Thời gian sinh trưởng và phát triển của các giống lạc

Một phần của tài liệu Đánh giá tính ổn định về các tính trạng sinh trưởng, phát triển và năng suất của các giống lạc tại một số địa điểm trồng lạc ở nghệ an vụ xuân 2011 luận văn thạc sỹ nông lâm ngư (Trang 50 - 54)

Thời gian sinh trưởng và phát triển là một chỉ tiêu quan trọng, dựa vào đó để chúng ta bố trí thời vụ thích hợp cho các vùng sinh thái khác nhau và để áp dụng các biện pháp kỹ thuật hợp lý nhằm đưa lại năng suất cao, phẩm chất tốt.

Sinh trưởng và phát triển là kết quả hoạt động tổng hợp của các bộ phận, cơ quan chức năng và các quá trình sinh lý, sinh hoá xảy ra trong cây. Quá trình sinh trưởng của cây lạc từ khi gieo đến thu hoạch trải qua nhiều giai đoạn khác nhau bao gồm: giai đoạn nảy mầm, giai đoạn cây con và trước ra hoa, giai đoạn ra hoa đâm tia làm quả, giai đoạn hình thành quả, hạt và chín.

Thời gian thông qua các giai đoạn phụ thuộc giống, điều kiện ngoại cảnh, điều kiện canh tác. Các giống lạc khác nhau, gieo trồng mùa vụ và điều kiện sinh thái khác nhau thì có thời gian sinh trưởng khác nhau. Mỗi giai đoạn biểu hiện đặc tính sinh lý và khả năng phản ứng với môi trường khác nhau. Nắm được quy luật sinh trưởng và phát triển của cây lạc chúng ta có thể áp dụng các biện pháp kỹ thuật phù hợp cho từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển để hạn chế tối đa các diễn biến bất lợi của thời tiết khí hậu và sâu bệnh hại.

Bảng 3.2. Thời gian sinh trưởng của các giống lạc vụ Xuân 2011 tại 3 địa điểm

Tên giống Mọc Phân cành cấp 1Thời gian từ gieo đến … (ngày)Ra hoa Thu hoạch HĐ TC AS HĐ TC AS HĐ TC AS HĐ TC AS L14(đ/c) 9 9 10 14 13 12 49 48 47 132 130 129 L17 11 10 11 15 14 14 53 51 49 134 132 130 L19 11 9 10 15 15 15 49 47 46 131 128 126 L26 12 12 12 16 16 17 56 56 54 137 137 136 LĐN-01 11 9 10 15 15 16 48 50 52 131 132 134 LĐN-02 11 10 10 15 13 16 49 51 53 131 133 135 Q1 9 9 10 14 16 15 49 50 48 130 131 127 Q2 10 10 11 15 15 16 51 50 52 130 128 131 Q3 11 11 11 15 14 17 51 50 52 129 127 131 R02 10 11 11 15 13 16 51 51 52 131 132 133 R03 10 11 10 15 15 14 52 50 48 134 132 130

Ghi chú: HĐ: Xã Hưng Đông – Tp Vinh

TH: Xã Thanh Hà – huyện Thanh Chương CS: Xã Cẩm Sơn – huyện Anh Sơn

Vào đầu vụ Xuân 2011, tại ba điểm gặp thời tiết rét đậm kéo dài. Do đó thời gian từ gieo đến mọc nói riêng và thời gian sinh trưởng và phát triển nói chung của các giống lạc đều bị kéo dài hơn so với bình thường. Cụ thể:

Thời gian từ gieo đến mọc ở 3 địa điểm biến động từ 9 – 12 ngày. Trong đó giống L26 và Q3 có thời gian từ gieo đến mọc bằng nhau ở cả 3 địa điểm.

+ Tại Hưng Đông, thời gian từ gieo đến mọc dao động từ 9 – 12 ngày. Tất cả các giống đều có thời gian mọc dài hơn đối chứng, trong đó giống L26 có thời gian mọc dài nhất (12 ngày), dài hơn đối chứng 3 ngày.

+ Tại Thanh Chương, thời gian từ gieo đến mọc dao động từ 9 – 12 ngày. Các giống L19, LĐN-01 và Q1 có thời gian mọc tương đương đối chứng (9 ngày). Các giống còn lại dài hơn đối chứng từ 1 – 2 ngày, giống L26 có thời gian mọc dài nhất (12 ngày), dài hơn đối chứng 3 ngày.

+ Tại Anh Sơn, thời gian từ gieo đến mọc dao động từ 10 – 12 ngày. Các giống L19, LĐN-01, LĐN-02, Q1 và R03 tương đương đối chứng (10 ngày), các giống còn lại dài hơn đối chứng 1 – 2 ngày.

Thời gian từ gieo đến phân cành cấp một của các giống và địa điểm khác nhau thì khác nhau. Nhìn chung thời gian từ gieo đến phân cành cấp 1 của các giống lạc qua 3 địa điểm biến động từ 12 – 17 ngày. Cụ thể tại các điểm như sau:

+ Tại Hưng Đông, thời gian từ gieo đến phân cành cấp 1 dao động từ 14 – 16 ngày. Trong đó giống Q1 tương đương đối chứng (14 ngày), các giống còn lại đều dài hơn đối chứng 1 – 2 ngày, trong đó giống L26 dài nhất (16 ngày).

+ Tại Thanh Chương, thời gian từ gieo đến phân cành cấp 1 dao động từ 13 – 16 ngày. Trong đó giống LĐN-02 và R02 tương đương đối chứng (13 ngày). Các giống còn lại có thời gian từ gieo đến phân cành cấp 1 đều dài hơn đối chứng, trong đó giống L26 và Q1 dài nhất (16 ngày), dài hơn đối chứng 3 ngày.

+ Tại Anh Sơn, thời gian từ gieo đến phân cành cấp một dao động từ 12 – 17 ngày. Tất cả các giống thí nghiệm đều dài hơn đối chứng, trong đó giống L26 và Q3 có thời gian từ gieo đến phân cành cấp 1 dài nhất (17 ngày), dài hơn đối chứng 5 ngày.

Thời gian từ gieo đến ra hoa cũng có sự khác nhau giữa các giống và địa điểm khác nhau.

+ Thời gian từ gieo đến ra hoa tại Hưng Đông dao động từ 48 – 56 ngày. Trong đó giống L19, LĐN-01, LĐN-02 và Q1 tương đương giống đối chứng. Các giống còn lại dài hơn đối chứng, trong đó giống L26 có thời gian từ gieo đến ra hoa kéo dài nhất (56 ngày), dài hơn đối chứng 7 ngày.

+ Tại Thanh Chương, thời gian từ gieo đến ra hoa dao động từ 47 – 56 ngày. Trong đó giống L19 có thời gian ra hoa tương đương đối chứng. Các giống còn lại đều dài hơn đối chứng, trong đó giống L26 có thời gian ra hoa dài nhất (56 ngày), dài hơn đối chứng 8 ngày.

+ Tại Anh Sơn, thời gian từ gieo đến ra hoa của các giống dao động từ 47 – 54 ngày. Tất cả các giống đều ra hoa dài hơn đối chứng, giống L26 ra hoa dài nhất (54 ngày), dài hơn đối chứng 7 ngày.

Thời gian sinh trưởng (TGST) của cây lạc được tính từ khi mọc đến chín hoàn toàn. TGST là một đặc tính di truyền của giống, các giống khác nhau có TGST khác nhau. Ngoài ra TGST còn phụ thuộc vào điều kiện môi trường (nhiệt độ, ánh sáng, lượng mưa, …) và kỹ thuật canh tác (bón phân, cách chăm sóc, …). Người ta dựa vào TGST để bố trí thời vụ gieo trồng và cơ cấu cây trồng hợp lý. Mặt khác, TGST là cơ sở khoa học để tác động các biện pháp kỹ thuật, canh tác thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng tạo tiền đề nâng cao năng suất. Việc nghiên cứu TGST có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao năng suất cây lạc. Qua theo dõi TGST của các giống lạc thí nghiệm chúng tôi thấy chúng có sự khác nhau giữa các địa điểm.

+ Tại Hưng Đông, TGST của các giống dao động từ 130 – 137 ngày. Trong đó giống Q1, Q2 và Q3 ngắn hơn đối chứng 2 - 3 ngày; các giống L19, LĐN-01 và LĐN-02 tương đương đối chứng; các giống còn lại đều dài ngày hơn đối chứng, trong đó giống L26 có TGST dài nhất (137 ngày), dài hơn đối chứng 5 ngày.

+ Tại Thanh Chương, TGST của các giống dao động từ 127 – 137 ngày. Trong đó các giống L19, Q2 và Q3 ngắn ngày hơn đối chứng từ 2 – 3 ngày; giống Q1 tương đương đối chứng; các giống còn lại dài ngày hơn đối

chứng, trong đó giống L26 dài ngày nhất (137 ngày), dài hơn đối chứng 7 ngày.

+ Tại Anh Sơn, TGST của các giống dao động từ 126 – 136 ngày. Trong đó giống L19 và Q1 ngắn hơn đối chứng từ 2 – 3 ngày; các giống L17, R03 tương đương đối chứng; các giống còn lại đều dài ngày hơn đối chứng, trong đó giống L26 có TGST dài nhất (136 ngày), dài hơn đối chứng 7 ngày.

Một phần của tài liệu Đánh giá tính ổn định về các tính trạng sinh trưởng, phát triển và năng suất của các giống lạc tại một số địa điểm trồng lạc ở nghệ an vụ xuân 2011 luận văn thạc sỹ nông lâm ngư (Trang 50 - 54)