BÀI 19: LUẬT THƯƠNG MẠ

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG (Trang 126)

- Điều kiện để được hưởng thừa kế:

BÀI 19: LUẬT THƯƠNG MẠ

LUẬT THƯƠNG MẠI

LUẬT THƯƠNG MẠI

Pháp luật được xây dựng để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Trong các quan hệ xã hội đó có một bộ phận quan trọng là các quan hệ kinh tế - thương mại. Pháp luật điều chỉnh các quan hệ kinh tế - thương mại tạo thành ngành luật thương mại – một lĩnh vực pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng trong bất cứ một quốc gia nào. Quan hệ thương mại là các quan hệ xã hội phát sinh trong các khâu của quá trình tái sản xuất xã hội từ sản xuất, trao đổi đến phân phối, tiêu dùng trong mọi lĩnh vực của nền kinh tế (công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, vận tải, thương mại…).

Các quan hệ xã hội trong lĩnh vực thương mại rất đa dạng, bao gồm: quan hệ sở hữu, quan hệ lao động, quan hệ trao đổi hàng hóa, dịch vụ, quan hệ thuế, …Vì vậy, pháp luật kinh tế cũng có sự phân định thành các ngành luật khác nhau, đó là luật thương mại, luật tài chính, luật lao động, luật đất đai, …Do đó, có thể nhận thấy rằng Luật Thương mại là một bộ phận của pháp luật kinh tế điều chỉnh những quan hệ trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh giữa các chủ thể hoạt động thương mại.

Như vậy, Luật Thương mại là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, là tổng thể các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức, quản lý và hoạt động của sản xuất kinh doanh giữa các doanh nghiệp với nhau và giữa doanh nghiệp với các cơ quan quản lý nhà nước.

1. 2. Đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh:

1.2.1. Đối tượng điều chỉnh:

Là vấn đề nhà nước sử dụng Luật Thương mại để can thiệp vào đời sống kinh tế, định hướng cho các hành vi của các chủ thể phù hợp với yêu cầu của pháp luật. Luật Thương mại điều chỉnh những nhóm quan hệ xã hội sau:

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG (Trang 126)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(146 trang)
w