Phân loại hợp đồng:

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG (Trang 100 - 102)

- Đối với người sử dụng lao động:

6. Một số nội dung cơ bản của Luật dân sự:

6.1.3. Phân loại hợp đồng:

Căn cứ theo nhiều phương diện khác nhau sẽ phân loại hợp đồng khác nhau, có một số cách phân loại chủ yếu như sau:

- Căn cứ vào tính chất có đi, có lại về lợi ích vật chất giữa các bên tham gia hợp đồng, chúng ta phân chia hợp đồng thành hợp đồng có và không có đền bù:

+ Hợp đồng có đền bù: Là hợp đồng mà cả hai bên đều nhận được lợi ích từ việc thực hiện hợp đồng. Ví dụ hợp đồng mua bán, …;

+ Hợp đồng không có đền bù: Là hợp đồng trong đó một bên có lợi ích từ việc thực hiện hợp đồng của bên kia, còn bên kia không có lợi ích gì. Ví dụ hợp đồng tặng cho, ….

- Căn cứ vào thời điểm có hiệu lực của hợp đồng, chúng ta chia hợp đồng thành hợp đồng ưng thuận và hợp đồng thực tế:

+ Hợp đồng ưng thuận: Là hợp đồng có hiệu lực nhờ sự đồng ý của các bên. Ví dụ, hợp đồng mua bán, hợp đồng ủy quyền, … ;

+ Hợp đồng thực tế: Là hợp đồng có hiệu lực nhờ một bên giao vật cho bên kia. Ví dụ, hợp đồng tặng cho, hợp đồng hứa thưởng, …

- Căn cứ vào sự phụ thuộc lẫn nhau về hiệu lực pháp luật của các hợp đồng, chúng ta chia hợp đồng thành hợp đồng chính và hợp đồng phụ:

+ Hợp đồng chính: Là hợp đồng mà hiệu lực của nó không phụ thuộc vào các hợp đồng khác. Ví dụ, hợp đồng vay, … ;

+ Hợp đồng phụ: Là hợp đồng có hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính. Ví dụ, hợp đồng bảo lãnh, …

- Căn cứ vào hình thức của hợp đồng, chúng ta phân thành hợp đồng viết và hợp đồng miệng:

+ Hợp đồng miệng: Ví dụ như hợp đồng mua bán thông thường, hợp đồng tặng cho, …;

+ Các hợp đồng cần phải được lập thành văn bản mới có hiệu lực: Hợp đồng kinh tế, hợp đồng thuê nhà, hợp đồng chuyển nghĩa vụ, hợp đồng ủy quyền, hợp đồng mua bán nhà, hợp đồng liên quan đến các biện pháp bảo đảm (cầm cố, thế chấp) và hợp đồng li xăng (chuyển giao công nghệ).

- Dựa theo căn cứ tư cách của chủ thể, chúng ta phân thành hợp đồng dân sự và hợp đồng kinh tế (hợp đồng thương mại):

+ Hợp đồng dân sự: Là hợp đồng nhằm mục đích phục vụ đời sống tiêu dùng hằng ngày;

+ Hợp đồng kinh tế: Là hợp đồng giao kết giữa các chủ thể có đăng ký kinh doanh nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận và các lợi ích kinh tế khác.

- Ngoài ra, còn nhiều tiêu chí và cách phân loại khác.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG (Trang 100 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(146 trang)
w