Các giai đoạn giải quyết vụ án hành chính:

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG (Trang 145 - 146)

- Điều kiện để được hưởng thừa kế:

2. Các loại tố tụng:

2.3.3. Các giai đoạn giải quyết vụ án hành chính:

- Khởi kiện, thụ lý vụ án:

+ Đặc thù của tố tụng hành chính là trước khi khởi kiện vụ án hành chính thì người đi kiện phải khiếu nại với cơ quan nhà nước đã ra quyết định hành chính với người đã có hành vi hành chính;

+ Khi đã hết hạn giải quyết lần đầu (30 ngày) mà khiếu nại không được giải quyết hoặc đã có quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà không đồng ý với quyết định đó thì cá nhân, cơ quan, tổ chức được lựa chọn một trong hai hình thức tiếp theo:

* Khiếu nại lên cơ quan nhà nước cấp trên trực tiếp (Trong trường hợp này thì mất quyền khởi kiện hành hành chính);

* Khởi kiện hành chính ra toà án hành chính (Theo thủ tục giải quyết vụ án).

+ Người khởi kiện phải làm đơn yêu cầu toà án có thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hết hạn giải quyết khiếu nại lần đầu;

+ Sau khi xem xét, nếu toà án xét thấy vụ án hành chính thuộc thẩm quyền của mình thì thông báo cho người khởi kiện nộp tiền tạm ứng án phí. Toà án thụ lý vào ngày người khởi kiện xuất trình biên lai nộp tiền tạm ứng án phí.

- Chuẩn bị xét xử: Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày thụ lý vụ án, toà án phải thông báo cho bên bị kiện và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan biết nội dung vụ kiện.

Những người này phải gửi cho toà án ý kiến của mình bằng văn bản về đơn kiện và các tài liệu khác có liên quan đến việc giải quyết vụ án. Toà án có thể tự mình hoặc uỷ thác cho toà án khác tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ để làm rõ tình tiết của vụ án.

- Xét sơ thẩm.

- Xét xử phúc thẩm: Là việc toà án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thẩm của toà án cấp dưới chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật. Thời hạn kháng cáo, kháng nghị là 10 ngày kể từ ngày toà án ra bản án hoặc quyết định sơ thẩm.

- Thi hành án (Theo thủ tục thi hành án dân sự);

- Giám đốc thẩm hoặc tái thẩm: Giám đốc thẩm là xét lại bản án, quyết định của toà án đã có hiệu lực pháp luật, nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật trong việc xử lý vụ án. Tái thẩm là xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì có những tình tiết mới được phát hiện làm thay đổi nội dung của bản án.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG (Trang 145 - 146)