Khái quát chung về Luật đất đa

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG (Trang 133 - 134)

- Điều kiện để được hưởng thừa kế:

1. Khái quát chung về Luật đất đa

1.1. Khái niệm:

Luật đất đai là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm thiết lập quan hệ đất đai trên cơ sở chế độ sở hữu toàn dân về đất đai và sự bảo hộ đầy đủ của nhà nước đối với các quyền của người sử dụng đất.

1.2. Đối tượng điều chỉnh:

Đối tượng điều chỉnh của Luật đất đai bao gồm các quan hệ phát sinh trong quá trình chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đất đai mà nhà nước – một người đại diện chủ sở hữu nhưng tạo điều kiện tối đa để các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân thụ hưởng các quyền của người sử dụng đất và gánh vác trách nhiệm pháp lý của họ.

1.3. Phương pháp điều chỉnh:

Phương pháp điều chỉnh của luật đất đai là cách thức, biện pháp mà các quy phạm pháp luật đất đai tác động vào cách xử sự của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật đất đai.

Luật đất đai có 2 phương pháp điều chỉnh:

- Phương pháp hành chính- mệnh lệnh: đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý nên nhà nước là chủ sở hữu đất đai. Nhà nước có quyền yêu cầu chủ thể sử dụng đất phải tuân theo các quyết định mang tính chất mệnh lệnh. Các quan hệ sử dụng đất gắn chặt với mục đích và kế hoạch sử dụng đất của nhà nước. Nhà nước ra các quyết định như giao đất, thu hồi đất, cho thuê đất, giải quyết tranh chấp về đất đai và bắt buộc người sử dụng đất phải tuân theo.

- Phương pháp bình đẳng, thoả thuận: các chủ thể sử dụng đất có quyền bình đẳng, tự do thỏa thuận với nhau trong khuôn khổ pháp luật để thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, góp vốn, thừa kế … quyền sử dụng đất.

1.4. Các nguyên tắc cơ bản của Luật đất đai:

- Nguyên tắc đất đai thuộc sỡ hữu toàn dân do nhà nước đại diện chủ sở hữu. - Nguyên tắc nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch của pháp luật - Nguyên tắc sử dụng đất đai hợp lý và tiết kiệm.

- Nguyên tắc ưu tiên bảo vệ và phát triển quỹ đất nông nghiệp. - Nguyên tắc thường xuyên cải tạo và bồi bổ đất đai…

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG (Trang 133 - 134)