Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu Đánh giá tính ổn định về các tính trạng sinh trưởng, phát triển và năng suất của các giống lạc tại một số địa điểm trồng lạc ở nghệ an vụ xuân 2011 luận văn thạc sỹ nông lâm ngư (Trang 34 - 36)

Ở nước ta, qua hàng chục năm trồng lạc, năng suất cũng như sản lượng vẫn còn thấp hơn nhiều nước trên thế giới. Nguyên nhân là do các yếu tố như: yếu tố kinh tế - xã hội (vốn đầu tư cho sản xuất còn thấp, giá sản phẩm không ổn định, hệ thống cung ứng giống còn nhiều bất cập, hệ thống thuỷ lợi chưa được chú trọng xây dựng…); yếu tố phi sinh học (khí hậu, đất đai…); yếu tố sinh học (giống, sâu bệnh…). Mặt khác, phần lớn diện tích trồng lạc ở nước ta nói chung và tỉnh Nghệ An nói riêng đều canh tác trong điều kiện nước trời. Do đó cần phải có các giống lạc có khả năng thích nghi tốt, thể hiện được tiềm năng năng suất của giống trong điều kiện môi trường khó khăn.

Hiện nay thị hiếu người tiêu dùng hướng đến các giống lạc có hạt to, vỏ hạt màu hồng, KL100 hạt lớn ... nhưng thực tế hạt lạc chúng ta sản xuất ra có kích thước, trọng lượng còn khiêm tốn so với thế giới (để đạt trọng lượng 100 gam, lạc của chúng ta phải cần tới 180 – 270 hạt) hơn nữa chất lượng lạc xuất

khẩu ở nước ta đạt mức thấp so với tiên chuẩn thế giới [8, tr.35] . Do đó vai trò của giống càng được nâng cao. Những năm trở lại đây, diện tích đất nông nghiệp của nước ta nói chung và tỉnh Nghệ An nói riêng đang có xu hướng ngày càng giảm, diện tích đất trồng lạc giảm đáng kể từ năm 2005 – 2008 (giảm 13,6 nghìn ha). Trong khi đó yêu cầu về dinh dưỡng để phục vụ nhu cầu trong nước ngày càng tăng. Các nhà dinh dưỡng học dự kiến nhu cầu lạc, vừng của nước ta ước đạt 0,6 kg/người/tháng, hiện nay dân số nước ta khoảng 85 triệu người nên nhu cầu lạc tương ứng là 77 vạn tấn/năm nhưng hiện nay chúng ta chỉ đáp ứng được 5 kg lạc/người/năm [8, tr.35]. Vấn đề này đặt ra yêu cầu bức thiết là một mặt phải đẩy nhanh tăng năng suất để tăng sản lượng lạc, mặt khác phải tiếp tục nâng cao chất lượng để tăng tính cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu. Do đó công tác giống cần phải được quan tâm hơn nữa trong những thập niên tiếp theo.

Nghệ An là tỉnh thuộc khu vực Bắc miền Trung Việt Nam, có diện tích trồng lạc lớn nhất cả nước nhưng năng suất và sản lượng lạc vẫn còn thấp hơn so với các vùng khác. Tuy nhiên, diện tích trồng lạc có xu hướng giảm dần từ năm 2005 đến nay (từ 27.195 ha năm 2005 xuống còn 23.757 ha năm 2009) nên vấn đề tăng năng suất lạc là vô cùng quan trọng. Thực tế ở Nghệ An, trong hai vụ trồng lạc chủ yếu (vụ Đông và vụ Xuân) chúng ta thường gieo trồng các giống năng suất thấp (L14, Sen Nghệ An…). Mặt khác, các giống lạc có năng suất cao lại được trồng ở những điều kiện môi trường chưa thích hợp nên chưa phát huy được hết tiềm năng năng suất của nó. Từ trước tới nay, có rất nhiều đề tài nghiên cứu các biện pháp canh tác kỹ thuật như phân bón, mật độ, thời vụ, sâu bệnh…nhưng chưa có công trình nào đề cập đến tính ổn định, tính thich nghi của các giống lạc qua các điều kiện môi trường. Do đó việc nghiên cứu, phân tích, đánh giá tính ổn định của các giống lạc qua các địa điểm trồng lạc khác nhau là rất cần thiết.

CHƯƠNG II

Một phần của tài liệu Đánh giá tính ổn định về các tính trạng sinh trưởng, phát triển và năng suất của các giống lạc tại một số địa điểm trồng lạc ở nghệ an vụ xuân 2011 luận văn thạc sỹ nông lâm ngư (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w