Các Viện kiểm sát quân sự được tổ chức trong Quân đội nhân dân Việt Nam bao gồm: Viện kiểm sát quân sự trung ương, các Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG (Trang 29 - 32)

gồm: Viện kiểm sát quân sự trung ương, các Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương, các Viện kiểm sát quân sự khu vực.

SƠ ĐỒ BỘ MÁY NHÀ NƯỚC THEO HIẾN PHÁP 1992QUỐC HỘI QUỐC HỘI UBTV QUỐC HỘI CHỦ TỊCH NƯỚC CHÍNH PHỦ CHÁNH ÁN TAND TỐI CAO VIỆN TRƯỞNG VKS ND TỐI CAO HĐND TỈNH UBND TỈNH TAND TỈNH VIỆN TRƯỞNG VKSND TỈNH HĐND HUYỆN UBND HUYỆN TAND HUYỆN VIỆN TRƯỞNG VKSND HUYỆN HĐND XÃ UBND XÃ

NHÂN DÂN BẦU

BÀI 5:

BÀI 5:

NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀNNHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN

1. Định nghĩa nhà nước pháp quyền:

Nhà nước pháp quyền là một hình thức tổ chức nhà nước với sự phân công lao động khoa học, hợp lý giữa các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, có cơ chế kiểm soát quyền lực, nhà nước được tổ chức và hoạt động trên cơ sở pháp luật, nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, pháp luật có tính khách quan, nhân đạo, công bằng, tất cả vì lợi ích chính đáng của con người.

2. Đặc điểm của nhà nước pháp quyền:

Hiện nay có nhiều quan điểm, lý luận về nhà nước pháp quyền, theo cách hiểu phổ biến nhất, nhà nước pháp quyền được thể hiện ở những điểm như sau:

Thứ nhất, tổ chức nhà nước được thiết kế, hoạt động trên cơ sở pháp luật, bản thân nhà nước cũng đặt mình trong khuôn khổ pháp luật. Hình thức tổ chức nhà nước được xây dựng trên cơ sở của sự phân công lao động hợp lý giữa các loại cơ quan trong bộ máy nhà nước: Lập pháp, hành pháp và tư pháp. Một hình thức nhà nước mà nền tư pháp được tổ chức khoa học, có hiệu quả và độc lập chỉ tuân theo pháp luật. Trong nhà nước pháp quyền phải hiện hữu một nền hành chính trong sạch, hiệu quả, phục vụ tốt những nhu cầu đa dạng, chính đáng của cá nhân, tổ chức.

Thứ hai, một hình thức tổ chức nhà nước mà pháp luật có vị trí, vai trò xã hội to lớn, là phương tiện điều chỉnh quan trọng hàng đầu đối với các quan hệ xã hội, là công cụ của nhà nước và toàn xã hội. Nhấn mạnh đến vị trí, vai trò của pháp luật, song nhà nước pháp quyền không loại trừ đạo đức.

Thứ ba, pháp luật trong nhà nước pháp quyền thực sự vì con người. Theo đó, pháp luật là công cụ ghi nhận các quyền con người, quy định cơ chế bảo đảm và bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của công dân. Tuân thủ pháp luật là nghĩa vụ của nhà nước, cá nhân và tổ chức, không có ngoại lệ nào.

CHƯƠNG 2:CHƯƠNG 2: CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT BÀI 6: BÀI 6:

BẢN CHẤT, ĐẶC TRƯNG VÀ VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT

BẢN CHẤT, ĐẶC TRƯNG VÀ VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT

1. Khái niệm và dấu hiệu đặc trưng của pháp luật:

1.1. Khái niệm pháp luật:

Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung, do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, được nhà nước đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị.

1.2. Dấu hiệu đặc trưng (thuộc tính) của pháp luật:

So với các loại quy phạm khác trong đời sống xã hội, pháp luật có ba dấu hiệu đặc trưng sau đây:

1.2.1. Tính quy phạm phổ biến:

- Pháp luật là khuôn mẫu, chuẩn mực cho hành vi xử sự của con người được xác định cụ thể;

- Pháp luật đưa ra giới hạn cần thiết mà nhà nước quy định để các chủ thể có thể xử sự một cách tự do trong khuôn khổ cho phép;

- Pháp luật có phạm vi tác động rộng lớn: điều chỉnh những quan hệ xã hội cơ bản, phổ biến, điển hình; tác động đến mọi cá nhân, tổ chức trong những điều kiện, hoàn cảnh mà nó đã dự liệu.

1.2.2. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức:

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(146 trang)
w