6. Kết cấu của đề tài
2.1.2. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là yêu cầu khách quan của đẩy mạnh
của đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới
Xây dựng Nhà nước pháp quyền là một yêu cầu tất yếu, khách quan và phù hợp với xu thế phát triển của thời đại. Ở nước ta, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân tất yếu phải vận dụng những thành quả, những mặt tích cực, những giá trị tiến bộ của các hình thức Nhà nước pháp quyền trong lịch sử, nhất là Nhà nước pháp quyền tư sản hiện đại. Trong điều kiện hiện nay, sự kế thừa như vậy là một yêu cầu khách quan, bởi Nhà nước pháp quyền là một giá trị chung, phổ biến của nhân loại. Đồng thời, đó là một công cụ, một phương thức tổ chức và quản lý xã hội có hiệu quả; là hình thức tổ chức quyền lực bảo vệ có hiệu quả các quyền lợi chính đáng của con người và tạo điều kiện tốt cho việc phát triển những năng lực thực tiễn của con người. Trong công cuộc đổi mới của đất nước và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, Đảng ta đã xác định Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải được xây dựng, tổ chức vận hành theo thể chế Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Đây là chủ trương, đường lối có tính chiến lược của Đảng, xuất phát từ yêu cầu tất yếu, khách quan của thực tiễn xây dựng và phát triển đất nước.
Có thể khẳng định, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân ở Việt Nam hình thành và phát triển là đòi hỏi khách quan của công cuộc đổi
mới, phát triển kinh tế - xã hội và văn hóa ở nước ta. Đó cũng là quá trình nước ta hội nhập kinh tế quốc tế, phù hợp với xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ. Toàn cầu hóa là xu thế chung không thể đảo ngược, nó tạo ra nhiều thời cơ nhưng đặt ra không ít thách thức cho nước ta trong quá trình hội nhập. Một trong những lĩnh vực thách thức đó thuộc về Nhà nước và pháp luật. Do vậy, để hội nhập thành công, Việt Nam không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc phải tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính Nhà nước, cải cách pháp luật, nâng cao dân trí, đảm bảo cho Nhà nước không ngừng vững mạnh, có hiệu lực để giải quyết có hiệu quả các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, thực hành dân chủ, giữ vững độc lập, tự chủ và hội nhập vững chắc vào đời sống quốc tế.
Trước yêu cầu khách quan, cấp bách của công cuộc đổi mới, xuất phát từ tình hình hoạt động trong những hoàn cảnh, điều kiện chính trị, kinh tế, phát triển khoa học, kỹ thuật, công nghệ của thế giới có nhiều thay đổi, đòi hỏi chúng ta phải đổi mới tư duy, đổi mới tổ chức, nhất là phương thức hoạt động của Nhà nước, mới nâng cao được hiệu quả quản lý của đất nước, thực hiện thắng lợi mục tiêu đã chọn, nếu không sẽ không thích ứng kịp với diễn biến và tình hình và nhịp điệu phát triển của cách mạng khoa học, kỹ thuật, công nghệ. Tính tất yếu khách quan của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam còn xuất phát từ định hướng xã hội chủ nghĩa với mục tiêu “độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, nhằm xây dựng một chế độ xã hội dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”. Cho nên, để xây dựng được một chế độ xã hội có tính mục tiêu như vậy thì công cụ, phương tiện cơ bản chỉ có thể là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và một Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay, cũng xuất phát từ tất yếu kinh tế. Điều đó do các đặc tính đa thành phần, chủ động và tự chịu trách nhiệm cao, phản ứng nhạy cảm trước biến động của thị trường, bình đẳng và dân chủ trước pháp luật của các chủ thể kinh tế, các hình thức pháp lý kinh tế và yêu
cầu hạn chế tính tự phát…của thị trường quy định. Xuất phát từ tính đặc thù của công cuộc xây dựng và phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam đã tiếp nhận, vận dụng cơ chế kinh tế thị trường trên cơ sở kế thừa có phê phán, chọn lọc và sáng tạo. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Nền kinh tế này có nhiệm vụ phát huy các động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, phát huy nhân tố mở đường, hướng dẫn và chế định sự phát triển kinh tế theo mục tiêu xã hội chủ nghĩa, trong đó kinh tế kế hoạch vẫn được đề cao, phát triển kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa, xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển. Các thành phần kinh tế đều đang trong quá trình hình thành và phát triển. Mọi năng lực sản xuất xã hội đều cần được giải phóng. Đa dạng hóa các thành phần kinh tế, nhưng kinh tế Nhà nước vẫn giữ vị trí chủ đạo. Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, đồng thời giữ vững, tăng cường tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế. Mặt khác, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là quá trình chuyển biến xã hội có tính cách mạng từ nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp sang kinh tế hiện đại với cơ cấu công - nông nghiệp - dịch vụ hợp lý cần đến Nhà nước pháp quyền như một tất yếu khách quan. Đồng thời, việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay còn là nhu cầu chính trị khách quan. Có thể thấy rằng, thông qua xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Nhà nước ta mới có thể xác định đúng chức năng và nhiệm vụ, vị trí và vai trò của mình trong hệ thống chính trị nói riêng và trong đời sống chính trị nói chung.
Trong công cuộc đổi mới toàn diện hiện nay, chúng ta đặt vấn đề đẩy mạnh cải cách tổ chức và hoạt động của Nhà nước theo định hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực chất là tiếp thu những quan điểm tích cực, tiến bộ và khoa học của các tư tưởng Nhà nước pháp quyền trong lich sử nhằm xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực sự là Nhà nước của dân, do dân và vì dân, dựa trên khối đoàn kết dân tộc mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân, nông dân và đội ngũ trí thức do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
Đó là, Nhà nước phải có hệ thống pháp luật đồng bộ, hoàn chỉnh, chất lượng cao thể hiện được ý chí, lợi ích và nguyện vọng của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, phù hợp với hiện thực khách quan, thúc đẩy tiến bộ xã hội, trong đó Hiến pháp và các đạo luật phải giữ vị trí tối cao; Nhà nước đảm bảo tất cả quyền lực thuộc về nhân dân, Nhà nước là công cụ chủ yếu để thực hiện quyền lực nhân dân, quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp, nhằm hạn chế sự lộng quyền, lạm quyền, xâm hại tới lợi ích hợp pháp của công dân từ phía Nhà nước; Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, tăng cường pháp chế, xử lý nghiêm minh, kịp thời mọi vi phạm pháp luật nhằm thực hiện và bảo vệ được các quyền tự do dân chủ và lợi ích hợp pháp của nhân dân, ngăn ngừa sự tuỳ tiện từ phía cơ quan Nhà nước, cán bộ, công chức Nhà nước, ngăn ngừa hiện tượng dân chủ cực đoan, vô kỷ luật, kỷ cương, bảo đảm hiệu lực và hiệu quả hoạt động của Nhà nước; Nhà nước mà mọi cơ quan Nhà nước, các tổ chức, kể cả tổ chức Đảng, cán bộ, công chức đều phải hoạt động theo pháp luật, tuân thủ pháp luật, chịu trách nhiệm trước nhân dân về các hoạt động của mình. Mọi công dân đều có nghĩa vụ chấp hành Hiến pháp và pháp luật; Nhà nước thực hiện đường lối đối ngoại hòa bình, hữu nghị, hợp tác, bình đẳng và phát triển với các nước trên thế giới, tôn trọng và cam kết thực hiện các công ước, điều ước quốc tế đã tham gia, ký kết, phê chuẩn. Từ những đặc điểm trên cho thấy, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam chứa đựng những tư tưởng quan điểm tích cực, tiến bộ phù hợp với yêu cầu và nguyện vọng của nhân dân trong công cuộc đổi mới của đất nước.
Nhà nước xã hội chủ nghĩa có vai trò to lớn trong tổ chức xây dựng xã hội mới. Đó là xây dựng chế độ xã hội mới, nền kinh tế mới, văn hóa mới và con người mới xã hội chủ nghĩa, những nhiệm vụ này hết sức khó khăn, phức tạp đối với Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Nếu Nhà nước xã hội chủ nghĩa không đổi mới tổ chức hoạt động, nâng cao hiệu lực quản lý của mình thì không thể hoàn thành những nhiệm vụ khó khăn, phức tạp đó. Từ thực tiễn tổ chức hoạt động của bộ máy Nhà nước cho thấy, bên cạnh những ưu điểm, thành tựu và những tiến bộ
đã đạt được, Nhà nước ta cũng bộc lộ những yếu kém, khuyết điểm cần phải kịp thời khắc phục để đáp ứng với yêu cầu của công cuộc đổi mới toàn diện của đất nước. Vì vậy, đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân do dân vì dân. Đó là một yêu cầu và nhiệm vụ cấp bách ở nước