Kiểm soát Chi phí nhân công trực tiếp

Một phần của tài liệu Kiểm soát chi phí xây lắp tại tổng công ty cổ phần xây dựng điện việt nam (Trang 61 - 63)

II- Một số ý kiến góp phần hoàn thiện kiểm soát chi phí xây lắp tại Tổng công ty

3.2.Kiểm soát Chi phí nhân công trực tiếp

3. Về công tác kiểm soát chi phí xây lắp

3.2.Kiểm soát Chi phí nhân công trực tiếp

3.2.1. Triển khai các mục tiêu

Công nhân lao động đóng vai trò chủ chốt trong việc thi công công trình.Tổng công ty đề ra mục tiêu cụ thể đối với Chi phí nhân công trực tiếp là: các chi phí phát sinh phải được phản ánh kịp thời, đầy đủ, trung thực, chính xác theo chế độ kế toán hiện hành.

3.2.2. Đo lường các kết quả

Chi phí nhân công trực tiếp phát sinh đều được phản ánh, tập hợp đầy đủ và được tổng hợp qua Báo cáo Chi phí nhân công trực tiếp.

Tổng công ty cổ phần xây dựng điện Việt Nam

BÁO CÁO CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP

Công trình…

TT Loại nhân công Số lượng (người) Tiền lương

Dự toán Thực tế Dự toán Thực tế A Nhân công bậc 2/7 … B Nhân công bậc 3/7 … C Nhân công bậc 4/7 Cộng 3.2.3. So sánh thành tích cụ thể với các mục tiêu

Sau khi Chi phí nhân công trực tiếp được tập hợp đầy đủ, kế toán phải tiến hành so sánh với dự toán. Công tác so sánh có thể được thực hiện như sau:

+ So sánh trực tiếp giữa số lượng lao động thực hiện với dự toán để nhìn nhận khái quát tình hình.

+ So sánh số lượng công nhân thực tế với sự toán theo nghề chuyên môn để đánh giá sự bảo đảm số lượng công nhân đúng chuyên môn.

+ So sánh các chỉ tiêu: hệ số sử dụng thời gian có hiệu quả, số ngày làm việc…của thực tế với dự toán.

3.2.4 Phân tích nguyên nhân chênh lệch

Qua sự so sánh đó sẽ tiến hành phân tích tìm ra nguyên nhân để có biện pháp phù hợp, cụ thể:

+ Phân tích tình hình sử dụng lao động về mặt số lượng: dựa vào cơ sở số liệu được so sánh trên sẽ tiến hành phân tích tìm ra mức độ ảnh hưởng của các nhân tố.

+ Phân tích tình hình sử dụng lao động về mặt thời gian: thời gian lao động là thước đo lao động hao phí trong quá trình thi công xây lắp nên khi đi phân tích có ý nghĩa rất quan trọng.

+ Phân tích tình hình sử dụng lao động về mặt năng suất lao động: năng suất lao động của công nhân xây lắp phản ánh chất lượng lao động và kết quả của quá trình tổ chức quản lý thi công. Các chỉ tiêu thường sử dụng để phân tích là:

• Năng suất lao động bình quân của một công nhân xây lắp trong kỳ

(WCNXL)

WCNXL = Giá trị khối lượng công tác xây lắp hoàn thànhSố lượng công nhân xây lắp bình quân

• Năng suất lao động bình quân một ngày công xây lắp (WNC)

WNC = Giá trị khối lượng công tác xây lắp hoàn thành

Tổng số ngày công xây lắp trong kỳ

Phân tích Chi phí nhân công trực tiếp thông qua dự toán được thực hiện như sau:

Chi phí nhân công trực tiếp =

Khối lượng công tác xây lắp x

Mức hao phí lao động cho 1 đơn vị khối lượng x

Đơn giá lao động

Ký hiệu: CL =∑ Q m d

Chi phí nhân công trực tiếp biến động cùng chiều, cùng tỷ lệ với khối lượng công tác xây lắp nên khi phân tích ta thường cố định khối lượng công tác xây lắp ở thực tế. Do đó Chi phí nhân công chỉ chịu ảnh hưởng của hai nhân tố là mức hao phí lao động và đơn giá lao động. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Tổng Chi phí nhân công trực tiếp theo dự toán:

CLk = ∑ Q1 mk dk

+ Tổng Chi phí nhân công trực tiếp thực tế:

CL1 = ∑ Q1 m1 d1

+ Đối tượng phân tích:

∆CL = CL1 - CLk

+ Các nhân tố ảnh hưởng:

• Ảnh hưởng của hao phí lao động:

∆m CL = ∑Q1 (m1 - mk) dk

• Ảnh hưởng của đơn giá lao động:

∆d CL = ∑Q1 m1 (d1 - dk) + Tổng hợp:

CL = ∆m CL + ∆d CL

Qua đó tiến hành lập bảng phân tích Chi phí nhân công trực tiếp

Tổng công ty cổ phần xây dựng điện Việt Nam

BẢNG PHÂN TÍCH CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP

Công trình ...

TT

Hạng mục Chi phí nhân công theo Mức độ ảnh hưởng Tổng

hợp

Q1mkdk Q1m1dk Q1m1d1 ∆m ∆d

1 2

Các nhân tố ảnh hưởng có thể là do số lượng công nhân không được đáp ứng đủ dẫn đến ngừng việc, tay nghề công nhân chưa đảm bảo, cơ chế tiền lương chưa phù hợp, chất lượng công tác tổ chức thi công và quản lý thi công chưa tốt…

3.2.5 Xác định hành động quản lý thích hợp

Qua các nguyên nhân gây nên sự biến động của chi phí nhân công trực tiếp cần phải xác định hành động quản lý thích hợp: huấn luyện, nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân, các biện pháp khuyến khích người lao động, đội ngũ quản lý phải theo dõi, giám sát, nâng cao ý thức trách nhiệm và chấp hành kỷ luật của công nhân...

Để cải thiện tình trạng làm việc thiếu nghiêm túc, năng suất kém mà vẫn được hưởng lương, Tổng công ty nên sử dụng bảng chấm công có đội giám sát nhằm kiểm tra, theo dõi công nhân về giờ làm việc, chất lượng thi công. Công nhân nên sử dụng dịch vụ của ngân hàng phát lương cho nhân viên để giảm bớt công việc của phòng kế toán, hạn chế sai phạm xảy ra.

Phòng nhân sự phải có chính sách tuyển dụng số công nhân thuê ngoài đầy đủ trước khi thi công, có hồ sơ theo dõi cụ thể đồng thời báo cáo cho Ban lãnh đạo và gửi hồ sơ để Phòng Tài chính Kế toán tính lương. Khi có thay đổi về mức lương phải gửi quyết địnhk cho phòng kế toán để kịp thời điều chỉnh việc tính lương.

3.2.6 Hành động và tiếp tục đánh giá lại

Giai đoạn kiểm soát này thực chất là để phục vụ cho các công trình tiếp theo. Do đó cần có sự chỉ đạo đúng đắn cũng như các bước thực hiện phải thống nhất mới giúp kiểm soát được tốt hơn, đạt hiệu quả cao hơn.

Công việc đánh giá lại là cầu nối của quá trình kiểm soát trước với quá trình kiểm soát sau, giúp cho quá trình kiểm soát được thực hiện một cách liên tục, phát hiện được những hành động không phù hợp để ban lãnh đạo có biện pháp phù hợp.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Kiểm soát chi phí xây lắp tại tổng công ty cổ phần xây dựng điện việt nam (Trang 61 - 63)