- Kiến thức xã hôi: Giáo viên cần cung cấp điều cơ bản sau:
HỊCH TƯỚNG SĨ
Trần Quốc Tuấn
(Ngữ văn lớp 8, tập 2, 2 tiết ) A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
1. Về kiến thức
- Cảm nhận được lòng yêu nước bất khuất của Trần Quốc Tuấn thể hiện ở lòng căm thù giặc sâu sắc và ý chí quyết thắng kẻ thù xâm lược trong cuộc kháng chiến chống quân Mông- Nguyên.
- Nắm được đặc điểm cơ bản của thể hịch. Thấy được đặc sắc nghệ thuật của văn bản Hịch tướng sĩ .
- Biết vận dụng nghệ thuật lập luận trong văn bản để nâng cao kĩ năng làm văn nghị luận.
2. Về kỹ năng
Đọc, tóm tắt được văn bản, đồng thời cảm thụ và phân tích được văn bản. 3. Về thái độ
- Ca ngợi tài năng “dụ bảo các tì tướng” của Trần Quốc Tuấn.
B. Phương pháp
- Giáo viên có thể tiến hành dạy học áp dụng phương pháp đọc sáng tạo, thảo luận nhóm.
C. Phương tiện
1. Giáo viên:
- Đọc sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu tham khảo, soạn giáo án. - Giáo viên tìm hiểu thêm về thể hịch và so sánh với thể chiếu đã học trước đó.
- Tích hợp với văn bản nghị luận trong phần tập làm văn. 2. Học sinh:
- Học sinh đọc kĩ bài, soạn bài. D. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ
Giáo viên: Trong chương trình Ngữ văn lớp 7, các em đã được học văn bản nào được coi là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta?
- Trả lời: Văn bản " Sông núi nước Nam" ( Nam quốc sơn hà) - Học sinh đọc văn bản
+ Phiên âm:
Nam quốc sơn hà Nam đế cư, Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm, Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
+ Dịch thơ:
Sông núi nước Nam vua Nam ở, Vằng vặc sách trời chia xứ sở. Giặc dữ cớ sao phạm đến đây, Chúng mày nhất định bị tan vỡ.
Hoạt động
của giáo viên và học sinh Yêu cầu cần đạt
Giáo viên: Dựa vào phần chú thích * và hiểu biết của mình, em hãy giới thiệu vài nét về tác giả Trần Quốc Tuấn?
- Năm sinh của Trần Quốc Tuấn có ý kiến còn phân vân.
- Ông là con An Sinh Vương Trần Liễu, quê ở Nam Định
- Ông là người đã biết vượt qua mọi hiềm khích cá nhân để đặt lợi ích của quốc gia lên trên hết.
-1257 cầm quân trấn giữ biên thuỳ chống quân Mông Cổ ở phía Bắc. -1285-1287 được cử làm Tiết chế thống lĩnh các đạo quân. Với tài lãnh đạo của ông, quân dân Đại Việt đã chiến thắng lẫy lừng ở Chương Dương, Hàm Tử, Vạn Kiếp Bạch Đằng.
- Ông là nhà lí luận quân sự với các tác phẩm :Vạn kiếp tông bí truyền thư, Binh thư yếu lược… - Đời Trần Anh Tông, ông về trí sĩ ở Vạn Kiếp ( Chí Linh - Hải Dương) và mất ở đó.
-> Có thể nói, trong công cuộc