- Kiến thức xã hôi: Giáo viên cần cung cấp điều cơ bản sau:
2.3. Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học văn bản chính luận Việt Nam trung đại ở trung học cơ sở
trung đại ở trung học cơ sở
trung đại ở trung học cơ sở có nhiều điểm hạn chế.
Trước hết quá trình lên lớp, giáo viên chủ yếu cung cấp kiến thức một chiều: thầy đọc - trò chép. Nhiều giáo viên lên lớp chủ yếu nói về cái hay, cái đẹp mà mình hiểu và cảm nhận được từ một tác phẩm văn chính luận cho học sinh nghe. Nhiều giờ giáo viên chỉ dạy đối phó với thực trạng học sinh ít hứng thú, ít xây dựng bài trong giờ đọc - hiểu văn bản chính luận trung đại. Ở lớp học truyền thống, phương pháp giảng dạy chủ đạo của giáo viên là thuyết trình. Giáo viên đọc nhiều sách, nhiều tài liệu sau đó truyền giảng những cái mà mình cho là hay, là đúng cho học sinh. Nếu có phần nào tâm đắc thì giáo viên có thể bình giảng sâu hơn, sau đó đọc cho học sinh ghi lại. Ở các giờ thực tập, thao giảng người ta đánh giá giờ học chủ yếu ở cách truyền giảng có hấp dẫn không, học sinh có chăm chú lắng nghe không, kiến thức của giáo viên có rộng không… mà ít quan tâm sau giờ học đó học sinh hiểu được cái gì, biết thêm được cái gì. Dạy học như thế gọi là dạy những gì mình muốn dạy chứ không phải dạy thứ người học cần. Bên cạnh đó nhiều giáo viên chưa tự tìm ra cho mình phương pháp riêng để phù hợp cho từng đối tượng học sinh trong các giờ dạy văn bản chính luận nói riêng và các văn bản văn học nói chung. Trong khi đó một bộ phận lớn giáo viên lại chăm chăm phụ thuộc vào các giáo án tham khảo như Sách giáo viên, Thiết kế bài giảng, Giới thiệu giáo án... Nhiều giáo viên lại thiếu trách nhiệm khi soạn bài hơn trong việc tải giáo án trên mạng y nguyên, không có sự kiểm chứng hay chỉnh sửa. Chính điều này là một trong những nguyên nhân làm cho chất lượng giờ dạy thấp bởi giáo viên cũng chưa nắm chắc văn bản. Cũng ở lớp học truyền thống "coi người học sinh như một cái lọ cần phải nhét đầy kiến thức vào đó, mà không cần bận