Kết quả nghiên cứ uở Việt Nam

Một phần của tài liệu Đánh giá tính ổn định về các tính trạng sinh trưởng, phát triển và năng suất của các giống lạc tại một số địa điểm trồng lạc ở nghệ an vụ xuân 2011 luận văn thạc sỹ nông lâm ngư (Trang 30 - 33)

Ở Việt Nam, các đề tài nghiên cứu về tính ổn định của các giống cây trồng còn ít. Đối với cây lạc chưa có công trình nào nghiên cứu tính ổn định của các giống lạc. Ở Nghệ An chưa có một đề tài nghiên cứu tính ổn định, tính thích nghi và tương tác kiểu gen – môi trường ở bất cứ một loại cây trồng nào.

PGS. TS Vũ Đình Hòa và cộng sự (2006) đã tiến hành nghiên cứu tương tác kiểu gen – môi trường, tính ổn định năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất củ ở khoai lang. Tác giả đánh giá 15 giống và dòng khoai lang với giống Hoàng Long làm đối chứng được đánh giá ở 4 môi trường khác nhau trong vụ Xuân và vụ Đông 2005 gồm Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội vụ Xuân và vụ Đông 2005, Liên Hà – Đông Anh vụ Xuân 2005 và Gia Viễn – Ninh Bình vụ Xuân 2005. Trong thí nghiệm này áp dụng phương pháp phân tích phương sai của Wricke (1965). Kết quả cho thấy năng suất của các dòng qua các môi trường biến động trong khoảng 10,54 – 17,69 tấn/ha. Trong đó điểm Đại học Nông nghiệp 1 cho năng suất cao nhất, điểm Gia Viễn – Ninh Bình cho năng suất thấp nhất. Những dòng đạt năng suất cao nhất là 102028-12, 102045-3, 10209-6 và 10209-1. Kết quả phân tích phương sai cho thấy giống đối chứng Hoàng Long có khả năng thích nghi rộng và khá ổn định, những dòng có giá trị sinh thái (Wi) thấp nhất ở cả hai tính trạng gồm 102014-10, 102045-3, 10209-4, 102014-1. Những dòng có giá trị sinh thái thấp, năng suất củ và chất lượng chấp nhận có triển vọng là 10209-4, 102045- 3 và 102014-1 [22].

Nghiên cứu của Lê Quí Tường năm 2002 đã phân tích tính ổn định, tính thích nghi của các giống ngô theo phương pháp của Eberhart và Russell (1966). Qua khảo nghiệm 6 giống ngô lai gồm C919, G5460, DK999, LVN4, Pi3012, P848 năm 1999 – 2000 tại 10 điểm khảo nghiệm kết quả cho thấy giống C919, G5460, Pi3012 có chỉ số thích nghi (bi) vụ Hè Thu từ (+0,174) – (+0,497) và vụ Đông Xuân từ (+0,05) – (+0,510); chỉ số ổn định vụ Hè Thu từ

0,038 – 0,155 và vụ Đông Xuân từ 0,003 – 0,204, nên ba giống này thích nghi tốt trên vùng có khả năng thâm canh cao. Giống DK999, LVN4, P848 thích nghi tốt ở vùng khó khăn và có chỉ số thích nghi mang giá trị âm [6].

Qua kết quả khảo nghiệm giống T7 (G5460 x D10) và T9 (D10 x BOD) qua 3 vụ Đông Xuân 2000 – 2001, Hè Thu 2001 và Đông Xuân 2001 - 2002 tại 9 điểm khảo nghiệm trong mạng lưới khảo nghiệm giống quốc gia, kết quả cho thấy: chỉ số thích nghi và ổn định của giống T9 và T7 khá tốt. Giống T9 có chỉ số thích nghi (bi) là 0,337 và chỉ số ổn định (S2

di) là 0,887 nên giống này thích nghi trên vùng có khả năng thâm canh cao; giống T7 có chỉ số thích nghi (bi) là 0,748 và chỉ số ổn định (S2

di) là 0,339 nên giống này thích nghi rộng trên chân đất từ trung bình đến thâm canh.

TS. Trần Đình Long (1991) đã nghiên cứu tính ổn định kiểu hình và sự khác biệt di truyền của 15 giống đậu tương có nguồn gốc khác nhau qua các tham số ổn định, kết quả cho thấy giống VX9-2 có năng suất 13,49 tạ/ha, chỉ số thích nghi bi = 1,3241; chỉ số ổn định S2

di = 0,0415. Giống Kultivar có năng suất 12,37 tạ/ha, chỉ số thích nghi bi = 0,8246; chỉ số ổn định S2

di = 0,6005 nên hai giống này đều có năng suất cao, ổn định và khả năng thích ứng rộng. Giống D138 năng suất đạt 13,74 tạ/ha, chỉ số thích nghi bi = 1,8548; chỉ số ổn định S2

di = 0,1645 nên đây là giống nhạy cảm nhất, giống này chỉ phát huy được tiềm năng năng suất ở điều kiện môi trường thuận lợi. Giống DT74 có năng suất 11,57 tạ/ha, chỉ số thích nghi bi = 0,6331; chỉ số ổn định S2

di = 0,0383, đây là giống có năng suất trung bình nhưng yếu nhạy cảm, giống này chỉ cho năng suất khá ở điều kiện môi trường không thuận lợi.

Khi nghiên cứu hệ số tương quan giữa biểu hiện kiểu hình (Xi) với các tham số ổn định và giữa các tham số ổn định ở đậu tương cho thấy chiều cao cây, số quả chắc/cây và năng suất hạt có mối tương quan thuận chặt và rất chặt với hệ số hồi qui tuyến tính (bi). Thời gian sinh trưởng và trọng lượng 1000 hạt có hệ số tương quan thuận rất chặt với độ lệch S2

có năng suất cao, số quả chắc/cây nhiều, cao cây thường là các giống nhạy cảm đối với sự thay đối của điều kiện môi trường [8, tr.210-212].

ĐBSCL được xem là vùng trọng điểm sản xuất lúa gạo hàng hóa của cả nước, tuy nhiên giá gạo xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường thế giới thấp hơn giá gạo của một số nước khác như Mỹ, Pakistan, Thái Lan … Nguyên nhân chủ yếu do các giống lúa có phẩm chất gạo tốt chiếm tỉ trọng ít trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta nói chung và ĐBSCL nói riêng. Do đó việc đánh giá phẩm chất gạo là việc làm thường xuyên ở ĐBSCL.

Tỉ lệ bạc bụng và hàm lượng amylose là hai tiêu chuẩn xuất khẩu quan trọng của hạt gạo. Theo kết quả nghiên cứu của Bùi Chí Bửu (1996), Nguyễn Phước Tuyên (1997), Nguyễn Trung Tiền (1998) và Trần Thanh Sơn (2000) cho thấy hai tính trạng tỉ lệ bạc bụng và hàm lượng amylose bị ảnh hưởng bởi tương tác kiểu gen – môi trường nên kém ổn định [3],[10],[12],[20]. Khi nghiên cứu tính ổn định của hai tính trạng này, Th.S Trần Thanh Sơn (2007) tiến hành phân tích tính ổn định qua chỉ số thích nghi (bi) và chỉ số ổn định (S2

di) tỉ lệ bạc bụng và hàm lượng amylose của 10 giống lúa trong 2 vụ Đông Xuân 2003 – 2004 và Hè Thu 2004 tại 7 địa điểm khác nhau của tỉnh An Giang theo mô hình tương tác G x E của Eberhart và Russel và mô hình ảnh hưởng chính có tính chất bổ sung và tương tác đa phương (AMMI). Kết quả cho thấy giống lúa OM 4495, OM 3536 và IR 64 có tính ổn định và thích nghi rộng; giống lúa AS 996, OM 1490 ổn định và thích nghi với điều kiện môi trường kém thuận lợi; giống OM 2517, OM 2705 và OM 2717 ổn định và thích nghi với điều kiện môi trường thuận lợi [1],[21].

Lê Xuân Thái và Nguyễn Bảo Vệ (2005) tiến hành đánh giá tính ổn định phẩm chất gạo của 8 giống lúa cao sản có triển vọng ở ĐBSCL trong vụ Hè Thu 2002 và Đông Xuân 2002 – 2003. Các tính trạng chất lượng gạo của các giống lúa đã được tác giả phân tích tương tác giữa giống và mùa vụ, coi mùa vụ như một môi trường. Kết quả phân tích cho thấy tỉ lệ gạo trắng và gạo nguyên ở cả 8 giống lúa đều tương đương nhau. Phẩm chất gạo của các giống

MTL145, MTL241, MTL250, IR62032, IR64 và VNĐ95-20 thuộc nhóm mềm cơm, độ trở hồ cao, độ bền gel trung bình. Giống MTL233 có chiều dài hạt ngắn. Giống Jasmine, MTL233 có hàm lượng amylose thấp thuộc nhóm cơm dẻo và gạo thơm. Trong vụ Đông Xuân, các đặc tính phẩm chất gạo như tỷ lệ gạo trắng, tỷ lệ gạo nguyên, tỷ lệ gạo bạc bụng, protein, độ bền gel cao hơn vụ Hè Thu [7].

Một phần của tài liệu Đánh giá tính ổn định về các tính trạng sinh trưởng, phát triển và năng suất của các giống lạc tại một số địa điểm trồng lạc ở nghệ an vụ xuân 2011 luận văn thạc sỹ nông lâm ngư (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w