Đối tượng điều chỉnh của Luật Hành chính:

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG (Trang 74 - 75)

- Trách nhiệm hình sự: Là trách nhiệm do tòa án áp dụng đối với người phạm tội theo quy định của Bộ luật Hình sự;

2. Đối tượng điều chỉnh của Luật Hành chính:

Luật Hành chính có đối tượng điều chỉnh chủ yếu trong các quan hệ sau:

- Việc thành lập, cải tiến cơ cấu, bộ máy, cải tiến chế độ làm việc, hoàn chỉnh các quan hệ công tác của các cơ quan nhà nước;

- Hoạt động quản lý kinh tế, văn hóa – xã hội, quốc phòng, an ninh chính trị và trật tự xã hội;

- Trực tiếp phục vụ các nhu cầu về vật chất và tinh thần của nhân dân;

- Hoạt động kiểm tra, giám sát đối với việc thực hiện pháp luật của các cơ quan, đơn vị trực thuộc, các tổ chức và cá nhân;

- Xử lý các cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm trật tự quản lý hành chính.

Đối tượng điều chỉnh của Luật Hành chính được chia thành 3 nhóm:

- Nhóm 1: Các quan hệ quản lý phát sinh trong quá trình các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện hoạt động chấp hành – điều hành trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, cụ thể:

+ Quan hệ phát sinh giữa cơ quan hành chính nhà nước cấp trên với cơ quan hành chính nhà nước cấp dưới (như giữa Chính phủ với Bộ, Uỷ ban nhân dân cấp Tỉnh, giữa Uỷ ban nhân dân cấp Tỉnh với Uỷ ban nhân dân cấp Huyện, …);

+ Quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung với cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn cùng cấp (như giữa Chính phủ với Bộ giáo dục và đào tạo, giữa Uỷ ban nhân dân Tỉnh với Sở giáo dục và đào tạo, …);

+ Quan hệ phát sinh giữa cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn ở trung ương với cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung ở cấp Tỉnh nhằm thực hiện chức năng theo pháp luật (như giữa Bộ Tài nguyên & Môi trường với Uỷ ban nhân dân Tỉnh, …);

+ Quan hệ phát sinh giữa cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương với các đơn vị trực thuộc trung ương đóng tại địa phương đó (như giữa Uỷ ban nhân dân Quận Thủ Đức với Đại học Quốc gia TP.HCM đang đóng tại địa bàn Quận);

+ Quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước với các tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế (như giữa Uỷ ban nhân dân Quận với các doanh nghiệp đóng trên địa bàn Quận, …);

+ Quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước với công dân.

- Nhóm 2: Các quan hệ quản lý hành chính hình thành trong quá trình các cơ quan nhà nước xây dựng và củng cổ chế độ công tác nội bộ của cơ quan nhằm ổn định về tổ chức để hoàn thành chức năng, nhiệm vụ của mình.

- Nhóm 3: Các quan hệ quản lý hình thành trong quá trình các cá nhân và tổ chức được nhà nước trao quyền thực hiện hoạt động quản lý hành chính nhà nước trong một số trường hợp cụ thể do pháp luật quy định.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(146 trang)
w