- Số lượng :1 thùng.
4. Tổ chức của nhà máy
Hình 4: Cơ cấu tổ chức của nhà máy : Chỉ đạo trực tiếp
: Quan hệ tương tác
4.1. Giám đốc
- Tổ chức và điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. - Chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Tổ chức xây dựng, áp dụng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo nguyên tắc HACCP một cách có hiệu quả và hiệu lực.
- Thiết lập và ban hành chính sách chất lượng và mục tiêu chất lượng thích hợp của công ty.
- Định kì xem xét hệ thống chất lượng, chính sách chất lượng và mục tiêu chất lượng đã thiết lập.
- Đảm bảo các nguồn lực thích hợp cho hệ thống quản lý chất lượng.
4.2. Đại diện lãnh đạo vÒ chất lượng (QMR)
Giám đốc
Văn phòng Phân xưởng sản xuất
QMR Kinh doanh Hành chính-tổ chức Phụ trách kho Kế toán Các phân xưởng Kĩ thuật Vệ sinh công nghiệp
- Đảm bảo cho các quá trình cần thiết của hệ thống quản lý chất lượng được thiết lập, thực hiện, duy trì và cải tiến liên tục.
- Điều hành các hoạt động kinh doanh và chế biến của Công ty.
- Báo cáo giám đốc về kết quả hoạt động của hệ thống quản lý chất lượng và mọi nhu cầu cải tiến.
- Đảm bảo để mọi người trong Công ty nhận thức được các yêu cầu nhằm thoả mãn khách hàng.
- Là đại diện của Công ty khi liên hệ với tổ chức tư vấn, tổ chức đánh giá khách quan liên quan đến hệ thống quản lý chất lượng, phụ trách hoạt động đánh giá nội bộ, phản ánh của khách hàng, tổ chức các cuộc họp xem xét của lãnh đạo nhằm duy trì việc áp dụng và cải tiến liên tục hệ thống quản lý của Công ty.
- Có quyền tạm đình chỉ những công việc không phù hợp yêu cầu của hệ thống quản lý chất lượng.
4.3. Phụ trách kinh doanh
- Chịu trách nhiệm khai thác, mở rộng thị trường trong và ngoài nước.
- Tìm kiếm, đánh giá, lựa chọn và theo dõi các nhà cung ứng vật tư cho công ty.
- Soạn thảo, theo dõi hợp đồng và thanh lý hợp đồng mua bán và các văn bản khác liên quan đến hoạt động kinh doanh.
- Chịu trách nhiệm giao dịch với khách hàng và bán hàng.
- Chịu trách nhiệm cung ứng vật tư, nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất- kinh doanh.
- Tổng hợp, báo cáo hoạt động sản xuất- kinh doanh của công ty.
- Theo dõi các hoạt động liên quan đến khách hàng: đơn đặt hàng, khiếu nại, phản ánh, góp ý, trao đổi thông tin với khách hàng…
- Soạn thảo và duy trì thực hiện các văn bản liên quan đến chức năng của bộ phận trong hệ thống quản lý chất lượng.
4.4. Kế toán
- Tham mưu cho giám đốc về nghiệp vụ tài chính- kế toán. - Phụ trách công tác hạch toán kế toán của công ty.
- Kế toán tổng hợp, kế toán ngân hàng, xây dựng cơ bản, kế toán tiêu thụ, kho thành phẩm, công nợ phải thu, kế toán thuế GTGT, thanh toán với ngân sách nhà nước.
- Lập các báo cáo tài chính quyết toán, các báo cáo thuế. - Chuẩn bị vốn để đáp ứng kịp thời cho sản xuất- kinh doanh.
- Theo dõi công nợ và giải quyết công nợ với nhà cung ứng vật tư và khách hàng.
- Chịu trách nhiệm soạn thảo các văn bản thuộc hệ thống quản lý chất lượng được giao.
4.5. Phụ trách kho
- Quản lý kho nguyên liệu, kho thành phẩm của công ty. - Lập các chứng từ quản lý kho.
- Báo cáo giám đốc tình hình xuất - nhập kho nguyên liệu và thành phẩm của công ty.
- Chịu trách nhiệm soạn thảo các văn bản thuộc hệ thống quản lý chất lượng được giao.
4.6. Phụ trách hành chính - tổ chức
- Tham mưu cho giám đốc về hoạt động hành chính - tổ chức.
- Chịu trách nhiệm về tổ chức nhân sự, tuyển dụng, bố trí và tuyển dụng nhân sự, thực hiện chế độ, chính sách cho người lao động trong công ty.
- Giải quyết các vấn đề về điều động, đề bạt, nâng lương, nâng bậc, khen thưởng, kỉ luật, chế độ chính sách như BHYT, BHXH,… cho người lao động trong công ty.
- Lưu giữ hồ sơ nhân sự và các văn bản, tài liệu nội bộ công ty và của bên ngoài có liên quan đến công ty.
- Soạn thảo các nội quy, quy chế các văn bản liên quan đến công tác hành chính - tổ chức.
- Chịu trách nhiệm việc mua sắm, cấp phát và theo dõi tài sản cố định, căn phòng phẩm và các trang thiết bị văn phòng phục vụ hoạt động quản lý của công ty.
- Chịu trách nhiệm về hoạt động phòng cháy, chữa cháy và an toàn vệ sinh lao động tại công ty.
- Đề xuất, tổ chức và theo dõi công tác đào tạo, bồi dưỡng năng lực, tay nghề, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
- Giải quyết các công việc khác theo uỷ quyền của giám đốc.
- Chịu trách nhiệm soạn thảo và tổ chức thực hiện các văn bản thuộc hệ thống quản lý chất lượng được giao. Triển khai áp dụng và duy trì các yếu tố của hệ thống quản lý chất lượng có liên quan.
4.7. Quản đốc phân xưởng
- Điều hành hoạt động sản xuất tại các phân xưởng sản xuất.
- Quản lý hoạt động nhân sự tại phân xưởng sản xuất như: tổ chức, tuyển dụng, bố trí công việc và tuyển dụng nhân sự, thực hiện chế độ, chính sách như BHYT, BHXH, … cho người lao động trong công ty.
- Quản lý các trang thiết bị sản xuất và kiểm tra, thử nghiệm tại phân xưởng. - Quản lý hoạt động kiểm tra, kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm, vật tư và nguyên vật liệu.
- Giám sát, triển khai kỹ thuật công nghệ của công ty.
- Soạn thảo và duy trì thực hiện các văn bản của hệ thống quản lý chất lượng.
4.8. Phụ trách kĩ thuật
- Nghiên cứu, chỉ đạo kĩ thuật sản xuất các mặt hàng mới, cải tiến công nghệ sản xuất.
- Xây dựng tiêu chuẩn kĩ thuật cho các mặt hàng công ty sản xuất.
- Thực hiện công tác kiểm tra, kiểm nghiệm chất vật tư, nguyên liệu và thành phẩm công ty.
- Thực hiện việc sửa chữa, bảo dưỡng, thay thế các trang thiết bị sản xuất và kiểm tra, kiểm nghiệm của công ty.
- Chịu trách nhiệm soạn thảo các văn bản thuộc hệ thống quản lý chất lượng được giao.
4.9. Phụ trách vệ sinh công nghiệp
- Quản lý công tác an toàn lao động, vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng cháy chữa cháy của công ty.
- Giúp giám đốc soạn thảo và duy trì thực hiện các văn bản của hệ thống quản lý chất lượng.
4.10. Phụ trách phân xưởng sản xuất
- Tổ chức, đôn đốc và theo dõi việc sản xuất tại tổ sản xuất do mình phụ trách.
- Quản lý các máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất tại bộ phận do mình quản lý.
- Giải quyết và báo cáo kịp thời với quản đốc mọi vướng mắc nảy sinh trong quá trình sản xuất.