6. Kết cấu của đề tài
1.2.2. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
chủ nghĩa
Sau khi đất nước thống nhất, cả nước bước vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội. Mặc dù, giai đoạn này khái niệm Nhà nước pháp quyền chưa được đề cập đến, nhưng những nhân tố pháp quyền đã được Đảng ta nói đến trong các văn kiện Đại hội IV, V, VI, cũng như qua các bài nói và bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh và của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước, các bản Hiến pháp của Nhà nước ta từ khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1945) đến nay…Các quan điểm của Đảng
Cộng sản Việt Nam đều nhất quán khẳng định, Nhà nước ta là Nhà nước chuyên chính vô sản của nhân dân lao động, thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa; Nhà nước ngày càng đảm bảo đầy đủ quyền dân chủ công dân; Nhà nước tổ chức quản lý xã hội theo pháp luật và bằng pháp luật…
Với sự phát triển của đất nước, nhất là từ sau công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và tiến hành thì những nhận thức về Nhà nước pháp quyền đã dần dần hướng đến những giá trị đích thực của học thuyết này. Thực tiễn đổi mới trong những năm qua đã khẳng định yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là một xu thế tất yếu, mang tính quy luật của quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã chính thức khởi động sự nghiệp đổi mới, đây là mốc mở ra cục diện mới của đất nước trên con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đảng ta bắt đầu nêu ra vấn đề cải cách bộ máy Nhà nước mang những nội dung tư tưởng Nhà nước pháp quyền như thực hiện một cuộc cải cách lớn về tổ chức bộ máy của cơ quan Nhà nước theo hướng xây dựng và thực hiện một cơ chế quản lý Nhà nước thể hiện quyền làm chủ của nhân dân lao động…Trong Nghị quyết Đại hội VI đã khẳng định, thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa, tôn trọng và bảo đảm quyền công dân, chống tệ quan liêu, cửa quyền, ức hiếp quần chúng trong bộ máy lãnh đạo và quản lý các cấp. Thực hiện khẩu hiệu “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, động viên và tổ chức quần chúng nhân dân tham gia quản lý và hoạt động cải cách kinh tế, quản lý xã hội. Trong tác phẩm, Xây dựng Nhà nước của nhân dân - thành tựu, kinh nghiệm, đổi mới, Tổng bí thư Đỗ Mười đã đặt ra yêu cầu, phải xây dựng một Nhà nước, mà toàn bộ tổ chức hoạt động của nó dựa trên cơ sở pháp luật, tuân thủ pháp luật, đồng thời thực hiện chức năng quản lý xã hội bằng pháp luật.
Giai đoạn từ năm 1991 đến nay, đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn về mọi lĩnh vực. Từ các tiền đề về kinh tế, chính trị, xã hội, tư tưởng và quốc tế đã thúc đẩy sự nhận thức ngày càng đầy đủ, đúng đắn và toàn diện hơn về tư tưởng, quan điểm xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Trong quá trình đó, Đảng ta đã chủ động, tích cực nghiên cứu, tìm tòi xây dựng mô hình Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa phù hợp với hoàn cảnh của nước ta.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (1991) đã khái quát lại quá trình thực hiện cải cách bộ máy Nhà nước mà Đại hội VI đề ra, đồng thời xác định phải tiếp tục cải cách bộ máy Nhà nước theo phương hướng Nhà nước thực sự là của dân, do dân và vì dân. Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, dưới sự lãnh đạo của Đảng; tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, thực hiện thống nhất quyền lực nhưng phân công, phân cấp rành mạch; bộ máy tinh giản, gọn nhẹ và hoạt động có chất lượng cao trên cơ sở ứng dụng các thành tựu khoa học, kỹ thuật quản lý. Đồng thời, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được thông qua Đại hội VII cũng được đề ra với nhiệm vụ phải xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, đảm bảo quyền lực thuộc về nhân dân, dân chủ gắn với kỷ luật, kỷ cương, phải được thể chế hóa bằng pháp luật và được pháp luật bảo đảm, ba quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp của Nhà nước là thống nhất nhưng có sự phân công rành mạch.
Có thể thấy rằng, những tư tưởng cơ bản liên quan đến những giá trị của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đã được nêu ra ở Đại hội VII và cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nhưng thuật ngữ “Nhà nước pháp quyền” chưa hề được nói đến trong các văn kiện đó. Tuy nhiên, đến Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VII), đồng chí Đỗ Mười mới đã đề cập đến thuật ngữ Nhà nước pháp quyền, phải từng bước xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam. Đó là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, được quản lý thống nhất và có hiệu lực bằng pháp luật. Sau đó, đến Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ (khóa VII) đã chính thức đưa vấn đề xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam vào văn kiện của Đảng với nội dung chủ yếu: “Tiếp tục xây dựng và từng bước hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam. Đó là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, quản lý mọi mặt đời sống xã hội bằng pháp luật, đưa đất nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhà nước pháp quyền Việt Nam được xây dựng trên cơ sở tăng cường, mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân, lấy liên minh giữa giai cấp công nhân với nông dân và tầng lớp tri thức làm nền tảng, do Đảng ta lãnh đạo” [4, tr.224]. Có thể thấy rằng, lần đầu tiên trong văn kiện của Đảng,
những quan điểm, nguyên tắc và nội dung xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã nêu lên một cách cụ thể, toàn diện và có bước phát triển mới. Điều đó cho thấy, vấn đề xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta đã trở thành một chủ trương quan trọng trong quá trình đổi mới tổ chức, hoạt động của Nhà nước.
Với sự nhận thức ngày càng đúng đắn, Đảng Cộng sản Việt Nam đã coi việc xây dựng Nhà nước pháp quyền là một trong năm nguyên tắc xây dựng Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và gắn với yêu cầu tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa; quản lý xã hội bằng pháp luật. Đồng thời, tìm ra những giải pháp tích cực cho việc xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam phù hợp với thực tiễn.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (1996) đã tiếp tục khẳng định lại năm quan điểm và các nhiệm vụ xây dựng kiện toàn bộ máy Nhà nước được nêu ra từ Đại hội VII. Đến Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba ban chấp hành Trung ương Đảng (Khóa VIII) đã khẳng định, phải tiếp tục phát triển quan điểm, nguyên tắc xây dựng Nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân và nhấn mạnh đến ba yêu cầu: “Tiếp tục phát huy tốt hơn và nhiều hơn quyền làm chủ của nhân dân qua các hình thức dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp để nhân dân tham gia xây dựng và bảo vệ Nhà nước, nhất là việc giám sát, kiểm tra của nhân dân đối với hoạt động của cơ quan và cán bộ, công chức Nhà nước. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả; cán bộ, công chức Nhà nước thật sự là công bộc của nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước; xây dựng và hoàn thiện nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng phù hợp với đặc điểm, tính chất của các cơ quan Nhà nước ở từng cấp” [6, tr.40-42]. Nghị quyết nhấn mạnh ba yêu cầu đó có quan hệ mật thiết với nhau và dựa trên tư tưởng chung là xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân, thực hiện đại đoàn kết dân tộc mà nồng cốt là liên minh công nhân, nông dân và trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
pháp quyền đã được khẳng định, được nhìn nhận là một chủ trương có tính chất chiến lược, lâu dài. Các Đại hội tiếp tục khẳng định, xây dựng Nhà nước pháp quyền là một nhiệm vụ quan trọng, bao trùm và chi phối các nhiệm vụ khác. Trong văn kiện Đại hội IX đã viết: “Nhà nước là công cụ chủ yếu để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, là Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân. Quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật. Mọi cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức, mọi công dân có nghĩa vụ chấp hành hiến pháp và pháp luật” [7, tr.131-132]. Đại hội X cũng đã ghi rõ: “Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Cần xây dựng cơ chế vận hành của Nhà nước, bảo đảm nguyên tắc tất cả quyền lực Nhà nước đều thuộc về nhân dân. Quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng tính cụ thể, khả thi của các quy định trong văn bản pháp luật. Đồng thời, xây dựng, hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát tính hợp hiến, hợp pháp trong các hoạt động và quyết định của các cơ quan công quyền” [8, tr.45]. Đại hội XI (2011) đã khẳng định: “Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Quyền lực Nhà nước là thống nhất; có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Nhà nước ban hành pháp luật; tổ chức, quản lý xã hội bằng pháp luật và không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Nhà nước phục vụ nhân dân, gắn bó mật thiết với nhân dân, thực hiện đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân, tôn trọng, lắng nghe ý kiến của nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân; có cơ chế và biện pháp kiểm soát, ngăn ngừa và trừng trị tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, vô trách nhiệm, lạm quyền, xâm phạm quyền làm chủ của công dân; giữ nghiêm kỷ cương xã hội, nghiêm trị mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và của nhân dân. Tổ chức và hoạt động bộ máy Nhà nước theo nguyên
tắc tập trung dân chủ, có sự phân công, phân cấp, đồng thời đảm bảo sự chỉ đạo thống nhất của Trung ương” [9, tr.85-86]. Có thể thấy rằng, so với các văn kiện Đại hội trước đây, luận điểm được nêu trong Văn kiện Đại hội XI thể hiện sự đầy đủ và tập trung nhất các đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đại hội XI đã thể hiện bước phát triển mới trong quan điểm của Đảng ta về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay.
So với các Văn kiện Đại hội trước của Đảng, Văn kiện Đại hội XI chứa đựng nhiều điểm mới: thứ nhất, so sánh với các quan niệm về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa được nêu trong các Văn kiện các Đại hội đại biểu toàn quốc trước đây, thì luận điểm được nêu trong Văn kiện Đại hội XI đã thể hiện đầy đủ và tập trung nhất các đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong đó, Đảng ta nhấn mạnh đến chức năng của Nhà nước là phục vụ nhân dân; khẳng định mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa Nhà nước với nhân dân, mở rộng và thực hiện đầy đủ các quyền dân chủ của nhân dân, tôn trọng, lắng nghe ý kiến nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân trong mọi hoạt động. Đồng thời, Nhà nước còn phải có cơ chế và biện pháp kiểm soát, ngăn ngừa và trừng trị tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, vô trách nhiệm, cửa quyền, xâm phạm quyền dân chủ công dân. Thứ hai, so với báo cáo chính trị ở các Đại hội trước, báo cáo Đại hội XI đã dành sự chú ý thỏa đáng, quan tâm sâu sắc hơn đối với vấn đề xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Có thể thấy rằng, trong Báo cáo chính trị tại Đại hội X, vấn đề xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa được đề cập tại mục “2. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa” ở phần “XI. Phát huy dân chủ, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”. Trong khi đó, Báo cáo chính trị tại Đại hội XI, Đảng ta đã dành hẳn một phần “XI. Đẩy mạnh xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Thứ ba, từ thực tiễn xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Đại hội XI đã đánh giá, ghi nhận những thành tựu đã đạt được, song, Đại hội XI cũng thẳng thắn, nghiêm túc chỉ ra những hạn chế, khuyết điểm còn tồn tại như: “Năng lực xây dựng thể chế, quản lý điều hành, tổ chức thực thi pháp luật còn yếu. Tổ chức bộ máy ở nhiều cơ quan còn chưa hợp lý, biên chế cán bộ, công chức tăng thêm; chức năng, nhiệm vụ của một số cơ quan chưa đủ rõ, còn chồng chéo. Chất lượng đội ngũ cán bộ,
công chức chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới của đất nước. Cải cách hành chính chưa đạt yêu cầu đề ra; thủ tục hành chính còn gây phiền hà cho tổ chức và công dân. Năng lực dự báo, hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước trên một số lĩnh vực còn yếu…” [9, tr171-172]. Từ đó, Đại hội XI cũng đã chỉ ra những nguyên nhân chủ yếu của những khuyết điểm và hạn chế trên. Ngoài các nguyên nhân khách quan, nguyên nhân trực tiếp và quyết định là nguyên nhân chủ quan, như công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn nói chung, thực tiễn xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa nói riêng chưa đáp ứng được yêu cầu và nhiệm vụ của tình hình mới; nhận thức trên nhiều vấn đề cụ thể của công cuộc đổi mới, trong đó vấn đề xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, còn hạn chế, thiếu thống nhất. Có thể thấy rằng, Văn kiện Đại hội XI đã chỉ ra được những hạn chế, khuyết điểm của quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cũng như đưa ra được những nguyên nhân của hạn chế khuyết điểm đó là một điểm mới so với các Văn kiện Đại hội trước. Thứ tư, từ thực trạng xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nhất là sự tồn tại những hạn chế, khuyết điềm, trong Văn kiện Đại hội XI, lần đầu tiên, Đảng ta đã xác định rõ những giải pháp cụ thể cần triển khai thực hiện một cách nghiêm túc nhằm đẩy mạnh xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Văn kiện Đại hội XI đã nêu ra những giải pháp cụ thể gồm: nâng cao nhận thức về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; tiếp tục đổi mới tổ chức, hoạt