KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ I Kết luận

Một phần của tài liệu Đánh giá tính ổn định về các tính trạng sinh trưởng, phát triển và năng suất của các giống lạc tại một số địa điểm trồng lạc ở nghệ an vụ xuân 2011 luận văn thạc sỹ nông lâm ngư (Trang 82 - 84)

CCC: Chiều cao cây cuối cùng; CDCC1: Chiều dài cành cấp 1 đầu tiên; SLXTCKTH: Số lá xanh còn lại trên thân chính khi thu hoạch

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ I Kết luận

I. Kết luận

1. Thời gian từ gieo đến mọc, đến phân cành cấp 1, đến ra hoa và TGST của giống L26 dài hơn so với các giống thí nghiệm.

2. Chiều cao cây đạt cao nhất ở các giống L17, L19 và L26; giống L14 (đ/c) có chiều cao cây thấp nhất (TB ở 3 địa điểm đạt 45,4 cm). Giống L17 và Q3 có chiều dài cành cấp 1 đầu tiên cao nhất, giống L14 thấp nhất. Số cành cấp 1/cây và tổng số cành/cây của giống L26 và Q3 đạt cao nhất, thấp nhất là giống L14 và Q1. Tổng số lá xanh trên thân chính và số lá xanh còn lại trên thân chính khi thu hoạch của giống Q3 đạt cao nhất trong các giống thí nghiệm. Tổng số lá trên thân chính của giống R02 và số lá xanh còn lại trên thân chính của giống L14 đạt thấp nhất.

3. Giống L26 có khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh tốt nhất, đặc biệt là khả năng chịu hạn. Giống L14 (đ/c) và Q1 có khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh kém nhất.

4. Giống L26 có KL100 quả đạt cao nên năng suất thu được cao nhất (TB 3 điểm đạt 39,9 tạ/ha). Giống L19, LĐN-02 và Q3 có năng suất đạt khá (TB 3 điểm đạt 38 – 39 tạ/ha), các giống còn lại năng suất trung bình. Giống L17 năng suất thấp (TB 3 điểm đạt 34,9 tạ/ha), tương đương đối chứng.

5. Qua kết quả đánh giá tính ổn định và phân tích tương tác giữa kiểu gen và môi trường của 3 chỉ tiêu: Chiều cao cây, số quả chắc/khóm và KL100 quả, chúng tôi có một số kết luận sau:

Chiều cao cây của giống L14 (đ/c), L17, L19, LĐN-01, LĐN-02, Q1 và R03 ổn định tương đối và thích nghi rộng. Giống R02 và Q2 ổn định và thích nghi với môi trường thuận lợi. Giống L26 và Q3 ổn định và thích nghi với môi trường bất lợi.

Số quả chắc/khóm của các giống LĐN-01, Q1, Q2, Q3 và R02 ổn định tương đối và thích nghi rộng. Giống L26, LĐN-02 và R03 ổn định và thích nghi với môi trường thuận lợi. Giống L14, L17, L19 ổn định và thích nghi với môi trường bất lợi.

Qua kết quả phân tích tính ổn định về năng suất của các giống lạc chúng tôi thấy: Giống L14 và R03 có năng suất ổn định và thích nghi với môi trường thuận lợi. Giống LĐN-01 có năng suất ổn định và thích nghi với môi trường bất lợi. Các giống L17, L19, L26, LĐN-02, Q1, Q2, Q3 và R02 có năng suất ổn định và thích nghi rộng.

II. Đề nghị

Dựa trên kết quả nghiên cứu của đề tài, chúng tôi đề nghị:

Giống L26, L19, LĐN-02, Q3 có năng suất cao, ổn định và thích nghi rộng, đề nghị đưa vào cơ cấu trên địa bàn toàn tỉnh.

Đối với vùng đất thung lũng miền núi cao, nơi có điều kiện khí hậu khắc nghiệt nên đưa vào sản xuất giống L26 có khả năng chịu hạn tốt và giống LĐN- 01 có năng suất ổn định và thích nghi với môi trường bất lợi.

Một phần của tài liệu Đánh giá tính ổn định về các tính trạng sinh trưởng, phát triển và năng suất của các giống lạc tại một số địa điểm trồng lạc ở nghệ an vụ xuân 2011 luận văn thạc sỹ nông lâm ngư (Trang 82 - 84)