Khả năng chống chịu sâu bệnh hại và điều kiện ngoại cảnh

Một phần của tài liệu Đánh giá tính ổn định về các tính trạng sinh trưởng, phát triển và năng suất của các giống lạc tại một số địa điểm trồng lạc ở nghệ an vụ xuân 2011 luận văn thạc sỹ nông lâm ngư (Trang 58 - 61)

CCC: Chiều cao cây cuối cùng; CDCC1: Chiều dài cành cấp 1 đầu tiên; SLXTCKTH: Số lá xanh còn lại trên thân chính khi thu hoạch

3.1.4. Khả năng chống chịu sâu bệnh hại và điều kiện ngoại cảnh

Sâu bệnh là một trong những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây lạc; đồng thời là nguyên nhân chính gây thiệt hại về năng suất và sản lượng lạc. Khi bị nhiễm sâu bệnh, cây lạc sinh trưởng và phát triển không bình thường, quá trình sinh lý sinh hoá trong cây bị rối loạn, cây còi cọc và dẫn đến năng suất, phẩm chất giảm.

Ngày nay việc lạm dụng thuốc hoá học BVTV độc hại trong sản xuất nông nghiệp gây nên hiện tượng ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ con người. Vì vậy, việc nghiên cứu khả năng chống chịu sâu bệnh được coi là vấn đề hết sức quan trọng của các nhà chọn tạo giống nhằm tìm ra những giống có khả năng chống chịu tốt với sâu bệnh hại, phù hợp với điều kiện địa phương, đồng thời giảm được chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường và sức khoẻ con người.

Qua điều tra theo dõi sâu bệnh hại trên các giống thí nghiệm tại 3 địa điểm chúng tôi thấy có xuất hiện bệnh gỉ sắt và đốm nâu, tuy nhiên mức độ gây hại chưa ảnh hưởng đến năng suất của các giống lạc. Tỉ lệ chết cây có nhưng không đáng kể.

Bảng 3.4. Khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh của các giống lại vụ Xuân 2011 tại 3 địa điểm

Chỉ tiêu Gỉ sắt (cấp) Đốm nâu (cấp) Chết cây (%) Chịu hạn (điểm) Chịu rét (điểm) HĐ TH CS HĐ TH CS HĐ TH CS HĐ TH CS HĐ TH CS L14(đ/c) 5 3 5 5 5 5 0,5 0,5 0,5 3 3 3 2 3 3 L17 5 3 3 3 3 3 0,5 0,4 0,5 3 3 3 2 2 2 L19 3 3 3 5 5 3 0,4 0,3 0,4 2 2 3 2 2 2 L26 5 3 5 3 3 5 0,2 0,2 0,3 1 1 1 2 2 2 LĐN-01 3 5 5 5 3 5 0,4 0,4 0,5 3 3 3 2 2 2 LĐN-02 3 3 3 5 3 3 0,4 0,3 0,4 3 2 3 2 2 2 Q1 5 5 5 5 5 5 0,4 0,4 0,5 3 3 3 2 2 2 Q2 3 5 5 5 3 5 0,4 0,4 0,4 3 3 3 2 2 2 Q3 5 3 3 3 3 3 0,3 0,4 0,4 3 3 3 2 2 2 R02 5 5 3 3 5 5 0,4 0,4 0,4 3 3 3 2 2 2 R03 5 3 3 3 5 5 0,3 0,3 0,3 3 3 3 2 2 2 Ghi chú: Cấp 1:Rất nhẹ; Cấp 3: nhẹ; Cấp 5: trung bình; Cấp 7: nặng; Cấp 9: Rất nặng

HĐ: Xã Hưng Đông – Tp Vinh; TH: Xã Thanh Hà – huyện Thanh Chương; CS: Xã Cẩm Sơn – huyện Anh Sơn Điểm 1: không bị hại; điểm 2: hại nhẹ; điểm 3: hại trung bình; điểm 4: hại nặng; điểm 5: hại rất nặng

Phương pháp theo dõi và đánh giá khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh, chúng tôi áp dụng theo Quy phạm khảo nghiệm giống lạc Quốc gia 10 TCN 340: 2006 do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành.

Bệnh gỉ sắt (Puccinia arachidis Speg): Bệnh thường xuất hiện ở những lá tương đối già và lá bánh tẻ. Vết bệnh lúc đầu là một điểm nhỏ hơi vàng có nổi gờ. Sau đó vết bệnh to dần cho đến khi đường kính khoảng 2 mm, biểu bì nứt vỡ để lộ ổ bào tử hạ màu gỉ sắt, xung quanh vết bệnh có quầng vàng hẹp. Bệnh nặng làm lá cháy khô và rụng sớm.

Qua theo dõi chúng tôi nhận thấy: Trong tất cả các giống thí nghiệm, giống L19 và LĐN-02 có khả năng kháng bệnh gỉ sắt mạnh nhất (mức điểm 3 tại cả 3 địa điểm). Giống Q1 kháng bệnh gỉ sắt kém nhất (mức điểm 5 tại cả 3 địa điểm).

Bệnh đốm nâu (Cercospora arachidicola Hori): Mặt trên lá bị bệnh xuất hiện vết bệnh hình tròn đường kính từ 1 – 10 mm, có màu vàng nâu, xung quanh có quầng vàng rộng. Trên vết bệnh thường có lớp mốc màu xám. Mặt dưới lá vết bệnh có màu nhạt hơn. Lá bị bệnh chóng tàn và rụng sớm. Theo dõi bệnh đốm nâu trên các giống thí nghiệm chúng tôi nhận thấy: Giống L17 và Q3 có khả năng kháng đốm nâu mạnh nhất (mức điểm 3 tại cả ba môi trường), giống L14 (đ/c) và Q1 nhiễm bệnh đốm nâu ở mức điểm 5 ở cả ba môi trường.

Tỷ lệ chết cây: Nhìn chung các giống thí nghiệm có tỷ lệ chết cây thấp hơn giống đối chứng. Tuy nhiên mức độ chết cây không đáng kể (0,2 – 0,5%).

Khả năng chịu hạn: Qua theo dõi khả năng chịu hạn ở cả 3 địa điểm chúng tôi nhận thấy giống L26 có khả năng chịu hạn tốt. Giống L19 chịu hạn ở mức khá tại Hưng Đông và Thanh Chương, giống LĐN-02 chịu hạn ở mức khá tại điểm Thanh Chương. Các giống còn lại khả năng chịu hạn chỉ ở mức trung bình.

Khả năng chịu rét: Giống L14 (đ/c) chịu rét ở mức trung bình tại Thanh Chương và Anh Sơn, giống Q1 chịu rét ở mức trung bình ở Anh Sơn. Các giống còn lại chịu rét đều ở mức khá.

Một phần của tài liệu Đánh giá tính ổn định về các tính trạng sinh trưởng, phát triển và năng suất của các giống lạc tại một số địa điểm trồng lạc ở nghệ an vụ xuân 2011 luận văn thạc sỹ nông lâm ngư (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w