Liên hệ với thực tiễn tại Việt Nam:

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG (Trang 35 - 37)

- Sự tác động của pháp luật đối với nhà nước: quyền lực nhà nước chỉ có thể được triển khai và có hiệu lực trên cơ sở pháp luật Đồng thời, nhà nước cũng phải tôn trọng

3. Liên hệ với thực tiễn tại Việt Nam:

3.1. Đặc trưng cơ bản của pháp luật xã hội chủ nghĩa:

- Pháp luật xã hội chủ nghĩa thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động: Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là lãnh đạo nhân dân xây dựng một xã hội mới giàu mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh, cá nhân có quyền tự do, có cơ hội phát triển toàn diện. Giữa giai cấp công nhân, các giai cấp, tầng lớp xã hội khác đều có chung lợi ích cơ bản, lâu dài, có sự đồng thuận về tinh thần, tư tưởng và mục tiêu phát triển;

- Pháp luật xã hội chủ nghĩa có tính quy phạm tiên tiến: Tính chất tiên tiến của pháp luật xã hội chủ nghĩa thể hiện ở chỗ: Pháp luật là thể chế hoá đường lối, chính sách của Đảng đảm bảo cho xã hội phát triển giàu mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh, đảm bảo tất cả vì hạnh phúc của con người; pháp luật ghi nhận và phát huy những giá trị văn hoá, đạo đức truyền thống, xác lập những giá trị văn hoá mới, con người mới xã hội chủ nghĩa, bài trừ những tập quán lạc hậu, lối sống lai căng, chủ nghĩa cá nhân, … giáo dục nhân sinh quan đúng đắn, giáo dục ý thức tổ chức kỷ luật, trách nhiệm công dân, …

- Pháp luật xã hội chủ nghĩa được đảm bảo thực hiện chủ yếu trên cơ sở giáo dục, thuyết phục: Nhà nước tiến hành nhiều biện pháp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao trình độ văn hoá, ý thức pháp luật cho nhân dân để họ tự giác thực hiện pháp luật. Chỉ sử dụng biện pháp cưỡng chế khi thực sự cần thiết mà biện pháp giáo dục, thuyết phục không phát huy hiệu quả.

3.2. Vai trò của pháp luật ở nước ta: 3.2.1. Đối với sự lãnh đạo của Đảng: 3.2.1. Đối với sự lãnh đạo của Đảng:

- Pháp luật là phương tiện để thể chế hoá đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng thành những quy định cụ thể trong nội dung của pháp luật;

- Pháp luật là công cụ chuyển tải đường lối, chính sách của Đảng vào cuộc sống; - Thông qua thực hiện pháp luật, Đảng kiểm nghiệm đường lối, chính sách của mình trong thực tiễn;

- Pháp luật là phương tiện phân định vai trò lãnh đạo của Đảng đối với vai trò tổ chức, quản lý, điều hành của nhà nước.

3.2.2. Đối với Nhà nước:

Pháp luật là công cụ, phương tiện để xây dựng, hoàn thiện bộ máy nhà nước và tổ chức quản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội.

3.2.3. Đối với quyền làm chủ của nhân dân:

Pháp luật là công cụ, phương tiện để thực hiện và bảo vệ quyền làm chủ của nhân dân thông qua việc ghi nhận và phân định các quyền và nghĩa vụ của công dân, bảo đảm cho những quyền và nghĩa vụ đó được thực hiện trên thực tế.

- Pháp luật tạo cơ sở pháp lý để nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kinh tế, bảo đảm phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, hoạt động theo cơ chế thị

trường, định hướng xã hội chủ nghĩa;

- Pháp luật tạo môi trường pháp lý thuận lợi nhằm huy động mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế, tăng nhanh quy mô và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất để xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội.

3.2.5. Đối với văn hoá, tư tưởng:

Pháp luật có vai trò bảo tồn, phát huy các giá trị tốt đẹp của nền văn hoá truyền thống, xây dựng nền văn hoá mới xã hội chủ nghĩa bảo đảm phát triển nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

3.2.6. Đối với đạo đức:

Thực hiện pháp luật hoàn toàn tự giác sẽ trở thành giá trị đạo đức trong xã hội văn minh. Mặt khác, pháp luật có các quy định nhằm bảo vệ và phát triển đạo đức mới; ngăn chặn, lên án và xử lý những hành vi vi phạm đạo đức, sự thoái hoá, biến chất về đạo đức.

3.2.7. Đối với công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội: đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội:

Pháp luật xác định và phân loại những hành vi nguy hiểm cho xã hội và đưa ra các biện pháp điều chỉnh phù hợp, là công cụ sắc bén để đấu tranh phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG (Trang 35 - 37)