Dạy học văn chính luận Việt Nam trung đại ở trường trung học cơ sở theo yêu cầu đổi mớ

Một phần của tài liệu Dạy học văn chính luận việt nam trung đại ở trung học cơ sở luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 57 - 62)

- Kiến thức xã hôi: Giáo viên cần cung cấp điều cơ bản sau:

3.1.2. Dạy học văn chính luận Việt Nam trung đại ở trường trung học cơ sở theo yêu cầu đổi mớ

sở theo yêu cầu đổi mới

Văn chương trung đại nói chung và văn chính luận nói riêng là những văn bản khó tiếp cận đối với học sinh, vì vậy dù đổi mới phải dựa trên cơ sở dạy học theo đặc trưng thể loại. Người dạy phải tạo được tâm thế tiếp nhận phù hợp cho học sinh, không đem tư duy hiện đại để tìm hiểu khám phá tri thức trung đại. Ngoài ra người dạy phải cung cấp nhiều kiến thức khác nhau về văn học như thể loại, văn tự, hoặc kiến thức phi văn học như đặc điểm xã hội để học sinh có cái nhìn đúng về văn bản.

Trong chương trình văn chính luận Việt Nam trung đại ở trường trung học cơ sở có ba thể loại thuộc với ba văn bản chính luận đó là: Chiếu (Chiếu dời đô), Hịch (Hịch tướng sĩ), Cáo(Nước Đại Việt ta). Mỗi thể loại lại có những đặc trưng riêng. Dưới đây chúng tôi sẽ trình bày phương pháp dạy học cho từng thể loại theo yêu cầu đổi mới.

3.1.2.1. Chiếu dời đô ( Lý Công Uẩn)

Dạy học Chiếu dời đô ngoài phân tích nội dung văn bản, người dạy cần lưu ý đặc điểm chung của thể chiếu và đặc điểm riêng của Chiếu dời đô, hoàn cảnh viết (Năm Canh Tuất niên hiệu Thuận Thiên thứ nhất 1010, Lý Công Uẩn viết bài chiếu bày tỏ ý định dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La).

Chiếu là văn bản ban bố mệnh lệnh của vua chúa xuống thần dân, công bố những chủ trương mà vua triều đình và thần dân phải thực hiện. Chiếu dời đô cũng mang những đặc điểm của thể văn chiếu nói chung đồng thời có đặc

điểm riêng: bên cạnh tính chất mệnh lệnh là tính chất tâm tình, bên cạnh ngôn từ mang tính đơn thoại, một chiều của người trên ban bố mệnh lệnh cho kẻ dưới là ngôn từ mang tính chất đối thoại, trao đổi. Thấy được đặc điểm chung và riêng này sẽ giúp giáo viên có hướng phân tích sự kết hợp giữa lí lẽ và tình cảm tạo nên sức thuyết phục của Chiếu dời đô.

Người dạy cần cho học sinh thấy rõ sự khác biệt giữa Chiếu và các văn bản hành chính hiện đại. Sự khác biệt rõ nhất là ở cách bộc lộ cảm xúc, tư tưởng…của tác giả: “Thế mà hai nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng mình, khinh thường mệnh trời, không noi theo dấu cũ của Thương, Chu, cứ đóng nguyên đô thành ở nơi đây, khiến cho triều đại không được lâu bền, số vận ngắn ngủi, trăm họ phải hao tốn, muôn vật không được thích nghi. Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi…Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào? ” [9; 48-49]. Đó chính là sự thành tâm của Lý Công Uẩn.

Khi dạy bài Chiếu dời đô giáo viên cần đặt nó trong hoàn cảnh ra đời để hiểu tác phẩm, tránh những suy đoán áp đặt không chính xác. Cần chú ý vào tâm lý con người thời trung đại là noi theo tiền nhân, dựa vào mệnh trời. Sau khi đọc - hiểu văn bản Chiếu dời đô, giúp các em thấy được hình tượng tác giả Lí Công Uẩn - một vị vua anh minh, sáng suốt, có tầm nhìn và sự mẫn cảm chính trị thể hiện rõ qua ngôn ngữ sử dụng, tư tưởng trong bài chiếu.

Giáo viên không chỉ giúp học sinh hiểu biết những vấn đề trọng đại của lịch sử dân tộc, về vị vua toàn đức toàn tài của triều Lí mà còn tác động sâu vào nhận thức để từ đó các em có ý thức và những hành động cụ thể trước những vấn đề ấy và trong cuộc sống hiện tại như: tuyên truyền, quảng bá cho nét đẹp truyền thống dân tộc, góp phần xây dựng đất nước. Vấn đề ở đây là nếu thực hiện không khéo thì rất dễ sa vào giáo điều, sáo rỗng.

3.1.2.2. Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn)

Dạy học bài Hịch tướng sĩ giáo viên cần chú ý đến những điểm sau: Trước hết giáo viên cần nắm vững đặc điểm của thể hịch và sự vận

dụng linh hoạt, sáng tạo của Trần Quốc Tuấn. Sau khi học sinh nắm được những đặc điểm cơ bản của thể hịch thì cho các em thấy được những đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa thể hịch và thể chiếu.

Tiếp đến giáo viên cần nhấn mạnh tên gọi văn bản Hịch tướng sĩ chưa chính xác . Theo tác giả Phạm Tuấn Vũ: “Ở tên gọi Hịch tướng sĩ, các từ không kết hợp theo trật tự chuẩn mực của chữ Hán - loại văn tự được Trần Quốc Tuấn sử dụng - không tương xứng với văn bản xưa nay được đánh giá cao về nhiều phương diện, không nên sử dụng…Hoàng Việt văn tuyển (1825) của Bùi Huy Bích ghi nhan đề là Dụ chư tì tướng hịch văn (Bài hịch hiểu dụ các tì tướng). Bản chữ Hán trong Tổng tập văn học Việt Nam, tập 2, Nxb Khoa học xã hội, 1997, tr.309, nhan đề Trần Hưng Đạo Đại Vương dụ chư tì tướng hịch văn” [96; 176]. Do đó “Nhan đề Hịch tướng sĩ có thể đưa đến cách hiểu không phù hợp với văn bản của người xưa” [95; 176;]. Đối tượng mà Trần Quốc Tuấn muốn nói đến trong bài hịch là các tì tương (tức các tướng lĩnh dưới quyền Trần Quốc Tuấn). Giáo viên cần chú ý trong cả sách giáo khoa, sách giáo viên và các sách tham khảo có những chỗ viết không đúng đối tượng của bài hịch. Chẳng hạn trong sách 162 bài văn chọn lọc 8 có những bài không viết đúng đối tượng của bài hịch:

- Trong bài số 52, tr.101 viết: “Trần Quốc Tuấn đã kêu gọi được các

binh lính đứng lên đánh đuổi quân giặc” [61].

- Bài số 53, tr.103 viết: “Tiếp theo, để khích lệ lòng căm thù giặc của

nhân dân” [61].

- Bài số 54, tr. 104 viết: “Ông đã viết bài Hịch tướng sĩ nhằm khích lệ tinh thần của binh sĩ ” [61].

- Bài số 57, tr.107 viết : “có sức thuyết phục các quân sĩ” [61].

Trong sách giáo khoa Ngữ văn 8 (tập 2), ở phần Chú thích có đoạn viết: “Bài hịch này được làm để khích lệ tướng sĩ học tập cuốn Binh thư yếu lược (Sách tóm tắt những điều cốt yếu về binh pháp) do chính Trần Quốc Tuấn soạn” [9; 59]. Hay trong phần Đọc - hiểu văn bản có nhiều câu

hỏi đều dùng hai từ tướng sĩ : “Đoạn văn tố cáo tội ác của giặc đã khơi gợi được điều gì ở tướng sĩ?”; “Sau khi nêu mối ân tình của chủ soái và tướng , Trần Quốc Tuấn phê phán những hành động sai của tướng sĩ…”; “Giọng văn là lời của vị chủ soái nói với tướng sĩ dưới quyền hay là lời của người cùng cạnh ngộ?” [ 9; 61].

Trong sách giáo viên Ngữ văn 8 cũng có những ngữ đoạn như “hàng ngũ tướng sĩ”, “đối với tướng sĩ”, “hành động sai trái của các tướng sĩ”… [12; 82-84;].

Ở cả sách giáo khoa và sách giáo viên đều dùng từ “tướng sĩ” là không chính xác bởi từ ngữ của bài hịch chỉ nói đến tướng lĩnh mà thôi. Ví dụ như: “các ngươi con nhà võ tướng” “ta cùng các ngươi”, “các ngươi ở cùng ta coi giữu binh quyền”, “làm tướng triều đình”…Ngoài ra giáo viên khi dạy bài này cũng nên cho học sinh biết rằng ở thời Trần, vương hầu cũng được phép có quân sĩ riêng nhưng ít hơn của triều đình. Lúc này các giai cấp và tầng lớp chưa xa cách như đời sau, nhưng chúng ta đều biết đương thời thuộc xã hội quân chủ, ngoài mọi người đều là thần dân thuộc các thang bậc xã hội khác nhau đều không có quyền bình đẳng. Chính vì thế nếu hiểu sĩ là bính lính thì vô hình trung đã cho rằng tác giả đã quên một đối tượng đông đảo.

Một điều nữa là khi dạy bài Hịch tướng sĩ giáo viên cần đặt trong hoàn cảnh ra đời để xác định được tư tưởng chủ đạo của bài hịch. Có xác định được tư tưởng chủ đạo mới thấy được sự liên kết giữa các phần của bài hịch. Mỗi phần có mục đích khích lệ cụ thể nhưng tất cả đều tập trung vào một hướng chủ đạo.

3.1.2.3. Nước Đại Việt ta (trích Bình Ngô đại cáo - Nguyễn Trãi)

Dạy văn bản Nước Đại Việt ta trước hết giáo viên cần lưu ý ở chương trình Ngữ văn 7 học sinh đã được học bài thơ Sông núi nước Nam. Bình Ngô đại cáo và Sông núi nước Nam được coi là hai bản tuyên ngôn độc lập trong lịch sử dân tộc nên chúng có những điểm giống nhau về nội dung. Bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc tiếp tục có chung ý thức về chủ quyền dân tộc, niềm tự hào về truyền thống, tinh thần tự cường, yêu nước, nhân đạo.

Giáo viên cung cấp đặc trưng của thể Cáo: Cáo là một thể văn thời cổ, có nguồn gốc từ Trung Quốc, là văn bản của Vua công bố việc nước. Cáo thường được viết bằng văn biền ngẫu (biền là ngựa đi sóng đôi, ngẫu là đôi, từng cặp). Đại cáo là tuyên bố, tuyên cáo rộng rãi khắp đất nước những điều quan trọng. Là thể văn có tính chất hùng biện, do đó lời lẽ phải đanh thép, lý luận phải sắc bén, kết cấu phải chặt chẽ, mạch lạc.

Ở hai bài trước, học sinh đã được học Chiếu dời đôHịch tướng sĩ, nên bên cạnh cung cấp cho các em những đặc điểm về thể cáo, cần củng cố những kiến thức về chiếu và hịch. Đồng thời đây là đoạn trích chứ không phải cả tác phẩm, do đó dạy văn bản Nước Đại Việt ta cần hướng dẫn học sinh nắm khái quát toàn bộ Bình Ngô đại cáo, sau đó nhấn mạnh vị trí đoạn trích này.

Bình Ngô đại cáo gồm có bốn phần: + Phần một : Nêu luận đề chính nghĩa.

+ Phần hai: Kể tội quân giặc cũng là nguyên nhân chinh phạt. + Phần ba: Quá trình chinh phạt thắng lợi.

+ Phần bốn: Tuyên cáo chung để toàn dân biết và khẳng định hoà bình Đoạn trích Nước Đại Việt ta nằm ở phần nêu luận đề chính nghĩa. Ở phần này có hai nội dung chính đó là: Nguyên lí nhân nghĩa và chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt.

Dạy học Nước Đại Việt ta cũng cần cho học sinh thấy rõ đây là văn bản mang tính nguyên hợp “văn – sử bất phân”. Chất “văn” thể hiện ở cách lập luận về tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi. Chất “sử” được thể hiện ở ghi chép các sự kiện và nhân vật, ở sự khái quát các chân lý lịch. Sử và văn không tách rời nhau mà nó có sự hoà quyện vào nhau khi được thể hiện dưới ngòi bút sắc sảo của Nguyễn Trãi. Nguyễn Trãi là người được Lê Lợi giao nhiệm vụ viết bài cáo này để tổng kết cuộc khởi nghĩa kéo dài hàng chục năm, để tuyên cáo về nền độc lập tự chủ của nước Đại Việt. Tuy vậy, trong văn bản này, người đọc khó có thể phân biệt được đâu là giọng điệu của Lê Lợi, đâu là lời của Nguyễn Trãi. Điều này thể hiện rõ tính nguyên hợp của văn chính luận

Việt Nam trung đại. Ở đó có sự thâm nhập giữa chủ thể và khách thể, trong văn bản của nhiều loại lời văn.

Trên đây chỉ là những lưu ý khi dạy văn bản Nước Đại Việt ta . Còn khi bắt tay vào thực tế giảng dạy, người dạy cần linh hoạt kết hợp các phương pháp, các thao tác cụ thể.

Trên đây là những đóng góp của chúng tôi về vấn đề dạy học văn chính luận trung đại theo yêu cầu đổi mới. Các thao tác dạy học cụ thể của bốn văn bản trên sẽ được chúng tôi trình bày ở khâu Giáo án thiết kế một số bài dạy học ở phần sau.

Một phần của tài liệu Dạy học văn chính luận việt nam trung đại ở trung học cơ sở luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 57 - 62)