Kiểm soát Chi phí sản xuất chung

Một phần của tài liệu Kiểm soát chi phí xây lắp tại tổng công ty cổ phần xây dựng điện việt nam (Trang 67 - 69)

II- Một số ý kiến góp phần hoàn thiện kiểm soát chi phí xây lắp tại Tổng công ty

3.4.Kiểm soát Chi phí sản xuất chung

3. Về công tác kiểm soát chi phí xây lắp

3.4.Kiểm soát Chi phí sản xuất chung

3.4.1. Triển khai các mục tiêu

Giống như ba khoản mục chi phí trên, Chi phí sản xuất chung cũng phải được phản ánh kịp thời, đầy đủ, chính xác, trung thực theo chế độ kế toán hiện hành.

3.4.2. Đo lường các kết quả

Hệ thống chứng từ, sổ sách liên quan đến Chi phí sản xuất chung được thực hiện đầy đủ theo quy định. Các Chi phí sản xuất chung được tổng hợp qua Báo cáo Chi phí sản xuất chung.

Tổng công ty cổ phần xây dựng điện Việt Nam

BÁO CÁO CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG

Công trình…

Đvt: đồng

TT Nhóm chi phí Dự toán Thực tế

A Chi phí nhân viên

B Chi phí vật liệu

C Chi phí dụng cụ sản xuất

D Chi phí khấu hao TSCĐ

E Chi phí dịch vụ

Cộng

Với việc lập dự toán cho mỗi công trình, sau khi thực hiện thi công thì phải so sánh tình hình thực hiện Chi phí sản xuất chung với dự toán đó.

Tổng công ty cổ phần xây dựng điện Việt Nam

BẢNG SO SÁNH CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG

Công trình…

Chỉ tiêu Dự toán Thực tế Giá trịChênh lệchTỷ trọng

Chi phí sản xuất chung

3.4.4 Phân tích nguyên nhân chênh lệch

Khi phân tích Chi phí sản xuất chung, rất khó phân biệt mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố nên thường tiến hành phân tích theo tổng số chi phí để đánh giá sự thay đổi tỷ trọng của từng khoản chi giữa thực tế so với dự toán, tìm ra điểm yếu kém để tăng cường quản lý đối với các công trình sau này.

Ngoài việc tìm ra chênh lệch và nguyên nhân dẫn tới những chênh lệch so với dự toán, thì cần xác định đâu là định phí, đâu là biến phí để có biện pháp quản lý phù hợp. Việc phân tích các chi phí cấu thành trong khoản mục Chi phí sản xuất chung thường được thực hiện kết hợp với ba khoản mục chi phí trên, sau khi phân tích phải tìm ra các nguyên nhân dẫn đến sự biến động của các chi phí này, như: do không đảm bảo đầy đủ công cụ dụng cụ cho thi công, thời gian thi công kéo dài, hệ thống quản lỹ kém…Để quản lý chặt chẽ hơn các chi phí phát sinh thì phải kiểm tra, đối chiếu, so sánh kết hợp với các khoản mục liên quan.

3.4.5 Xác định hành động quản lý thích hợp

Cần phải phân chia Chi phí sản xuất chung thành các phân tổ để thuận lợi cho việc quản lý và theo dõi:

+ Chi phí quản lý hành chính: bao gồm các khoản chi phí nhằm đảm bảo cho việc tổ chức bộ máy quản lý và chỉ đạo sản xuất như: tiền lương, phụ cấp lương, lương phụ và các khoản trích theo lương của cán bộ trong bộ máy chỉ đạo sản xuất, chi phí về điện nước, tiếp khách, văn phòng phẩm…

+ Chi phí phục vụ thi công: bao gồm chi phí khấu hao, sửa chữa công cụ thi công, chi phí về biện pháp an toàn, bảo hộ lao động, …

+ Chi phí khác: các khoản chi phí khác ngoài hai loại trên

3.4.6 Hành động và tiếp tục đánh giá lại

Cần có sự chỉ đạo đúng đắn cũng như các bước thực hiện phải thống nhất mới giúp kiểm soát được tốt hơn, đạt hiệu quả cao hơn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Công việc đánh giá lại là cầu nối của quá trình kiểm soát trước với quá trình kiểm soát sau, giúp cho quá trình kiểm soát được thực hiện một cách liên tục, phát hiện được những hành động không phù hợp để ban lãnh đạo có biện pháp phù hợp hơn.

Một phần của tài liệu Kiểm soát chi phí xây lắp tại tổng công ty cổ phần xây dựng điện việt nam (Trang 67 - 69)