Một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện tượng này là sản xuất giày dép trong các nước EU ngày càng giảm trong khi các nước EU có mức sống và sức tiêu thụ cao, vì vậy nhập khẩu giày dép từ các nước ngoài cộng đồng rất lớn. Theo số liệu thống kê nhiều năm, nhập khẩu hàng năm vào EU tăng bình quân 10%. Trong thời gian tới, EU vẫn áp dụng qui chế ưu đãi thuế quan phổ cập cho các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, vì vậy, EU vẫn được coi là khu vực thị trường xuất khẩu mục tiêu của giày dép Việt Nam. Các sản phẩm chủ yếu xuất khẩu sang EU trong giai đoạn tới vẫn là giày thể thao, giày vải, giày da nam nữ, dép đi trong nhà và phát triển sản phẩm mới : giầy bảo hộ lao động, để phù hợp với xu hướng dịch chuyển sản xuất trong những năm tới.

Mỹ là thị trường nhập khẩu và tiêu thụ giày dép lớn nhất thế giới. Trong những năm vừa qua, bắt đầu từ năm 1995, giày dép Việt Nam đã xuất khẩu sang Mỹ, song với số lượng rất nhỏ bé chiếm khoảng 0,4% tổng khối lượng nhập khẩu của Mỹ. Theo Hải quan Mỹ, năm 1997 giày dép Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ đạt 85 triệu USD, năm 1998 đạt 114,9 triệu USD, năm 1999 đạt 145,8 triệu USD và năm 2000 giảm một chút đạt 124,5 triệu

USD37. Đó là trước khi Mỹ dành cho Việt Nam qui chế tối huệ quốc vì vậy

thuế nhập khẩu cao và khả năng cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam kém hẳn so với các nước khác trong khu vực như Indonesia, Thái Lan, Trung Quốc. Hiệp định thương mại Việt Mỹ đã có hiệu lực từ 12/2001, tạo cơ hội cho Việt Nam mở rộng quan hệ kinh tế thương mại trong đó có ngành công nghiệp giày Việt Nam. Dự kiến xuất khẩu giày dép từ Việt Nam sẽ tăng lên nhanh chóng, các sản phẩm xuất khẩu chính vào thị trường Mỹ sẽ là giày thể thao, giày da nam nữ, dép đi trong nhà, dép đi biển.

Một khối lượng lớn giày dép Việt Nam được xuất khẩu sang các nước Đông Á như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Hongkong,... Tuy nhiên, giày dép xuất khẩu sang Đài Loan, Hàn Quốc, Hongkong chủ yếu là gia công để tái xuất sang các nước khác, chỉ có Nhật nhập khẩu để tiêu thụ trong nước. Nhật trước đây hai thập kỉ là một trong những vương quốc sản xuất và xuất khẩu giày dép, thập kỉ gần đây, Nhật Bản tập trung phát triển các ngành công nghiệp kĩ thuật cao, do giá nhân công cao, sức cạnh tranh ngày càng giảm, ngành công nghiệp giày dép của Nhật bị thu hẹp và hiện nay Nhật Bản trở thành quốc gia nhập khẩu giày dép lớn trên thế giới, hàng năm Nhật Bản nhập khẩu khoảng 400 triệu đôi giày dép các loại. Dự kiến đến năm 2010 giày dép Việt Nam sẽ tăng tỉ lệ xuất khẩu vào Nhật và các nước Đông Á. Các sản phẩm chủ yếu xuất khẩu từ Việt Nam sang các thị trường này là giày thể thao, giày da nam nữ, dép đi trong nhà.

Ngoài các thị trường xuất khẩu chủ lực của sản phẩm giày dép Việt Nam như EU, Mỹ, Nhật Bản... giày dép Việt Nam còn được xuất khẩu sang một số thị trường khác như liên bang Nga, các nước Đông Âu, Australia,... tuy nhiên đến nay số lượng xuất khẩu sang các thị trường này còn nhỏ bé

2 ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN NGÀNH DA GIÀY 2.1 Định hướng phát triển

Với quan điểm vươn lên, trụ vững, phát triển, hoà nhập quốc tế và khu vực, ngành da giày Việt Nam tập trung phát triển theo định hướng sau38:

- Ngành da giày định hướng phát triển trên cơ sở mục tiêu chung của nền công nghiệp là thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Việc thực hiện các chương trình mục tiêu phát triển của ngành da giày trong tương lai và việc phân bố lại lực lượng sản xuất của ngành cũng cần phải hướng và đạt đến mục tiêu của phát triển công nghiệp.

- Khẳng định quan điểm hướng ra xuất khẩu với phương hướng chuyển mạnh từ gia công sang mua nguyên liệu bán thành phẩm, đảm bảo nâng cao chất lượng, đa dạng hoá các mặt hàng xuất khẩu và tăng nhanh tích luỹ.

- Ưu tiên phát triển các cơ sở sản xuất nguyên phụ liệu, hoá chất, phụ tùng... phục vụ cho ngành nhằm tiết kiệm ngoại tệ, hạn chế sự phụ thuộc và tạo thế chủ động trong sản xuất kinh doanh. Trước mắt vẫn có thể kêu gọi đầu tư nước ngoài (100%) vào lĩnh vực sản xuất nguyên phụ liệu cho ngành giày, những loại mà hiện nay ta chưa thể tự sản xuất được.

- Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa công nghiệp thuộc da, sản xuất các phụ liệu với sản xuất giày dép và các sản phẩm từ da thuộc, khuyến khích các thành phần kinh tế cùng phát triển. Tăng cường liên doanh liên kết giữa các ngành và các thành phần kinh tế trong lĩnh vực sản

xuất da thuộc và sản phẩm giày, đồ da nhằm thực hiện tốt mục tiêu hàng xuất khẩu.

- Coi trọng thị trường nội địa, khai thác tối đa năng lực nhằm phục vụ nhu cầu ngày càng tăng của tiêu dùng trong nước về các mặt hàng thông dụng, trang phục, nhu cầu bảo hộ lao động và đáp ứng các nhu cầu sản phẩm công nghiệp khác.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu và nâng cao khả năng cạnh tranh của giày dép việt nam trên thị trường thế giới (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w