Phần thứ ba: nhận định tình hình, phân tích phải trái để gây lòng căm

Một phần của tài liệu Dạy học văn chính luận việt nam trung đại ở trung học cơ sở luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 39 - 42)

thù giặc.

- Phần kết thúc: nêu chủ trương cụ thể và kêu gọi hành động.

Có thể thấy rằng việc sử dụng câu hỏi gợi mở nhằm phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong hoạt động chiếm lĩnh tri thức. Chính vì vai trò của nó hết sức quan trọng trong việc khơi gợi khả năng tư duy của học sinh nên người dạy cần chú ý để xây dựng một hệ thống câu hỏi phù hợp với các đơn vị bài học văn chính luận Việt Nam trung đại cụ thể.

2.2.3. Dạy học văn bản chính luận Việt Nam trung đại theo hướng tích hợp kiến thức văn học với kiến thức lịch sử và kiến thức xã hội hợp kiến thức văn học với kiến thức lịch sử và kiến thức xã hội

Tích hợp là xu thế dạy học hiện đại đã được nhiều nước áp dụng trong đó có Việt Nam. Chương trình trung học phổ thông, môn Ngữ văn, năm 2002 do Bộ GD&ĐT dự thảo đã ghi rõ: “Lấy quan điểm tích hợp làm nguyên tắc chỉ đạo để tổ chức nội dung chương trình, biên soạn sách giáo khoa và lựa chọn các phương pháp giảng dạy” [15; 27]. “Nguyên tắc tích hợp phải được quán triệt trong toàn bộ môn học, từ đọc Văn, Tiếng Việt đến Làm văn; quán triệt trong mọi khâu của quá trình dạy học; quán triệt trong mọi yếu tố của hoạt động học tập; tích hợp trong chương trình; tích hợp trong sách giáo khoa; tích hợp trong phương phương dạy học của giáo viên và tích hợp trong hoạt động học tập của học sinh; tích hợp trong các sách đọc thêm, tham khảo” [15; 40].

Tích hợp (integration) là sự hợp nhất, sự hoà nhập, sự kết hợp. Nội hàm của khái niệm tích hợp là sự hợp nhất hay sự nhất thể hóa đưa tới một đối tượng mới như là một thể thống nhất trên những nét bản chất nhất của các thành phần đối tượng, chứ không phải là một phép cộng giản đơn những thuộc tính của các thành phần ấy. Như vậy tích hợp có hai nội dung cơ bản là tính liên kết và tính toàn vẹn. Hai nội dung này gắn bó chặt chẽ với nhau, không tách rời nhau.

Trong lí luận dạy học, tích hợp được hiểu là sự kết hợp một cách hữu cơ, có hệ thống, ở những mức độ khác nhau, các kiến thức, kĩ năng thuộc các môn học khác nhau hoặc các hợp phần của bộ môn thành một nội dung thống

nhất, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập đến trong các môn học hoặc các hợp phần của bộ môn đó. Trong Chương trình trung học phổ thông, môn Ngữ văn, năm 2002 của Bộ GD&ĐT, khái niệm tích hợp cũng được hiểu là “sự phối hợp các tri thức gần gũi, có quan hệ mật thiết với nhau trong thực tiễn, để chúng hỗ trợ và tác động vào nhau, phối hợp với nhau nhằm tạo nên kết quả tổng hợp nhanh chóng và vững chắc” [15; 27].

Dạy học văn bản chính luận Việt Nam trung đại theo hướng tích hợp kiến thức văn học với kiến thức lịch sử và kiến thức xã hội có những thuận lợi cơ bản: Các văn bản chính luận Việt Nam ra đời đều liên quan đến đời sống chính trị của quốc gia dân tộc; những văn bản được học trong chương trình trung học cơ sở đều thuộc những người có công lao với đất nước, với dân tộc; những tác giả của các văn bản trong chương trình trung học cơ sở hầu như đều còn những di tích lịch sử.

Chúng tôi tích hợp kiến thức văn học với kiến thức lịch sử và kiến thức xã hôi trong một số văn bản chính luận như sau:

Ví dụ dạy văn bản Chiếu dời đô giáo viên nên cung cấp cho học sinh một số kiến thức lịch sử liên quan đến văn bản: Năm 938, Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng. Chiến thắng Bạch Đằng mở ra một thời kỳ mới trong lịch sử dân tộc – thời kỳ xây dựng quốc gia phong kiến thống nhất. Năm 938, Ngô Quyền xưng Vương, lập thành vương quốc độc lập, đóng đô ở Cổ Loa (Kinh đô cũ nước Âu Lạc thời An Dương Vương). Năm 944 Ngô Quyền mất, trong triều xảy ra biến loạn, gây loạn Mười hai sứ quân. Đinh Bộ Lĩnh, người ở động Hoa Lư (Gia Viễn, Ninh Bình) lần lượt đánh bại các sứ quân khác, đất nước trở lại thống nhất (năm 967). Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi vua Hoàng đế ( thường gọi là Đinh Tiên Hoàng) và đặt tên nước ta là nước Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư thuộc huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình, quê hương của ông. Đây là một vùng núi non hiểm trở, ở xa mạch giao thông chính của đất nước. Năm 979, Đinh Tiên Hoàng bị ám hại. Nội bộ triều đình bị lục đục. Nhà Tống sang xâm lược nước ta, vận mệnh của dân tộc dang

bị đe dọa nghiêm trọng. Vì sự nghiệp bảo vệ đất nước, quân sĩ và một số quan lại trong triều suy tôn Lê Hoàn lên làm vua, lập nên một triều đại mới mà lịch sử gọi là triều Lê. Lê Hoàn lãnh đạo quân dân ta đánh cho quân Tống đại bại. Hoa Lư vẫn là kinh đô đất nước thời Tiền Lê. Lí Công Uẩn là võ tướng cao cấp, chỉ huy quân hậu cần của thời Tiền Lê. Ông là người có uy tín, thân cận trong triều và thân cận với Phật giáo. Cuối thời Tiền Lê vua Lê Long Đĩnh là người hung tàn bạo ngược, sống sa đọa nên muôn dân vô cùng oán hận. Sau khi vua Lê Long Đĩnh chết (1009), triều đình tôn Lí Công Uẩn lên làm vua và lập ra triều Lí (1009 - 1225). Ngay sau khi lên làm vua, Lí Thái Tổ quyết định dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La và đổi tên là thành Thăng Long ( Hà Nội ngày nay). Hoa Lư chỉ có địa thế núi non hiểm trở, thích hợp với một vị thế phòng ngự lợi hại về quân sự. Còn Thăng Long ở giữa vùng đồng bằng, có những điều kiện giao thông thủy bộ thuận lợi, có thể trở thành trung tâm chính trị văn hóa của một quốc gia độc lập, hùng cường.

Một phần của tài liệu Dạy học văn chính luận việt nam trung đại ở trung học cơ sở luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 39 - 42)