Sử dụng phương pháp gợi mở trong dạy học văn bản chính luận

Một phần của tài liệu Dạy học văn chính luận việt nam trung đại ở trung học cơ sở luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 34 - 39)

. “thác mệnh Hố Tất Liệt mà đòi ngọc lụa, để thỏa lòng tham không cùng”

2.2.2. Sử dụng phương pháp gợi mở trong dạy học văn bản chính luận

Việt Nam trung đại

Trong dạy học văn chương nói chung và dạy học văn chính luận Việt Nam trung đại ở trường trung học cơ sở nói riêng, phương pháp gợi mở (hay còn gọi là đàm thoại, vấn đáp) được sử dụng nhiều nhất. Đó là phương pháp mà giáo viên thông qua hệ thống câu hỏi và câu trả lời để truyền thụ tri thức cho học sinh. Thông qua sự gợi mở, dẫn dắt, định hướng của giáo viên, học sinh tiến hành tiếp cận và chiếm lĩnh nội dung bài học. Phương pháp gợi mở tạo ra bầu không khí dân chủ trong giờ học, tinh thần của giờ học là tinh thần đối thoại. Trong lí luận dạy học hiện đại, các nhà nghiên cứu rất coi trọng việc đặt câu hỏi gợi mở. Trong dạy học văn nói chung, dạy học văn bản chính luận Việt Nam trung đại nói riêng, để dẫn dắt học sinh tiếp cận và khám phá nội dung văn bản, người dạy cần sử dụng linh hoạt những câu hỏi gợi mở.

Câu hỏi trong dạy học văn chính luận Việt Nam trung đại phải là những câu hỏi khơi dậy được khả năng tư duy của học sịnh, kích thích tính tò mò và ham hiểu biết của các em. Bởi vì “tư duy của con người chỉ bắt đầu từ một vấn đề hay một câu hỏi, từ một sự ngạc nhiên hay sự thắc mắc, từ một sự mâu thuẫn” (Rubinstein). Chính vì vậy, giáo viên chỉ có thể buộc học sinh phải tư duy khi mỗi câu hỏi mà giáo viên đưa ra là một tình huống có vấn đề. Không phải bất cứ vấn đề nào trong tác phẩm cũng tự nhiên trở thành tình huống có vấn đề đối với học sinh. Điều cốt yếu là giáo viên biết nắm bắt được những tình huống có vấn đề từ tác phẩm, từ tầm đón nhận của học sinh theo dự kiến, đưa ra những câu hỏi để học sinh trả lời, thảo luận.

Phương pháp gợi mở là một trong những phương pháp hữu hiệu đối với một giờ đọc hiểu tác phẩm văn chương. Tuy nhiên không phải giáo viên nào lên lớp cũng sử dụng phương pháp này thành công. Một thực tế khá phổ biến trong khi vận dung phương pháp gợi mở là sau khi đặt câu hỏi giáo viên chỉ gọi một học sinh đứng dậy trả lời, chỉ khi học sinh đó trả lời sai giáo viên mới gọi học sinh khác, và sau mỗi câu trả lời của học sinh thì giáo viên chỉ nói trọn vẹn trong hai từ “đúng rồi” hay “chưa đúng” sau đó cho các em ngồi

xuống rồi mải miết trình bày đáp án của mình và đọc cho học sinh chép. Những câu hỏi mà người thầy đưa ra không thoát li tác phẩm và chỉ đưa ra câu hỏi khi cần tạo không khí hoặc phục vụ cho chủ kiến của thầy. Một vấn đề bất cập nữa là mặc dầu đã sử dụng phương pháp gợi mở nhưng giáo viên vẫn ghi bảng nhiều. Đầu tiên giáo viên đặt câu hỏi chờ học sinh trả lời, giáo viên trình bày rồi sau đó ghi bảng, như thế sẽ làm chậm tiến trình giờ dạy. Từ thực tế này chúng tôi đưa ra một số đề xuất nhằm tăng hiểu quả của việc sử dụng phương pháp gợi mở này như sau:

- Để có câu hỏi hay, phù hợp với sự tiếp nhận của học sinh, giáo viên phải nắm bắt được tinh thần của văn bản, hiểu kĩ lưỡng từng chi tiết của văn bản, phải biết nghiền ngẫm và cảm thụ được văn bản. Đồng thời giáo viên cũng nên tham khảo các giáo án khác để rút ra kinh nghiệm cho bản thân.

- Khi đặt câu hỏi xong, giáo viên có thể gọi một hoặc hai học sinh trả lời một câu hỏi, sau đó giáo viên nhận xét, đánh giá câu trả lời của học sinh. Nếu học sinh trả lời đúng thì giáo viên nhân đó mà đặt câu hỏi khác hoặc có thể tóm tắt câu trả lời của học sinh. Nếu học sinh trả lời sai giáo viên có thể thay đổi câu hỏi dễ hơn.

- Câu hỏi cũng phải đi từ đơn giản đến phức tạp, đi từ câu hỏi yêu cầu tái hiện, phân tích khái quát đến đánh giá và thể hiện cảm xúc. Câu hỏi tái hiện được hạn chế, câu hỏi áp đặt kiến thức bị loại trừ. Câu hỏi theo hướng khám phá chứ không phải chứng minh một luận điểm sẵn hay theo sự áp đặt của người thầy.

- Câu hỏi phải nối tiếp nhau một cách tự nhiên, câu hỏi này được giải quyết lại gợi ra câu hỏi khác, làm cho tinh thần học tập của học sinh được nâng cao, giờ học sôi nổi không bị gián đoạn. Hoặc giáo viên có thể tạo ra những câu hỏi bất ngờ, hay những câu hỏi kích thích suy nghĩ….

- Giáo viên phải bám sát học sinh, bởi không phải trình độ học sinh của các lớp cùng khối như nhau. Vì vậy đối với những lớp có học lực khá giáo viên có thể đặt câu hỏi khó hơn để kích thích tư duy của các em, đồng thời

cũng tránh hiện tượng các em nhàm chán với những câu hỏi đơn điệu. Còn ở những lớp có học sinh yếu hơn thì giáo viên có thể đặt câu hỏi dễ hơn để các em có thể trả lời, từ đó tạo không khí học tập cho lớp học.

- Khi sử dụng phương pháp dạy học gợi mở giáo viên cũng cần thay đổi cách ghi bảng. Giáo viên không nên ghi bảng dài mà chỉ cần ghi những nội dung căn bản nhất với lời lẽ cô đúc nhất. Giáo viên có thể nói chậm và khắc sâu những nội dung quan trọng để học sinh tự ghi, không nhất thiết phải ghi lên bảng mà thời gian đó dành để tổ chức hoạt động học tập cho học sinh.

- Câu hỏi yêu cầu tư duy phải được đặt trong không khí trao đổi cởi mở, tự do giữa giáo viên và học sinh. Học sinh được tự do đánh giá, tự do thể hiện cảm xúc về hình tượng nghệ thuật.Và như vậy, giờ học sẽ tạo ra được cái thế ba chân vững chãi: giáo viên - văn bản - học sinh. Vai trò của học sính cũng vì thế mà được xác lập.

- Hệ thống câu hỏi trong bối cảnh đổi mới phương pháp cũng phải được xây dựng dựa trên đặc trưng thể loại và thi pháp của từng tác phẩm. Dạy văn bản chính luận phải có những câu hỏi liên quan đến thể loại, hoàn cảnh ra đời của văn bản, mục đích của tác giả …

* Dựa trên những đề xuất này chúng tôi tiến hành áp dụng phương pháp gợi mở cho phần Nêu gương những trung thần nghĩa sĩ trong sử sách trong văn bản Hịch tướng sĩ như sau :

- Giáo viên hỏi: Mở đầu bài hịch, tác giả đã nêu một số tấm gương trung thần nghĩa sĩ trong sử sách của Trung Quốc. ? Đó là những ai?Vì sao họ được nêu gương?

- Trả lời: +Xưa: Kỉ Tín, Do Vu, Dự Nhượng, Thân Khoái, Kính Đức, Cảo Khanh…

+ Nay: Vương Công Kiên, Cốt Đãi Ngột Lang…

→ Vì họ là những trung thần nghĩa sĩ hi sinh vì chủ, vì vua, vì nước.

- Giáo viên: Quan sát lại toàn bộ phần 1, em thấy cách vào vấn đề của văn bản này có gì đặc biệt ?.

- Trả lời: Ở đoạn văn mở đầu này, tác giả đã vào vấn đề một cách rất tự nhiên, nhẹ nhàng, khéo léo. Đưa các gương trung thần nghĩa sĩ Trung Quốc thời Xuân Thu Chiến Quốc, đời Hán, đời Đường, hay có tính chất thời sự như đời Tống, Nguyên mà các tướng sĩ từng nghe, từng biết và không thể nghi ngờ gì nữa.

→Cách vào bài tự nhiên, khéo léo, dẫn chứng thuyết phục.

- Giáo viên hỏi: Tác giả nêu các gương trung thần nghĩa sĩ nhằm mục đích gì ?

- Trả lời: Theo quan niệm phong kiến, trung quân là hi sinh cho vua chúa, chủ soái của mình, tức là hi sinh cho nước, và hi sinh đến mức cao là tự huỷ hoại thân thể như nuốt than, chặt tay hay chịu tử thương. Những tướng lĩnh như Kỉ Tín, Do Vu, Dự Nhượng hay những viên quan nhỏ như: Thân Khoái, Kính Đức… đã nêu gương như thế. Họ là những trung thần nghĩa sĩ được lưu tên trong sử sách. Tác giả đưa những tấm gương sáng ấy nhằm khích lệ lòng trung quân ái quốc của tướng sĩ nhà Trần. Đây chính là phép nêu gương, khích tướng trong binh pháp.

=>Khích lệ lòng trung quân ái quốc của các tướng sĩ thời Trần.

* Vận dụng phương pháp gợi mở cho phần Tìm hiểu chung của văn bản

Chiếu dời đô như sau:

- Giáo viên hỏi: Dựa vào phần chú thích * và hiểu biết của mình, em hãy giới thiệu vài nét về tác giả Trần Quốc Tuấn?

- Trả lời: - Trần Quốc Tuấn ( 1231?- 1300), tước Hưng Đạo Vương - Ông là con An Sinh Vương Trần Liễu, quê ở Nam Định.

- Ông là người đã biết vượt qua mọi hiềm khích cá nhân, đặt lợi ích của quốc gia lên trên hết.

- 1257 cầm quân trấn giữ biên thuỳ chống quân Mông Cổ ở phía Bắc. - 1285-1287 được cử làm Tiết chế thống lĩnh các đạo quân. Với tài lãnh đạo của ông, quân dân Đại Việt đã chiến thắng lẫy lừng ở Chương Dương, Hàm Tử, Vạn Kiếp, Bạch Đằng.

thư, Binh thư yếu lược

- Đời Trần Anh Tông, ông về trí sĩ ở Vạn Kiếp (Chí Linh - Hải Dương) và mất ở đó.

- > Là người có phẩm chất cao đẹp, văn võ song toàn, danh tướng kiệt xuất của dân tộc.

- Giáo viên hỏi: Dựa vào sách giáo khoa và hiểu biết của em về lịch sử, hãy thảo luận để làm rõ hai vấn đề sau về tác phẩm:

+ Hoàn cảnh sáng tác + Thể loại

- Trả lời:

+ Hoàn cảnh sáng tác:

- Sau chiến thắng 1258 đến thời điểm này (1285) là gần 30 năm. Một thời gian hoà bình rất dài. Đa số các tướng lĩnh của chúng ta say sưa với trên chiến thắng, lơ là việc rèn luyện.

- Một số thì mải mê hưởng lạc, một số khác sợ uy của giặc nên dao động, muốn cầu hoà. Hịch tướng sĩ ra đời để khích lệ tướng sĩ học tập Binh thư yếu lược và đánh tan tư tưởng thờ ơ, thái độ cầu an hưởng lạc của họ.

+ Thể loại:

- Hịch là thể văn nghị luận xưa dùng để tập hợp lực lượng, lên án kẻ thù, kêu gọi hành động, răn dạy, vỗ về quân sĩ, dân chúng.

- Tác phẩm Hịch tướng sĩ viết bằng chữ Hán, được chép trong Đại Việt sử kí toàn thư, có nhiều bản dịch, nhưng văn bản mà chúng ta học là bản dịch tiêu biểu nhất, in trong Hợp tuyển văn học Việt Nam thế kỷ X-XVII, Nhà xuất bản Văn hóa 1976.

- Giáo viên: Bố cục chung của một bài hịch? - Trả lời: + Gồm 4 phần

Một phần của tài liệu Dạy học văn chính luận việt nam trung đại ở trung học cơ sở luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 34 - 39)