Thực trạng xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam hiện nay (Trang 52 - 60)

6. Kết cấu của đề tài

2.1.1. Thực trạng xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay

2.1. Thực trạng, yêu cầu và nội dung xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

2.1.1. Thực trạng xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay hiện nay

Trong tình hình mới của cách mạng Việt Nam, cùng với sự đổi mới của đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã sáng suốt khẳng định nhiệm vụ chủ yếu của cải cách tổ chức và hoạt động của Nhà nước, phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế là xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Đó là một chủ trương hoàn toàn đúng đắn và phù hợp với thực tiễn nước ta, thể hiện một bước đột phá trong đổi mới tư duy chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam, đánh dấu mốc quan trọng trong đổi mới hệ thống chính trị nói chung, đổi mới Nhà nước ta nói riêng.

Quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nhất là từ năm 1994 đến nay, chúng ta đã tranh thủ những thời cơ, thuận lợi và khắc phục những khó khăn, thách thức để tạo được những tiền đề quan trọng cho việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Sự nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ngày càng đúng đắn, đầy đủ và toàn diện về các giá trị tiến bộ, nhân văn của các tư tưởng Nhà nước pháp quyền trong lịch sử. Nhất là, quan điểm của Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước kiểu mới. Trên cơ sở đó, Đảng ta đã kế thừa và phát triển vào việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân. Trong những năm qua, cùng với sự nỗ lực của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đã đạt được những thành tựu quan trọng trên nhiều lĩnh vực, song, cũng còn tồn tại nhiều hạn chế, khuyết điểm cần phải sớm khắc phục để đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ của công cuộc đổi mới toàn diện ở nước ta.

* Thành tựu:

Thực hiện đường lối đổi mới của Ðảng Cộng sản Việt Nam, trong những năm qua, việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đã được đẩy mạnh và đã đạt được nhiều kết quả tích cực trên nhiều lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội. Trong đó, tổ chức bộ máy Nhà nước ngày càng được hoàn thiện hơn, phương thức hoạt động của Nhà nước được đổi mới phù hợp với bối cảnh mới của đất nước. Đối với quá trình quản lý, Nhà nước chủ trương thực hiện chủ yếu bằng luật pháp, quy hoạch, kế hoạch, chiến lược, cơ chế, chính sách và các nguồn lực của Nhà nước đảm bảo được quyền và lợi ích của nhân dân. Đồng thời, giảm bớt các mệnh lệnh hành chính can thiệp vào các lĩnh vực kinh tế của đất nước. Do đó, hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước được nâng lên, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của công cuộc đổi mới, phù hợp với sự phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Sự đổi mới của bộ máy Nhà nước là nền tảng vững chắc để đảm bảo cho việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay. Qua hơn 25 năm đổi mới, thực tiễn đã chứng minh quá trình đổi mới tổ chức, hoạt động của bộ máy Nhà nước là hoàn toàn đúng đắn và phù hợp với bối cảnh của đất nước.

Không chỉ tổ chức và phương thức hoạt động của bộ máy Nhà nước được đổi mới mà Quốc hội cũng được kiện toàn về tổ chức, phương thức hoạt động có nhiều đổi mới, chất lượng hoạt động được nâng cao. Nhất là, quan tâm đến việc giảm tính hình thức, tăng thực quyền, tính chuyên nghiệp ngày càng rõ hơn. Hệ thống pháp luật đã từng bước được bổ sung, xây dựng và hoàn thiện, đảm bảo được quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân, cũng như phù hợp với bối cảnh mới của đất nước. Trong đó, hệ thống pháp luật không chỉ được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với cơ chế thị trường mà còn xây dựng nhiều văn bản mới, tạo cơ sở pháp lý cho việc quản lý xã hội bằng pháp luật, nhằm phát huy dân chủ, thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đáp ứng nhu cầu tích cực, chủ động hội nhập quốc tế. Trong những năm qua, ở nước ta đã có những thay đổi lớn về dân chủ, thay đổi cả trong tư duy, trong cách nghĩ về dân chủ lẫn trong việc thực hiện dân chủ hóa

xã hội. Việc chuyển sang nền kinh tế thị trường là một bước dân chủ hóa quan trọng, có tính cách mạng trong lĩnh vực kinh tế của đất nước. Điều đó đã thúc đẩy nền kinh tế phát triển năng động, đa dạng, phong phú, có tốc độ tăng trưởng khá nhanh và liên tục, tạo cơ sở cho việc tiếp tục dân chủ hóa xã hội trong các lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Có thể khẳng định rằng, dân chủ xã hội chủ nghĩa có bước phát triển mới, phát huy dân chủ trên các lĩnh vực, đã bảo đảm dân chủ trong chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội gắn với xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Bên cạnh đó, Nhà nước ta đã tăng cường kỷ luật, kỷ cương, kiên quyết đấu tranh chống lại dân chủ cực đoan, vô chính phủ, lợi dụng dân chủ để kích động, gây rối, bảo đảm ổn định chính trị và an toàn xã hội.

Trong bộ máy Nhà nước, Chính phủ được xác định là cơ quan hành chính cao nhất, thể hiện rõ hơn sự phân công giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp. Cơ cấu tổ chức, bộ máy của Chính phủ được sắp xếp, điều chỉnh theo hướng tinh gọn; các bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực được thành lập với chức năng, nhiệm vụ được điều chỉnh, đổi mới, tập trung vào lĩnh vực quản lý Nhà nước, quản lý vĩ mô, giải quyết những vấn đề lớn, quan trọng, tách khỏi quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời, Chính phủ xây dựng cơ chế, chính sách, quy hoạch, công tác chỉ đạo sâu sát, nhanh nhạy hơn. Cải cách hành chính được chú trọng, nhất là ở những lĩnh vực có quan hệ tới đời sống của nhân dân và hoạt động của doanh nghiệp, bước đầu đạt được một số kết quả. Trong đó, từng bước đổi mới thể chế hành chính trên các lĩnh vực, trước hết là hình thành thể chế kinh tế phù hợp với yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đã tách dần chức năng quản lý Nhà nước và chức năng quản lý sản xuất, kinh doanh cùng với việc xóa bỏ cơ chế tập trung bao cấp; cơ cấu tổ chức, bộ máy của Chính phủ được sắp xếp, điều chỉnh, giảm đầu mối theo hướng tổ chức các bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực; bộ máy hành chính từ Trung ương tới cơ sở vận hành phát huy hiệu quả tốt hơn. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước, cán bộ quản lý kinh tế đã được nâng cao một bước về trình độ và năng lực quản lý, chủ động linh hoạt hơn trong điều hành; tính chủ động, trách nhiệm và tính chuyên nghiệp được nâng cao đáp ứng được yêu cầu của tình

hình mới. Việc quản lý, sử dụng cán bộ, công chức được tiếp tục đổi mới theo quy định của pháp luật từ khâu tuyển chọn, đánh giá, thi nâng ngạch, khen thưởng, kỷ luật cho đến đào tạo, bồi dưỡng. Với chế độ chính sách, tiền lương được cải cách, đã cải thiện được đời sống và tạo động lực cho cán bộ, công chức làm việc tận tâm và có hiệu quả hơn.

Trong những năm qua, cải cách tư pháp được đẩy mạnh và mang lại nhiều kết quả tích cực. Trước hết, tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp được đổi mới. Việc tăng thẩm quyền cho tòa án cấp huyện, nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa, đề cao vai trò của luật sư trong tố tụng được thực hiện bước đầu đạt kết quả cao. Việc thực hiện các thủ tục tố tụng ngày càng tốt hơn, hạn chế được tình trạng điều tra, truy tố, xét xử oan sai hay bỏ lọt tội phạm. Công tác thi hành án được tăng cường. Tổ chức bộ máy chính quyền địa phương các cấp được củng cố, kiện toàn, chất lượng, hiệu quả hoạt động từng bước được nâng lên. Chất lượng hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án cũng được nâng lên. Việc đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức được quan tâm. Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân đã được củng cố và có những đổi mới bước đầu về tổ chức và hoạt động. Công tác đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí được tích cực chỉ đạo và đạt được một số kết quả tốt. Nhiều vụ án tham nhũng được phát hiện và đưa ra xét xử một cách công khai. Trên một số lĩnh vực, lãng phí, tham nhũng từng bước được kiềm chế.

Từ những kết quả đạt được, chúng ta thấy rằng, vấn đề xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là hoàn toàn đúng đắn và phù hợp với công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế. Những thành tựu đó đã tạo động lực và nền tảng cho quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân ở nước ta trong giai đoạn mới.

* Hạn chế, khuyết điểm:

Mặc dù tổ chức, hoạt động của Nhà nước ta đã có nhiều bước cải cách, đổi mới và đã thu được nhiều thành tựu, kết quả nhất định nhưng đến nay vẫn còn bộc lộ những hạn chế, khuyết điểm. Trong thời kỳ đổi mới, nhiều hạn chế, khuyết điểm cũ chưa

được khắc phục triệt để, đồng thời phát sinh một số hạn chế khuyết điểm mới. Có thể thấy rõ, công tác xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa còn chưa theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và quản lý đất nước. Năng lực xây dựng thể chế còn hạn chế, hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách chưa đồng bộ, thống nhất. Hệ thống luật pháp Việt Nam vừa thiếu lại vừa yếu và không có tính đồng bộ. Công tác điều hành, tổ chức thực thi pháp luật có những mặt còn yếu, ý thức pháp luật chưa cao, việc thi hành pháp luật chưa nghiêm. Tổ chức bộ máy ở một số cơ quan Nhà nước còn chưa hợp lý, sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện ba quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp còn nhiều điểm chưa rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ. Hiện tượng chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan còn là một thực tế. Thiếu cơ chế pháp lý bảo đảm sự phân công phối hợp. Sự phối hợp giữa các cơ quan thường phụ thuộc vào các quan hệ lợi ích trực tiếp và thực dụng hơn là sự điều chỉnh bằng cơ chế pháp lý, nên rất dễ tùy tiện và nảy sinh tình trạng lạm quyền, lộng quyền, bỏ sót quyền lực. Cải cách bộ máy Nhà nước, đặc biệt là cải cách hành chính, cải cách tư pháp còn chậm được triển khai, chưa đáp ứng được yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và chủ động hội nhập quốc tế. Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới của đất nước. Một bộ phận cán bộ, công chức thoái hóa, biến chất; tính chủ động và trách nhiệm chưa cao, còn hiện tượng vi phạm đạo đức công chức. Cải cách hành chính chưa đạt yêu cầu đề ra, còn nhiều thủ tục hành chính gây phiền hà cho tổ chức và công dân. Hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước trên một số lĩnh vực chưa cao; tính chủ động, năng động, ý thức trách nhiệm của từng địa phương chưa được phát huy đầy đủ. Cải cách tư pháp còn chậm, chưa đồng bộ. Trong đó, tổ chức và hoạt động của Tòa án, đặc biệt là hoạt động xét xử chưa phát huy được đầy đủ vai trò của quyền tư pháp; công tác điều tra, giam giữ, truy tố, xét xử trong một số trường hợp chưa chính xác, tình trạng án tồn đọng, án bị hủy, bị cải sửa còn nhiều; cơ sở vật chất, điều kiện làm việc của các cơ quan tư pháp, nhất là ở cấp huyện còn nhiều thiếu thốn, công tác cán bộ của các cơ quan tư pháp còn chưa được hoàn thiện, thiếu đồng bộ. Bên cạnh đó, công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí chưa đạt được yêu cầu đề ra. Tình trạng quan liêu, tham nhũng, lãng phí vẫn còn

nghiêm trọng, việc ngăn chặn, đẩy lùi chưa đem lại hiệu quả như đã đề ra. Có thể thấy, tham nhũng, lãng phí vẫn xảy ra trên nhiều lĩnh vực, ở nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều cơ quan, đơn vị, đặc biệt là trong các lĩnh vực và hoạt động liên quan đến đất đai, khoáng sản; đầu tư công; xây dựng cơ bản; quản lý vốn và tài sản của doanh nghiệp Nhà nước; tín dụng, ngân hàng; thu chi ngân sách, mua sắm tài sản công.

Thực hiện dân chủ là một trong những nội dung cơ bản của Nhà nước pháp quyền, đặc biệt là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân. Tuy nhiên, ở nước ta, việc phát huy dân chủ còn nhiều hạn chế, nhất là trong tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm. Quyền làm chủ của nhân dân ở một số nơi, trên một vài lĩnh vực còn bị vi phạm. Việc thực hành dân chủ còn mang tính hình thức, vẫn còn tình trạng lợi dụng dân chủ để chia rẽ, làm mất đoàn kết nội bộ, gây rối, ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội. Bộ máy Nhà nước còn nặng nề, cồng kềnh, thủ tục hành chính còn rườm rà, chưa thuận tiện cho dân, thiếu công khai cho dân biết, dân kiểm tra, một số cán bộ còn thiếu trách nhiệm, thiếu năng lực, làm việc tùy tiện, hách dịch, cửa quyền. Ở một số nơi, bộ máy Nhà nước chưa thật sự vì dân, còn quan liêu, xa dân, phiền hà, sách nhiễu dân đã ảnh hưởng không nhỏ đến hình ảnh cán bộ, công chức Nhà nước. Từ những hạn chế, yếu kém trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đã gây ra những khó khăn, cản trở, làm ảnh hưởng đến sự đổi mới của đất nước, trong một số lĩnh vực còn tạo nên bức xúc xã hội. Hiện nay, với sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của đất nước ta đòi hỏi phải tiếp tục đẩy mạnh, thực hiện tốt hơn, có hiệu quả hơn nhiệm vụ xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân.

Có thể thấy, vấn đề xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam còn mắc phải một số hạn chế, khuyết điểm nhất định. Song, những hạn chế, khuyết điểm này có thể tháo gở, khắc phục được. Vì vậy, đòi hỏi chúng ta phải nhìn nhận vấn đề một cách nghiêm túc, từ đó phân tích và tìm ra những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế khuyết điểm còn tồn tại. Trên cơ sở đó chúng ta đưa ra phương hướng và giải pháp hữu hiệu nhằm khắc phục những hạn chế, khuyết điểm trên để xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay.

* Nguyên nhân:

Thứ nhất, việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân trong điều kiện kinh tế - xã hội nước ta phát triển chưa đáp ứng yêu cầu của tình hình mới, hơn nữa hậu quả nặng nề của các cuộc chiến tranh để lại vẫn chưa khắc

Một phần của tài liệu Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam hiện nay (Trang 52 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w