CCC: Chiều cao cây cuối cùng; CDCC1: Chiều dài cành cấp 1 đầu tiên; SLXTCKTH: Số lá xanh còn lại trên thân chính khi thu hoạch
3.2. Đánh giá tính thích nghi và ổn định của các giống lạc thí nghiệm qua ba điểm nghiên cứu
điểm nghiên cứu
Sự thích nghi là một quá trình thay đổi chức năng nào đó của sinh vật, đảm bảo cho chúng sinh trưởng, phát triển trong một môi trường sống nhất định, còn tính thích nghi biểu hiện khả năng thích ứng của sinh vật với những môi trường cụ thể. Theo Juchenko, 1980 có hai loại tính thích nghi: Tính thích nghi di truyền và tính thích nghi không di truyền (thích nghi thường biến). Thích nghi di truyền liên quan đến thay đổi vật chất di truyền. Thích nghi thường biến là phản ứng của cơ thể trước những thay đổi của điều kiện sống, không liên quan
đến sự thay đổi vật chất di truyền, gồm có hai loại. Loại thứ nhất, giá trị tạo bởi kiểu gen (genotype value) không làm thay đổi giá trị kiểu hình (phenotype value) trước sự thay đổi của môi trường. Loại thứ hai, tùy theo sự biến động của môi trường mà giá trị kiểu gen tạo ra làm thay đổi giá trị kiểu hình. Giống có biểu hiện phản ứng loại thứ nhất được đánh giá là có tính ổn định, còn loại thứ hai là không ổn định. Một khi xác định được tính ổn định của giống, ta có thể xác định được mức độ thích nghi của nó [16].
Khi đánh giá tính ổn định và thích nghi của các giống lạc, chúng tôi áp dụng phương pháp phân tích hồi qui tuyến tính của Eberhart và Russel. Đây là phương pháp thống kê mang tính sinh học hợp lí để giải thích và mô tả phản ứng của giống đối với môi trường khác nhau [17].
Hai tham số quan trọng nhất trong đánh giá tính ổn định và thích nghi là chỉ số ổn định (S2
di) và chỉ số thích nghi (bi).
Một giống được coi là ổn định tuyệt đối nếu S2
di = 0 và bi = 1. Khi đó giá trị kiểu hình là một hằng số không đổi trước biến động của môi trường. Trong chọn giống cũng như thực tiễn sản xuất chúng ta rất cần loại giống này. Đây là những giống không biến động lớn khi thay đổi điều kiện gieo trồng, đặc biệt trước những biến đổi bất thường của thời tiết khí hậu. Các giống truyền thống và địa phương nói chung đáp ứng được yêu cầu này. Vì vậy, cần khai thác các giống này trong chương trình tạo giống và cải lương giống cho các vùng sinh thái không thuận lợi.
Nếu S2
di nhỏ dần đến 0 và bi = 1, khi đó giá trị kiểu hình thay đổi theo môi trường, ta kết luận giống ổn định tương đối. Các giống này có phản ứng chặt chẽ với mức độ thuận lợi của điều kiện gieo trồng, đặc biệt về dinh dưỡng và khả năng thâm canh.
Nếu S2
di nhỏ dần đến 0 và bi khác 0, khi đó giá trị kiểu hình quan hệ tuyến tính với chỉ số môi trường. Nếu b = 1: giống thích nghi rộng và ổn định tương
đối. Nếu bi > 1: giống thích nghi với điều kiện môi trường thuận lợi. Nếu bi < 1: giống thích nghi với điều kiện môi trường khó khăn.
Nếu S2
di > 0, giống được coi là không ổn định. Trường hợp này giá trị kiểu hình không chỉ do giá trị kiểu gen và môi trường tạo ra mà còn có cả thành phần tương tác kiểu gen môi trường (GxE). Mối quan hệ giữa kiểu hình và chỉ số môi trường không còn là quan hệ hồi quy, và ta không cần phải xem xét chỉ số thích nghi bi nữa [16].