B hệ thống tín hiệu
7.9.3. Rơle đèn báo rẽ
7.9.3.1. Rơle đèn báo rẽ PC57 * Kết cấu của rơle
a. Sơ đồ kết cấu.
Gồm hai loại:
+ Loại rơle dùng cho mạch đèn báo rẽ mắc song song với đèn xi nhan. + Loại rơle dùng cho mạch đèn báo rẽ mắc nối tiếp với đèn xi nhan.
* Kết cấu và nguyên lý hoạt động của loại rơle dùng cho mạch đèn báo rẽ mắc song song với đèn xi nhan:
+ Kết cấu gồm lõi từ 9 với cuộn dây, cần tiếp điểm bằng lõi thép 4 và 10, tiếp điểm bạc 5 và 8 dây căng crom- niken 3, điện trở phụ 18 và vít điều chỉnh 1. Cuộc dây của rơle nối tiếp với các bóng đèn 16 và 17 (tơng ứng chỉ báo xin rẽ phải rẽ trái). Khi tiếp điểm của công tắc chuyển mạch 15 hoặc công tắc mồi 13 hở, dây căng 3 (cách điện với giá đỡ 11bằng viên thuỷ tinh 2) sẽ kéo cần tiếp điểm 4, và tiếp điểm 5 hở, cần lò xo bằng đồng thau giữ tiếp điểm 6 ở trạng thái hở. (Đèn báo 12 trên bảng đồng hồ lúc này bị cắt mạch).
+ Nguyên lý hoạt động
Nếu công tắc mồi 13 đóng, công tắc chuyển mạch quay sàn vị trí trái, đèn 17 (xin rẽ trái sẽ) đợc đóng mạch. Dòng điện đi từ (+) ắc quy-> Công tắc mồi 13 ->Cọc đấu dâyA -> giá đỡ 14->cần tiếp điểm 4-> dây căng 3-> điện trở 18->cuộn dây lõi từ 9->tiếp điểm VI cọc đấu dây ĐT->tiếp điểmI và IV-> đèn 17 ->(-) ắc quy. Lúc này bóng đèn sáng mờ vì trong mạch đấu thêm điện trở 18. Dòng điện đi trong mạch sẽ làm nóng dây căng 3 làm giảm lực căng của nó và lõi thép 9 sẽ hút cần tiếp điểm 4 làm cho tiếp điểm 5 đóng lại, ngắn mạch điện trở 18 và dây căng 3, giảm điện trở trong mạch, dòng điện đi qua đèn 17 tăng lên, đèn sáng lên. Mặt khác lõi từ 9 hút cần 10, tiếp điểm 6 đóng lại đèn báo 12 sáng lên.
Khi dây căng 3 nguội đi, sức căng của nó lại đủ kéo cần 4, tiếp điểm 5 đống điện trở 18 vào, dòng điện đi qua cuộn dây của lõi từ 9 giảm xuống lò xo 8 làm hở tiếp điểm 6 cắt mạch đèn báo 12. Quá trình xảy ra nh vậy theo chu kỳ làm cho đèn 17, 12 nhấp nháy.
Vít 1 dùng để điều chỉnh tần số nhấp nháy với tần số nhấp nháy nằm trong khoảng 60 – 120 lần /phút. * Kết cấu và nguyên lý hoạt động của rơle dùng cho mạch đèn báo mắc nối tiếp với đèn xi nhan.
Đồ án môn học Trang
Hình 7.28. Rơle dùng cho mạch đèn báo rẽ mắc song song với đèn xi nhan.
1. Vít điều chỉnh; 2. Viên bi thuỷ tinh; 3. dây căng crom-niken; 4. Lá thép cần tiếp điểm; 5. Tiếp điểm; 9. Lõi thép; 11. Giá đỡ; 12. Đèn hiệu; 13. Các đèn báo rẽ; 14. Công tắc đèn báo rẽ.
+ Nguyên lý hoạt động: Khi ngời lái xe muốn rẽ phải thì gạt công tắc sang nấc phải dòng điện trong mạch đi nh sau:
(+) ắc quy → cọc đấu dây A → giá đỡ 11 →cần tiếp điểm 4→dây hợp kim crom-niken 3 đến điện trở phụ Rf → lõi thép 9 đến cọc đấu dây B đến công tắc 14 vào bóng đèn rẽ phải 13 (trớc và sau) qua đèn hiệu 12 rồi sang đèn rẽ trái về (-) ắc quy.
Lúc này các đèn sáng mờ vì trong mạch có đấu thêm điện trở Rf(chú ý chỉ có đèn rẽ trái là không sáng vì công suất của đèn 12 rất nhỏ). Dòng điện đi trong mạch sẽ làm nóng dây căng 3 làm giảm sức căng của lõi thép 9 hút cần tiếp điểm 4 làm cho tiếp điểm 5 đóng lại ngắn mạch điện trở Rf và dây căng 3 điện trở trong mạch giảm làm đèn sáng hơn. Khi dây căng 3 nguội đi sức căng của nó lại đủ kéo cần 4 làm tiếp điểm 5 đóng điện trở Rf vào, dòng điện đi qua cuộn dây của lõi từ 9 giảm xuống.
Quá trình xảy ra nh vậy theo một chu kỳ làm cho đèn 12 và 13 nhấp nháy. Vít 1 hiệu chỉnh tần số nhấp nháy với tần số nhấp nháy khoảng 60-120 lần /phút.