Cần phải dời đô:

Một phần của tài liệu Dạy học văn chính luận việt nam trung đại ở trung học cơ sở luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 93 - 97)

II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

1. Cần phải dời đô:

- Giáo viên: Để làm rõ luận điểm cần phải dời đô, tác giả đã nêu ra mấy luận cứ? Đó là những luận cứ nào?

(Giáo viên gợi ý : Luận cứ là lí lẽ,

* Hai luận cứ:

- Luận cứ thứ nhất: Dời đô là viêc làm thường xuyên và mang lại kết quả tốt đẹp trong lịch sử các triều

dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho luận điểm).

đại Trung Quốc từ xa xưa.

- Giáo viên: Ở luận cứ 1, Lí Công Uẩn đã viện dẫn lịch sử Trung Quốc như thế nào?

+ Viện dẫn lịch sử trung Quốc xa xưa: nhà Thương năm lần dời đô nhà Chu ba lần dời đô.

- Giáo viên: Ba câu văn tiếp sau có mối quan hệ như thế nào với câu văn đầu tiên?

+ Những câu sau:

Câu 1: câu hỏi -> lật lại vấn đề.

Câu 2: Nêu mục đích ( vì mưu toan nghiệp lớn…vâng mệnh trời … theo ý dân…)

-> Khẳng định lại vấn đề.

Câu 3: Kết quả của việc dời đô (vận nước lâu dài…phồn thịnh)

- Giáo viên: Như vậy, tác giả chỉ nêu dẫn chứng hay phân tích cho thần dân hiểu rõ vấn đề?

- Không chỉ nêu dẫn chứng mà tác giả đã phân tích nêu lí lẽ một cách cụ thể, toàn diện và hợp lí.

- Giáo viên: Cho học sinh thảo luận nhóm: chia làm 4 nhóm và thảo luận các câu hỏi sau:

- Câu 1: Tại sao tác giả lại chọn lịch sử Trung Quốc mà không phải là một quốc gia khác?

+ Thời phong kiến văn hóa Việt Nam chịu ta ảnh hưởng lớn của văn hóa Trung Quốc, tri thức am hiểu lịch sử Trung Quốc, họ có thể dễ dàng hiểu

vấn đề ngay, quần thần và muôn dân có thể hiểu rõ những gì nhà vua viết. - Câu2: Theo chú thích từ số 1 cho

đến số 5 cho thấy đây là những triều đại từ xa xưa, vì sao không phải những triều đại gần đây?

+ Tâm lí của con người thời trung đại có đặc điểm là coi noi gương tiền nhân là bảo đảm chân lý và đạo lý, họ thường xem những gì đã qua là hoàng kim, là chân lí.

- Giáo viên: Như vậy, cách viện dẫn trên đã có tác dụng đã thông tư tưởng, thuyết phục thần dân đồng tình với quan điểm: Cần phải dời đô.

- > Chọn lịch sử Trung Quốc từ rất xa xưa làm luận cứ sẽ tăng tính thuyết phục cho luận điểm.

- Giáo viên: Bằng cách đánh vào tâm lí, dựa vào thực tiễn và phân tích vấn đề để thuyết phục thần dân ta thấy Lí Công Uẩn là một vị vua như thế nào?

- Vị vua thông minh, hiểu biết.

- Giáo viên: Hãy nêu luận cứ thứ hai mà tác giả đưa ra làm cơ sở cho luận điểm “Cần phải dời đô”?

- Luận cứ thứ hai: Hai triều đại Đinh, Lê ( liền trước triều đại nhà Lí ) đã không chịu dời đô và để lại hậu quả khôn lường.

- Giáo viên: Những hậu quả khôn lường ấy được tác giả nêu lên qua những câu văn nào?

- … “triều đại không được lâu bền, số vận ngắn ngủi, trăm họ phải hao tổn, muôn vật không được thích nghi”.

- Giáo viên: Khi nhắc về việc hai triều Đinh, Lê không chịu dời đô để lại hậu quả khôn lường, thái độ của Lí Công Uẩn thể hiện như thế nào

- Giọng văn: phê phán, chỉ trích (….) và câu văn bộc lộ cảm xúc trực tiếp: “Trẫm rất đau xót không thể không

trong giọng điệu cũng như câu chữ? dời đổi” (phủ định của phủ định -> khẳng định)

- Giáo viên: Em có cảm nhận gì khi đọc câu văn cuối của đoạn này?

- Bên cạnh cái lí là tình tác động đến tình cảm của người đọc bởi cái chung của dân tộc, đất nước được gửi gắm trong cái “tôi” của tác giả. - Giáo viên: Thảo luận nhóm nhỏ với các câu hỏi sau:

- Giáo viên: Đây là những biểu hiện về tính biểu cảm của văn bản. Vậy em nhận thấy yếu tố biểu cảm có vai trò như thế nào trong bài văn nghị luận?

- Làm cho bài văn nghị luận trở nên xúc động , thấu tình đạt lí, dễ đi vào thuyết phục lòng người.

- Giáo viên: Bằng những hiểu biết lịch sử Việt Nam, em hãy chứng minh những điều tác giả dẫn trên đây là có căn cứ?

- Giáo viên: Thật vậy, lịch sử đã chứng minh hai triều đại Đinh, Lê không được lâu bền, số vận ngắn ngủi, trăm họ phải hao tổn. Chúng ta biết rằng, Đinh Bộ Lĩnh sau khi dẹp loạn mười hai sứ quân, lên ngôi hoàng đế vào năm 968 thì đến năm 979 vua bị ám hại, vương triều chỉ tồn tại đúng 11 năm. Còn triều Lê đánh dấu từ năm 931 khi Lê Hoàn lên ngôi cho đến năm 1005, Lê Đại

Hành băng hà các thế lực, hoàng đế tranh chấp tổn hại cả người và của tính ra chỉ được 14 năm. So với triều Lí, được tính từ 1010 cho đến 1225 là tròn 215 năm thì những câu văn của tác giả Lí Công Uẩn quả không có gì phải bàn cãi.

- Giáo viên: Tuy nhiên, chúng ta với con mắt khách quan nhìn về lịch sử thì có thể thông cảm cho hai triều đại Đinh, Lê ở phương diện nào?

Với câu hỏi này giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm.

(Giáo viên gợi ý học sinh dựa vào chú thích số 8 để trả lời câu hỏi này)

- Khách quan mà nói thì hai triều đại Đinh, Lê chưa thể dời đô là do tình hình, thế và lực đất nước lúc bấy giờ chưa đủ mạnh vẫn cần đóng ở Hoa Lư để dựa vào thế núi rừng hiểm trở. Đến thời Lí, với sự phát triển lớn mạnh của đất nước thì việc đóng đô ở Hoa Lư không còn phù hợp nữa, không thể hiện được ý chí độc lập tự cường của dân tộc.

- Giáo viên: Như vậy để thuyết phục thần dân cần phải dời đô, tác giả Lí Công Uẩn đã lấy xưa nói nay, lấy nay đối chứng với nay; dựa vào những tính toán lịch sử cụ thể và có thái độ ngợi ca trước những việc làm đúng đắn đồng thời lên án gay gắt và vô cùng đau xót trước những hành động sai lầm làm tổn hại đến đất nước. Điều này cho ta thấy thêm những gì về con người tác giả?

= > Một vị vua không chỉ thông minh, hiểu biết mà còn sáng suốt, có cái nhìn sâu rộng hợp thời thế, tính cách rõ ràng, hết lòng vì dân vì nước, với khát vọng, mong muốn thay đổi đất nước, phát triển đất nước độc lập, thống nhất.

- Học sinh đọc đoạn còn lại

- Giáo viên: Để làm rõ luận điểm hai,

Một phần của tài liệu Dạy học văn chính luận việt nam trung đại ở trung học cơ sở luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 93 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w