Xử phạt vi phạm hành chính:

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG (Trang 78 - 79)

- Trách nhiệm hình sự: Là trách nhiệm do tòa án áp dụng đối với người phạm tội theo quy định của Bộ luật Hình sự;

9. Xử phạt vi phạm hành chính:

9.1. Khái niệm:

Xử phạt vi phạm hành chính là hoạt động của các chủ thể có thẩm quyền, căn cứ vào các quy định pháp luật hiện hành về xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng các biện pháp xử phạt hành chính và các biện pháp cưỡng chế hành chính khác đối với tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính.

9.2. Nguyên tắc xử phạt hành chính:

- Việc xử phạt hành chính phải đúng thẩm quyền;

- Việc xử phạt phải đúng nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa; - Chỉ xử phạt khi có hành vi vi phạm hành chính;

- Việc xử phạt phải tiến hành kịp thời, khách quan, công bằng;

- Một hành vi chỉ bị xử phạt một lần. Một người thực hiện nhiều hành vi thì xử phạt theo từng hành vi. Nhiều người cùng thực hiện một hành vi thì mỗi người đều bị xử phạt;

- Không xử phạt hành chính trong tình thế cấp thiết, sự kiện bất ngờ, phòng vệ chính đáng hoặc chủ thể mắc bệnh tâm thần.

9.3. Các hình thức xử phạt hành chính:

- Cảnh cáo: Áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm nhỏ, lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ hoặc do người chưa thành niên vi phạm;

- Phạt tiền: Áp dụng trong trườn hợp không phải là cảnh cáo, được pháp luật quy định cụ thể trong văn bản chuyên ngành;

- Trục xuất: Buộc người nước ngoài vi phạm phải rời khỏi lãnh thổ của quốc gia; * Ngoài các hình thức xử phạt chính, còn một số hình thức xử phạt bổ sung như: - Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề: Tước quyền sử dụng có thời hạn hoặc không thời hạn khi cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng những quy định trong việc sử dụng các giấy tờ đó;

- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm;

- Buộc khắc phục hậu quả, giáo dục bắt buộc, quản chế, ….

9.4. Thẩm quyền xử phạt:

Thẩm quyền xử phạt rất rộng, bao gồm: Ủy ban nhân dân các cấp, Cơ quan công an nhân dân, Bộ đội biên phòng, Cơ quan hải quan, Cơ quan thuế, Cơ quan quản lý thị trường, Thanh tra chuyên ngành, ….

9.5. Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính:

- Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính là một năm kể từ ngày vi phạm hành chính được thực hiện;

- Đối với một số loại vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài chính, xây dựng, môi trường, nhà ở, đất đai, xuất bản, xuất khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, các hành vi buôn lậu, buôn bán hàng giả, … thì thời hiệu được tính là hai năm kể từ ngày vi phạm hành chính được thực hiện.

BÀI 15:

BÀI 15:

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(146 trang)
w