Một số nội dung cơ bản của Luật đất đa

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG (Trang 134 - 139)

- Điều kiện để được hưởng thừa kế:

2. Một số nội dung cơ bản của Luật đất đa

2.1. Chế độ quản lý và sử dụng đất đai:

2.1.1. Chế độ quản lý nhà nước đối với đất đai (Điều 6 Luật đất đai năm 2003)Theo quy đinh của pháp luật, nhà nước thống nhất quản lý về đất đai. Nội dung quản Theo quy đinh của pháp luật, nhà nước thống nhất quản lý về đất đai. Nội dung quản lý về đất đai bao gồm:

- Nhà nước ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó.

- Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính.

- Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất.

- Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

- Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất. - Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

- Thống kê, kiểm kê đất đai; quản lý tài chính về đất đai.

- Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản. - Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.

- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm về đất đai.

- Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai.

- Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai.

- Nhà nước có chính sách đầu tư cho việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai, xây dựng hệ thống quản lý đất đai hiện đại, đủ năng lực bảo đảm quản lý đất đai có hiệu lực và hiệu quả.

2.1.2. Chế độ sử dụng đất đai:

Nội dung của chế độ sử dụng đất bao gồm các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.

Quyền của người sử dụng đất: người sử dụng đất có các quyền sau đây: - Được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

- Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất.

- Hưởng các lợi ích do công trình của nhà nước về bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp. - Được nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp. - Được nhà nước bảo hộ khi bị người khác xâm phạm đến quyền sử dụng đất hợp pháp của mình.

- Khiếu nại, tố cáo, khiếu kiện về những hành vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai.

- Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, quyền thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất, quyền được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất.

- Quyền lựa chọn hình thức giao đất, thuê đất.

Nghĩa vụ của người sử dụng đất: người sử dụng đất có các nghĩa vụ chung sau đây:

- Sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất, đúng quy định về sử dụng độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên không, bảo vệ các công trình công cộng trong lòng đất và tuân theo các quy định khác của pháp luật.

- Đăng ký quyền sử dụng đất, làm đầy đủ các thủ tục khi chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện các biện pháp bảo vệ đất.

- Tuân theo các quy đinh về bảo vệ môi trường, không làm tổn hại đến lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất có liên quan.

- Tuân theo các quy định của pháp luật về việc tìm thấy vật trong lòng đất.

- Giao lại đất khi nhà nước có nhà nước có quyết định thu hồi đất hoặc khi hết thời hạn sử dụng đất.

2.2. Thủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: đất:

- Thủ tục chuyển đổi quyền sử dụng đất ở nông thôn làm tại UBND cấp xã; ở đô thị làm tại UBND cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

- Thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất làm tại UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

- Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được thực hiện theo các quy định sau đây:

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do cơ quan quản lý nhà nước về đất đai ở trung ương phát hành;

+ UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức sử dụng đất và những đối tượng được Chính phủ quyết định giao đất. UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân;

+ Trong trường hợp thửa đất có nhiều cá nhân không cùng một hộ gia đình hoặc không cùng một tổ chức sử dụng thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp đến từng tổ chức, từng hộ gia đình, từng cá nhân.

BÀI 21:BÀI 21: BÀI 21: PHÁP LUẬT TỐ TỤNG PHÁP LUẬT TỐ TỤNG 1. Một số vấn đề chung: 1.1. Khái niệm:

Pháp luật tố tụng là hệ thống các nguyên tắc, quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội trong việc giải quyết các vụ án dân sự, lao động, hành chính, thương mại và các vụ án hình sự.

Pháp luật tố tụng quy định về thủ tục khởi kiện, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án và giải quyết các vụ tranh chấp pháp luật theo một trình tự thống nhất.

Các văn bản quy phạm pháp luật về tố tụng gồm: Bộ luật tố tụng dân sự, Bộ luật tố tụng hình sự, pháp lệnh về thủ tục giải quyết các vụ án hành chính và một số văn bản khác.

1.2. Các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động tố tụng:

* Nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật:

Mọi công dân không phân biệt nam, nữ, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, địa vị xã hội đều bình đẳng trước pháp luật và trước toà án. Các bên đương sự trong các vụ việc, vụ án dân sự, thương mại, lao động, hành chính đều bình đẳng trong khởi kiện, xuất trình chứng cứ và tranh luận trước phiên toà.

* Nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân:

Các quyền cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp 1992. Trong quá trình tố tụng, các cơ quan tiến hành tố tụng, các tổ chức, cá nhân phải tôn trọng quyền cơ bản của công dân, không ai được xâm phạm.

Trong hoạt động tố tụng, các quyền cơ bản của công dân được đảm bảo bằng nhiều biện pháp như: xử lý hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những ai có hành vi bức cung, mớm cung, dùng nhục hình, tra trấn người bị tạm giam, tạm giữ, hoặc làm sai lệch hồ sơ vụ án, ra bản án trái pháp luật, …

* Nguyên tắc tôn trọng sự thật khách quan:

Toà án muốn đưa ra phán quyết đúng thì phải dựa trên những chứng cứ thật phản ánh bản chất khách quan của vụ việc.

* Nguyên tắc độc lập xét xử của toà án:

Khi xét xử, thẩm phán và hội thẩm nhân dân không lệ thuộc vào ý kiến của bất kỳ một cơ quan nào, tổ chức nào. Họ độc lập trong xét xử và chỉ tuân theo pháp luật. Không ai có quyền can thiệp vào công việc xét xử của toà án.

* Nguyên tắc hai cấp xét xử:

Toà án xét xử một vụ án, giải quyết một vụ tranh chấp theo hai cấp: Cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên bản án sơ thẩm, nếu bản án bị kháng cáo hoặc kháng nghị thì sẽ được toà án cấp trên xét xử theo trình tự phúc thẩm. Bản án phúc thẩm có hiệu lực ngay. Nếu bản án phúc thẩm vẫn bị kháng nghị thì sẽ được toà án xem xét theo một trình tự đặc biệt là giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.

* Nguyên tắc xét xử công khai:

Các vụ án hình sự, dân sự, thương mại, lao động, hôn nhân và gia đình được xét xử công khai. Mọi người đều có quyền tham dự phiên toà. Trường hợp cần giữ bí mật nhà nước, bí mật kinh doanh, bí mật đời tư hoặc có liên quan đến đạo đức xã hội thì có thể xử kín nhưng phần tuyên án phải tuyên bố công khai.

* Nguyên tắc đảm bảo quyền bào chữa của bị can, bị cáo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự:

Bị can, bị cáo và các bên đương sự có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa cho mình. Người bào chữa có thể là luật sư hay bào chữa viên nhân dân.

* Nguyên tắc toà án xét xử tập thể và quyết định theo đa số:

Toà án xét xử thông qua hội đồng xét xử với số lẻ ít nhất là 3 người gồm một hội thẩm và hai hội thẩm nhân dân. Khi xét xử, hội thẩm nhân dân ngang quyền với thẩm phán. Quyết định cuối cùng trong quá trình xét xử phải biểu quyết theo đa số.

1.3. Cơ quan tiến hành tố tụng: 1.3.1. Cơ quan điều tra: 1.3.1. Cơ quan điều tra:

Cơ quan điều tra thực hiện nhiệm vụ điều tra các vụ án hình sự. Hệ thống cơ quan điều tra gồm: Hệ thống cơ quan điều tra thuộc lực lượng cảnh sát, cơ quan điều tra của lực lượng an ninh nhân dân, cơ quan điều tra thuộc quân đội nhân dân và cơ quan điều tra của viện kiểm sát nhân dân.

Một số tổ chức khác được giao thực hiện một số hoạt động điều tra như bộ đội biên phòng, cơ quan hải quan, kiểm lâm, lực lượng cảnh sát biển, cơ quan lãnh sự thuộc cơ quan ngoại giao ở nước ngoài, …

1.3.2. Viện kiểm sát nhân dân:

Viện kiểm sát nhân dân có chức năng thực hành quyền công tố, nghĩa là viện kiểm sát thay mặt Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam lập bản cáo trạng truy tố một người có hành vi phạm tội ra trước toà án. Ngoài ra, viện kiểm sát còn có chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp.

1.3.3. Toà án nhân dân:

Toà án nhân dân là cơ quan xét xử và giải quyết tranh chấp của Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Các toà án gồm:

- Toà án nhân dân tối cao;

- Các toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Các toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; - Các toà án quân sự.

1.3.4. Cơ quan thi hành án:

Cơ quan thi hành án gồm: Cơ quan thi hành án hình sự và cơ quan thi hành án dân sự:

- Cơ quan thi hành án hình sự: Thuộc lực lượng công an nhân dân, thi hành hình phạt tù, trục xuất, tham gia thi hành án tử hình;

- Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn tổ chức theo dõi việc thi hành án treo, cải tạo không giam giữ, thi hành quản chế, cấm cư trú, tước một số quyền công dân, cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm một số nghề nhất định;

- Cơ quan thi hành án dân sự: Phòng thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đội thi hành án huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, phòng thi hành án thuộc Bộ quốc phòng;

- Uỷ ban nhân dân cấp xã đôn đốc thi hành các vụ việc có giá trị dưới 500.000 đồng.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG (Trang 134 - 139)