CCC: Chiều cao cây cuối cùng; CDCC1: Chiều dài cành cấp 1 đầu tiên; SLXTCKTH: Số lá xanh còn lại trên thân chính khi thu hoạch
3.2.1. Tính ổn định về chiều cao cây của các giống thí nghiệm
Tính trạng chiều cao cây do gen trội qui định. Đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và cho năng suất ở cây lạc. Chiều cao cây của từng giống lạc qua các địa điểm khác nhau, với điều kiện đất đai, thời tiết khí hậu khác nhau có sự biến động mạnh. Qua phân tích tính ổn định và tính thích nghi theo phương pháp phân tích hồi qui của Eberhart và Russel; đồng thời phân tích tương tác G x E bằng AMMI chúng ta sẽ có các thông số thống kê thể hiện rõ nét tính ổn định về chiều cao cây của các giống lạc qua ba địa điểm.
Bảng 3.7. Tính ổn định về chiều cao cây của các giống lạc qua 3 địa điểm Giống Trung bình HSHQ Ttn P(HSHQ) bi S 2 di Ftn P(S2 di) L14(đ/c) 45,40 g 0,958 0,884 0,731 0,958 -1,464 0,009 0,079 L17 51,80 a 1,013 0,429 0,633 1,013 -1,473 0,003 0,048 L19 50,70 b 1,087 0,539 0,660 1,087 -1,320 0,107 0,257 L26 51,40 a 0,794 2,010 0,850 0,794 -1,415 0,043 0,169 LĐN-01 49,80 c 0,719 9,261 0,965 0,719 -1,472 0,004 0,050 LĐN-02 49,40 c 1,036 0,424 0,632 1,036 -1,436 0,029 0,139 Q1 49,60 c 0,915 9,058 0,965 0,915 -1,477 0,000 0,018 Q2 47,50 e 1,363 1,878 0,841 1,363 -1,252 0,153 0,301 Q3 47,90 de 0,805 4,228 0,922 0,805 -1,465 0,009 0,077 R02 46,60 f 1,243 2,417 0,871 1,243 -1,417 0,041 0,165 R03 48,20 d 1,067 6,970 0,953 1,067 -1,477 0,000 0,018 TB LSD0,05 48,94 0,64
Ghi chú:Các giá trị trong cột có cùng chữ cái không sai khác ở mức ý nghĩa 0,05 HSHQ: Hệ số hồi qui P: Xác suất
Qua kết quả phân tích ảnh hưởng chính có tính chất bổ sung và tương tác đa phương (AMMI), chúng tôi thu được biểu đồ biplot thể hiện hình ảnh tương tác kiểu gen môi trường phân bố trên đồ thị. Đây là đồ thị có các đường thẳng là các môi trường được nối với nhau bằng một tâm điểm. Theo đồ thị này, các môi trường được biểu thị bằng dạng đoạn thẳng càng ngắn không gây nên tương tác mạnh với các giống, đoạn thẳng càng dài thì tương tác càng mạnh.
Sự tương tác của các kiểu gen với các vùng có thể đọc trực tiếp từ đồ thị bằng cách kẻ đường chiếu từ các điểm của từng giống đến các đường thẳng vùng, những giống càng gần với đường thẳng vùng hoặc gần ở đường kéo dài của đường thẳng đó xa hơn tâm điểm, hoặc nằm ngay trên đường thẳng thì giống này được cho là thích hợp với vùng đó. Ngược lại, để gặp đường chiếu từ điểm của giống đến đường thẳng vùng, phải kéo đường thẳng ngược lại đi qua tâm điểm, thì tương tác giữa giống này với vùng đó là tương tác bất lợi.
Căn cứ vào vị trí sắp xếp của các giống có thể đánh giá tính ổn định dưới ảnh hưởng đa dạng của môi trường. Những giống có vị trí gần tâm điểm của các đường thẳng vùng có tính ổn định hơn những giống nằm xa tâm.
Kết quả ở bảng 3.7 và hình ảnh phân bố các giống và địa điểm chúng ta thấy giống L26 và Q3 có bi < 1 và S2
di nhỏ nên chúng có chiều cao cây ổn định và thích nghi với môi trường bất lợi. Giống Q3 và R02 có bi > 1 và S2
di nhỏ nên chúng có chiều cao cây ổn định và thích nghi với môi trường bất lợi. Các giống còn lại có chiều cao cây ổn định và thích nghi rộng.