. “thác mệnh Hố Tất Liệt mà đòi ngọc lụa, để thỏa lòng tham không cùng”
2.2.1. Rèn luyện cho học sinh phương pháp đọc và năng lực đọc các văn bản chính luận Việt Nam trung đạ
bản chính luận Việt Nam trung đại
Công việc đầu tiên đối với dạy học văn nói chung và dạy học văn chính luận Việt Nam trung đại nói riêng là hướng dẫn học sinh đọc văn bản, bởi đọc là chiếc cầu nối giữa tác giả với bạn đọc. Không chỉ là đọc cho đúng câu, đúng chữ mà qua việc đọc, bạn đọc phải có sự phân tích, bình luận, đánh giá, phát hiện những chi tiết đặc sắc của văn bản.
Khi dạy văn chính luận Việt Nam trung đại giáo viên phải biết kết hợp kiến thức văn học, kiến thức lịch sử và cả kiến thức xã hội đã được tích lũy từ các lớp dưới. “Giáo viên còn phải huy động toàn bộ kinh nghiệm, vốn sống, vốn hiểu biết với nhu cầu, thị hiếu, thói quen và trình độ của học sinh để các em đọc và hiểu tác phẩm văn chương trung đại, có như vậy tiếp nhận mới sâu. Việc đọc còn giúp học sinh tìm ra mối quan hệ nội tại giữa nội dung và hình thức, giữa chi tiết nghệ thuật và cấu trúc nghệ thuật, giữa ý đồ nhà văn và sự phản ánh nghệ thuật, giữa phong cách nhà văn và phong cách nghệ thuật, giữa cá tính sáng tạo và những đóng góp mới trong tác phẩm. Bởi đọc văn là một quá trình giao tiếp, giao tiếp thẩm mỹ giữa người đọc với tác giả thông qua văn bản. Đọc tác phẩm là hình thức hoạt động đặc thù của nhận thức văn học, nhằm tạo nên sự hòa đồng giữa tác giả và bạn đọc, làm cho khoảng cách giữa tác giả và độc giả được rút ngắn. Giọng đọc biến đổi theo những xúc động, rung cảm của người đọc, từ đó họ dần dần rung cảm được chiều sâu tư tưởng trong tác phẩm và ý đồ nghệ thuật của tác giả gửi gắm trong đó. Đã nói đến đọc là nói đến sự nhảy bén trong âm thanh, vần điệu, độ ngân vang dài của từ” [45; 31].
Hoạt động đọc văn trong nhà trường có nhiều hình thức và nội dung với yêu cầu đa dạng, như đọc thầm, đọc to, đọc lướt, đọc chậm, đọc kĩ, đọc sâu, đọc đúng, đọc hay, đọc diễn cảm, đọc phân vai, đọc đối thoại, đọc tái hiện, đọc trải nghiệm, đọc phân tích, đọc bình giá, đọc tóm tắt, đọc khắc sâu, đọc
sáng tạo… Đó là con đường để học sinh tự mình cảm nhận cái hay cái đẹp của hình thức tồn tại của văn bản nghệ thuật tiến tới hiểu nội dung tư tưởng khái quát về nhân tâm thế sự. Do đó dạy học văn chính luận Việt Nam trung đại ở trung học cơ sở mặc dầu chỉ có ba văn bản thuộc ba thể loại nhưng giáo viên cũng cần hướng dẫn cho học sinh cách đọc phù hợp để bước đầu các em có hứng thú tiếp nhận những giá trị đặc thù của nó:
- Đọc đúng là cách đọc không vi phạm ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp của văn bản. Để đọc được đúng học sinh phải thông chữ, hiểu câu.
- Đọc kỹ tức là đọc nhiều lần, không bỏ sót một đơn vị nào của văn bản. Đọc kỹ giúp học sinh nắm được chính xác nội dung văn bản, hiểu được ý đồ sáng tác của tác giả.
- Đọc từ dưới lên là đọc theo văn bản, đọc từ đầu cho đến hết văn bản. Đây là kiểu đọc tất yếu phải trải qua để nắm bắt được văn bản, để biết được trình tự trần thuật của tác giả. Kiểu đọc này giúp người ta không bỏ sót được các yếu tố cấu thành văn bản, nắm được trật tự cấu trúc của văn bản. Đối với học sinh, đặc biệt là học sinh trung học cơ sở thì kiểu đọc này rất cần, tạo nên kỹ thuật đọc cho học sinh.
- Đọc từ trên xuống tức là cách đọc có mục đích, có chủ định, có ý đồ. Trong cách đọc này hàm chứa cả sự đợi chờ sẽ bắt gặp cái gì đó có trong tác phẩm. Mỗi lần đọc ta soi chiếu cái ta chờ đợi với thực tế để rút ra nhận xét.
Cách đọc này đòi hỏi người đọc có thể đọc từng phần, từng đoạn để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ học tập nhất định. Cách đọc này giúp học sinh tiết kiệm thời gian, đòi hỏi các em phải có thói quen đọc và có một trình độ hiểu biết về tác giả và tác phẩm đang đọc. Đồng thời các em cũng cần có một vốn sống nhất định thì mới sử dụng thành thạo cách đọc này.
`Từ các kiểu đọc nói trên chúng tôi vận dụng vào một số văn bản chính luận Việt Nam trung đại như sau:
của văn bản và ý đồ của tác giả. Văn bản ra đời vào năm Canh Tuất niên hiệu Thuận Thiên thứ nhất (1010), Lí Công Uẩn viết bài chiếu này bày tỏ ý định dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra thành Đại La (Hà Nội ngày nay) để mưu toan nghiệp lớn. Tác giả thuyết phục thần dân cùng chung chí hướng của mình là dời đô về Hoa Lư để mưu toan nghiệp lớn. Giọng đọc vừa trang trọng, vừa tâm tình, tha thiết lại vừa mạnh mẽ hùng hồn của một vị vua.
* Đọc văn bản Hịch tướng sĩ : Cũng như văn bản Chiếu dời đô học sinh phải nắm được hoàn cảnh ra đời của văn bản, ý đồ của tác giả là nêu lên sự cấp bách, sự nguy cấp của đất nước trước sự xâm lược của giặc ngoại xâm và kêu gọi các tướng lĩnh đứng lên, cùng nhau đoàn kết chống giặc cứu nước. Từ đó các em sẽ xác định được giọng đọc cho văn bản này. Đó là một giọng đọc mạnh mẽ, hùng hồn, khúc chiết, giọng đọc phải làm âm vang lên từng câu, từng chữ trong văn bản, phải thổi linh hồn vào các từ ngữ cho chúng sống dậy, đi lại, tác động vào tình cảm, trí tuệ người nghe… Đây là văn bản kêu gọi các tướng lĩnh của Trần Quốc Tuấn trong đó ông vừa thể hiện thái độ căm tức, vừa có giọng khích lệ nên học sinh đọc giọng vừa gia giết, vừa căm thù, vừa khích lệ khiến người nghe hiểu rõ tình hình và cùng đồng cảm với tác giả.
* Đọc văn bản Nước Đại Việt ta: Để đọc được văn bản này có hiệu quả thì học sinh phải nắm được hoàn cảnh ra đời của văn bản và mục đích, ý đồ của tác giả. Văn bản ra đời sau khi chiến thắng giặc Minh. Trong không khí hào hùng của ngày vui đại thắng, ngày vui độc lập đó Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết Bình Ngô đại cáo. Văn bản Nước Đại Việt ta nằm ở phần đầu của
Bình Ngô đại cáo nêu lên luận đề chính nghĩa nên giọng đọc phải trang trọng, hùng hồn, khúc chiết và tự hào.
Như vậy đối với mỗi văn bản chính luận Việt Nam trung đại lại có những cách đọc khác nhau. Để có được giọng đọc phù hợp với từng văn bản đòi hỏi phải xác định được hoàn cảnh ra đời và mục đích viết của tác giả.