Dạy học theo yêu cầu đổi mớ

Một phần của tài liệu Dạy học văn chính luận việt nam trung đại ở trung học cơ sở luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 53 - 57)

- Kiến thức xã hôi: Giáo viên cần cung cấp điều cơ bản sau:

3.1.1. Dạy học theo yêu cầu đổi mớ

Dạy học theo yêu cầu đổi mới ở môn Ngữ văn đã được ngành đặt ra trong nhiều năm. Đó cũng là vấn đề bức thiết nhằm đem lại hiệu quả cao trong dạy học. Vậy tại sao phải đặt ra vấn đề dạy học theo yêu cầu đổi mới? Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng từng nói: “Ngày nay, sự hiểu biết của con người luôn đổi mới. Cho nên dù học được trong nhà trường bao nhiêu chăng nữa cũng rất hạn chế. Thế thì cái gì là quan trọng? Cái quan trọng là rèn luyện bộ óc, rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp học tập, phải tìm tòi phương pháp vận dụng kiến thức, phải vận dụng tốt nhất bộ óc của mình” [28].

Hiện nay, dạy học theo yêu cầu đổi mới trước hết cần đảm bảo ba điều cơ bản: tích hợp kiến thức, phát huy tính tích cực của học sinh, sự dụng phương tiện phù hợp.

Tích hợp kiến thức là vừa chú ý những tri thức và kỹ năng đặc thù cho phù hợp phân môn, vừa tìm ra và khai thác những yếu tố chung giữa ba phân môn để góp phần hình thành và rèn luyện những tri thức và kỹ năng của phân môn khác. Điều này cũng có nghĩa là khi dạy học môn chủ đạo có thể liên hệ, vận dụng những phân môn khác tương cận. Chẳng hạn, trong tiết dạy học văn thì mọi nội dung triển khai đều phải có tính hướng tâm phục vụ cho giờ giảng văn, còn những tri thức khác ( như tiếng Việt, làm văn, thậm chí là các liên ngành khác như văn hóa, tâm lý…) được kết hợp có tác dụng làm nền bộ trợ. Hay với phân môn tập Làm văn (Tập làm văn) không chỉ giảng dạy cách thức làm bài mà còn phải rèn luyện cách dùng từ, đặt câu. Mặt khác, khi dạy các tri thức kỹ năng Tiếng Việt, Làm văn, phải giúp học sinh thấy được hiệu quả

nghệ thuật của cách dùng từ, đặt câu. Để thực hiện được định hướng dạy học này giáo viên cần phải biết cách tách nhỏ những yêu cầu dạy học của từng phân môn thật chi tiết và khoa học, phù hợp với tâm sinh lí học sinh. Trong qúa trình tích hợp tri thức giữa văn - tiếng Việt - Làm văn giáo viên phải làm cho học sinh thực sự cảm được cái hay, cái đẹp, sự tinh tế, độc đáo của tiếng mẹ đẻ, bồi dưỡng cho học sinh năng lực sử dụng tiếng Việt đúng và hay, chú trọng rèn luyện cho học sinh cách diễn đạt giản dị, trong sáng, chính xác, lập luận chặt chẽ, có suy nghĩ độc lập, bộc lộ thái độ riêng trước những vấn đề về văn học và đời sống, tránh lối nói, viết sáo rỗng, sao chép...

Dạy học theo yêu cầu đổi mới cần chú ý đến việc phát huy tính tích cực của học sinh. Qua việc giáo viên đóng vai trò người tổ chức, hướng dẫn, chia sẻ. Học sinh tiếp nhận tri thức do bản thân cần để sống và phát triển trong môi trường xã hội. Học sinh có thể tìm hiểu theo cách riêng để bộc lộ theo cách riêng, bộc lộ những hiểu biết và sự thành thạo cũng như tư chất cá nhân một cách sáng tạo và tự tin. Để học sinh làm được như thế giáo viên phải lấy học sinh làm trung tâm. Điều này không đồng nghĩa là thủ tiêu hoàn toàn vai trò của người thầy mà cùng lúc chú ý hoạt động cả thầy và trò, nghĩa là cả hai đều là chủ thể trong hoạt động của mình. Đó chính là mối quan hệ tương tác. Ngày nay đó là xu thế cơ bản trong việc phát triển mối quan hệ dạy - học. Người thầy là người hướng dẫn - tổ chức, người cố vấn - trọng tài, người tham dự - chia sẻ. Để duy trì được tư cách này, người thầy "không cần phải diễn giảng say sưa mà cần biết lắng nghe chăm chú để đưa ra những gợi dẫn thích hợp. Đưa ra nhưng kiến giải của riêng mình đã khó, nhưng hiểu và chấp nhận được tính hữu lí trong cách kiến giải nó của người khác, nói bao quát hơn là hiểu và chấp nhận được tính đa nguyên ý kiến trong tiếp nhận văn học là việc còn khó hơn nhiều” [24; 106].

Để học sinh có thể tiếp nhận văn bản văn học một cách thích hợp, người giáo viên lúc này đóng vai trò định hướng, hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản đó theo quan điểm đã được định hướng. Học sinh muốn giỏi văn thì

nhất thiết phải đọc tác phẩm, đọc sách tham khảo, phải có năng lực cảm thụ cái hay, cái đẹp, phải có vốn sống phong phú, có trường liên tưởng thẩm mỹ tinh tế.

Trong dạy học theo yêu cầu đổi mới thì vấn đề sử dụng phương tiện phù hợp là một trong những điều quan trọng. Trước đây môn Ngữ văn là một trong những môn ít sử dụng phương tiện dạy học. Phương tiện dạy học đối với phần lớn giáo viên chỉ là sách giáo khoa, tập giáo án và viên phấn trắng. Chỉ có những tiết có người dự giờ hoặc thao giảng thì có thể có sử dụng tranh ảnh, tư liệu.

Gần đây, việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa phổ thông được triển khai khá đồng bộ cho nên việc sử dụng các phương tiện dạy học bước đầu đã có nhiều chuyển biến tích cực. Nhiều giáo viên đã sử dụng các phương tiện dạy học vào trong quá trình dạy học đạt kết quả rất cao như ứng dụng công nghệ thông tin, dùng nhiều tranh ảnh, các phương tiện nghe nhìn như băng hình, các CD, máy chiếu, máy vi tính…

Sử dụng công nghệ thông tin vào dạy học Ngữ văn ở trương phổ thông hiện nay đã đạt được những hiệu quả nhất định. Về phía giáo viên công nghệ thông tin đã cung cấp phương tiện làm việc hiện đại. Từ phương tiện này giáo viên có thể khai thác thông tin, cập nhập và trao đổi thông tin... Trong điều kiện tư liệu và thiết bị dạy học còn nhiều hạn chế, việc biết khai thác trên mạng bằng các công cụ tìm kiếm sẽ giúp giáo viên thoát khỏi tình trạng “dạy chay”.

Sử dụng tranh ảnh được xem là phương tiện vật chất điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh. Nó là nguồn tri thức phong phú để trên cơ sở đó mà học sinh nâng cao tri thức rèn luyện kỹ năng. Bên cạnh đó tranh ảnh cũng giúp giáo viên có thêm những điều kiện thuận lợi để trình bày bài giảng một cách tinh giản. Sử dụng tranh ảnh cũng giúp cho giáo viên không phải ghi bảng nhiều hay đọc chép, đồng thời giúp hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập được thuận lợi và có hiệu quả hơn. Ngoài ra tranh ảnh là một phương

tiện dạy học, là đối tượng để học sinh chủ động tự lực đến mức tối đa, khai thác tri thức Ngữ văn dưới sự hướng dẫn của giáo viên thông qua hoạt động tự giác với tranh ảnh, từ đó hình thành nên kỹ năng kỹ xảo và những phẩm chất tốt trong quá trình học tập.

Bảng viết cũng là một trong những phương tiên dạy học hữu hiệu. Nếu giáo viên biết cách ghi bảng, nghĩa là chỉ cần ghi những ý cần thiết hoặc ghi sơ đồ tư duy thì học sinh cũng có thể nắm bắt được những ý cơ bản của bài học. Điều này sẽ giúp học sinh nhớ bài học được lâu hơn.

Như vậy, có thể nói rằng áp dụng công nghệ thông tin và sử dụng tranh ảnh và bảng viết một cách đúng đắn chuẩn mực sẽ góp phần tích cực vào việc nâng cao giờ dạy, hoàn thiện động cơ thái độ học tập của học sinh, tạo được sự đổi mới thực sự trong quá trình dạy học.

Tuy nhiên hiện nay vấn đề dạy học theo yêu cầu đổi mới còn gặp một số khó khăn. Xuất phát từ cả giáo viên và học sinh. Nhiều giáo viên “vẫn quen với cách dạy cũ, đặc biệt là thói quen cách nghĩ và quan niệm cũ. Tuy đã tiếp nhận tinh thần, nguyên tắc phương pháp dạy học mới nhưng sự thay đổi không phải một sớm một chiều. Nhiều giáo viên vẫn hiểu lơ mơ về tác phẩm không nắm bắt được tinh thần của nó, giáo viên đang lệ thuộc vào những cách hiểu khác, mới chỉ đọc những bài phân tích, thẩm bình trong sách giáo viên hay một số cuốn sách khác để nhớ nội dung mà không thực sự đọc kỹ, nghiền ngẫm kỹ về tác phẩm. Do đó giáo viên không thể linh hoạt, chủ động trong giờ dạy học được, chỉ chăm chăm trình bày những gì mình tích góp được. Một thực tế khác là rất nhiều giáo viên không tự mình thiết kế lấy câu hỏi mà thường dựa hoàn toàn vào sách thiết kế sẵn. Một khi đã bị lệ thuộc như thế thì chẳng thể nào phát huy được khả năng của mình. Đó là chưa nói đến việc tổ chức câu hỏi, không hiểu tác phẩm sẽ đặt câu hỏi chung chung, đại loại, câu thơ đầu nói lên điều gì? Khổ thơ đầu nói lên điều gì? Những câu hỏi như thế thầy trò tha hồ mà “tràng giang đại hại”. Hay giáo viên chủ yếu đặt những câu hỏi thiên về tái hiện kiến thức, không có những câu hỏi thực sự kích thích tư duy” [52; 60].

Nhiều học sinh không thiên về hứng thú học văn. Giờ đây các thế hệ “học sinh nói chung dường như quá thờ ơ, hờ hững với môn học Ngữ văn. Học sinh sợ học văn, không thích học văn, chất lượng dạy - học có phần giảm sút…Vấn đề này nảy sinh từ sau khi cơ chế mở cửa, kinh tế thị trường phát triển. Ngành Ngữ văn đầu ra khó xin việc, khó khăn trong kiếm sống, thu nhập thấp. Trong khi đó nhiều ngành nghề khác kiếm việc làm dễ, thu nhập cao, đời sống được đảm bảo” [67].

Một phần của tài liệu Dạy học văn chính luận việt nam trung đại ở trung học cơ sở luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w