trong thơng mại quốc tế
Như đã phân tích ở trên, với ba dòng lưu thông hàng hoá cơ bản là hàng hoá xuất nhập khẩu từ công ty mẹ, hàng hoá bán ra từ các chi nhánh ở
nước ngoài và hàng hoá trao đổi nội bộ giữa các công ty trong cùng một tập đoàn xuyên quốc gia, các công ty xuyên quốc gia chi phối hầu hết các chu chuyển hàng hoá giữa các quốc gia, thu hút phần lớn các sản phẩm vào các kênh lưu thông xuyên quốc gia của mình. Do vậy, giá cả trong các hợp đồng giao dịch của các công ty xuyên quốc gia có ảnh hưởng rất lớn đến giá cả hàng hoá trên thị trờng thế giới.
Để thu đợc lợi nhuận cao ở các nước đang phát triển, các công ty xuyên quốc gia không chỉ dựa vào ưu thế của mình về vốn, công nghệ, kiến thức quản lý và mạng lới thị trường quốc tế rộng lớn mà chúng còn tìm nhiều cách để tránh thuế nước nhận đầu tư, trong đó đặc biệt là sử dụng giá chuyển giao giữa các công ty chi nhánh của chúng. Giá chuyển giao (transfer price) là giá được áp dụng giữa các công ty chi nhánh của cùng một công ty xuyên quốc gia ở các nước khác nhau. Nó hình thành không theo quy luật cung cầu mà do sự thoả thuận của các chi nhánh ở các nước khác nhau dưới sự điều khiển từ một trung tâm của công ty mẹ.
Nguyên nhân chủ yếu hình thành giá chuyển giao là có sự chênh lệch đáng kể tỷ lệ thuế lợi nhuận giữa các nước nhận đầu tư mà tại đó có sự hoạt động của các chi nhánh của công ty xuyên quốc gia. Hơn nữa, nó còn phụ thuộc vào trình độ quản lý của nước chủ nhà. Thuế lợi nhuận càng cao thì lợi nhuận sau thuế càng thấp, vì thế các công ty xuyên quốc gia đã sử dụng giá chuyển giao để tăng giá thành sản phẩm, dẫn đến làm giảm lợi nhuận chịu thuế. Hành động này dễ thực hiện đối với những nước chủ nhà có trình độ quản lý thấp và hệ thống luật pháp thiếu chặt chẽ.
Thông thường, giá chuyển giao được áp dụng phổ biến trong các ngành công nghiệp lắp ráp và chế tạo. Các chi nhánh của công ty xuyên
quốc gia cung cấp phụ tùng hoặc sản phẩm cho nhau với giá cả thoả thuận mà không căn cứ vào giá thị trường. Phần lợi nhuận bị mất của chi nhánh và nước nhập khẩu sẽ chuyển sang lợi nhuận gia tăng của chi nhánh và nước xuất khẩu. Đối với nước có chi nhánh xuất khẩu thì phần lợi nhuận gia tăng như là tặng vật của nước nhập khẩu, còn đối với chi nhánh xuất khẩu phải trả lại một phần lợi nhuận gia tăng này bằng đúng một phần bị mất cho chi nhánh nhập khẩu.
Theo luật pháp quốc tế, giá cả trao đổi sản phẩm, dịch vụ giữa các công ty chi nhánh trong nội bộ công ty xuyên quốc gia phải được xác định trên cơ sở tiêu chuẩn giá thị trường mà không tính đến yếu tố quan hệ giữa chúng. Tuy nhiên, trên thực tế, ít có công ty xuyên quốc gia nào tuân thủ theo đúng yêu cầu đó của luật pháp quốc tế mà thường định giá chuyển giao theo cách có lợi nhất cho mình. Khi các công ty này định giá cao hơn hoặc thấp hơn giá thị trường thì xảy ra hiện tượng chuyển giá. Hiện tượng chuyển giá diễn ra theo hai chiều hướng cơ bản là nâng giá đầu vào (tài sản góp vốn, chi phí nguyên vật liệu, chi phí khấu hao tài sản cố định và các chi phí khác như chi phí quản lý, tiếp thị, quảng cáo...) và giảm giá đầu ra (giá bán sản phẩm).
Khi thực hiện việc chuyển giá, các công ty xuyên quốc gia thường nhằm vào ba mục đích. Thứ nhất là chuyển thu nhập từ một nước có thuế cao sang một nước có thuế thấp, làm giảm đi số lợi tức, số thu nhập phải kê khai để trốn thuế. Thứ hai là chuyển vốn ra khỏi một nước đang có đồng tiền bị giảm giá đáng kể nhằm tránh rủi ro về tỷ giá hối đoái. Thứ ba là giảm thuế nhập khẩu khi nước nhập khẩu áp dụng biểu thuế nhập khẩu tính theo tỷ lệ phần trăm trên giá nhập khẩu.
Hiện tượng chuyển giá không chỉ gây thiệt hại cho các nước chủ nhà có liên quan do bị thất thu về thuế mà quan trọng hơn, nó còn gây ảnh hởng tiêu cực đến thương mại quốc tế. Do các quy luật của thị trường tự do, đặc biệt là quy luật cung - cầu không hoạt động trong nội bộ các công ty xuyên quốc gia nên nó gây nhiễu loạn quá trình lưu thông quốc tế. Điều đó dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, làm suy yếu các công ty nội địa, tăng tính độc quyền về giá cả và thị trờng, giảm khả năng kiểm soát của các nước chủ nhà đối với vấn đề thuế hàng hóa và thuế chuyển lợi nhuận về nước.
Qua thực tiễn cho thấy, hầu hết các công ty xuyên quốc gia đều thực hiện giá chuyển giao đối với những nước có nền kinh tế thị trường kém phát triển và đặc biệt ở những nước trong giai đoạn đầu thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài từ các công ty xuyên quốc gia. Do đó, hiện tượng chuyển giá của các công ty xuyên quốc gia – một lực lượng kiểm soát hầu hết các hoạt động quan trọng trong quá trình sản xuất và lưu thông - đang trở thành một vấn đề thu hút sự quan tâm đặc biệt của các nhà hoạch định chính sách quốc gia cũng như các tổ chức quốc tế. Nhiều tổ chức và quốc gia đã xây dựng các điều luật để điều chỉnh hoạt động này nhằm hạn chế thiệt hại do chúng gây ra như Hướng dẫn chuyển giá của OECD, Bộ luật Thu nhập nội bộ của Mỹ, Luật Thu nhập và Thuế doanh nghiệp của Anh... Theo kinh nghiệm của những nước thành công trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài từ các công ty xuyên quốc gia, khi cấp giấy phép đầu tư cần quy định rõ điều khoản cấm sử dụng giá chuyển giao, nếu chủ đầu tư vi phạm sẽ bị xử lý thích đáng. Ngoài ra nên kiểm soát giá nhập khẩu nguyên liệu đầu vào, nếu mức giá không hợp lý thì không cấp giấy phép nhập khẩu. Các doanh
nghiệp nhập khẩu cần tự tính toán lợi ích doanh nghiệp và lợi ích nhà nước so sánh với phía tương ứng của nước xuất khẩu để định giá. Cũng cần tăng cường kiểm tra theo luật định về công tác kế toán và kiểm toán để xử lý kịp thời những trường hợp vi phạm.
Mặc dù đã có những điều luật và biện pháp hạn chế hoạt động giá chuyển giao nhưng cho đến nay, vấn đề này vẫn chư a đợc kiểm soát vì phần lớn các công ty xuyên quốc gia không tuân thủ các quy định đó, đặc biệt là trong việc xác định giá chuyển giao các tài sản vô hình.
CHƯƠNG 3