Sự thay đổi trong cơ cấu hàng hoá

Một phần của tài liệu Các tập đoàn xuyên quốc gia và vai trò của chúng trong thư¬ơng mại quốc tế và vấn đề đối với việt nam (Trang 59 - 62)

Giao dịch trên thị trường thế giới hiện nay đang thay đổi theo chiều hướng gia tăng tỷ trọng hàng hoá có hàm lượng vốn hoặc kỹ thuật cao và giảm dần tỷ trọng hàng sử dụng nhiều lao động và nguyên liệu. Trong tổng kim ngạch xuất khẩu của thế giới năm 1983, sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao chỉ chiếm 24% (sản phẩm có hàm lượng công nghệ trung bình và thấp chiếm 76%) thì đến năm 1998, con số đó đã tăng lên đến 39,3%. Những sản phẩm quan trọng nhất trong thương mại thế giới hiện nay chủ yếu thuộc ngành sản xuất không dựa vào nguyên liệu, trong đó các sản phẩm bán dẫn là một trong những sản phẩm mũi nhọn, chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu của ngành công nghệ thông tin, viễn thông, ôtô và các máy móc điện tử tiêu dùng... Trong giai đoạn 1988 – 2002, kim ngạch xuất khẩu của sản phẩm này tăng từ 26 tỷ USD lên 235 tỷ USD. Cho đến năm 2000, sản phẩm bán dẫn chiếm 5% tổng thương mại thế giới (năm 1985 con số đó chỉ là 1,5%) và chiếm 20% tổng thương mại trong lĩnh vực sản xuất có trình độ công nghệ cao. Xu hướng phát triển của hoạt động thương mại quốc tế hiện nay là kim ngạch mậu dịch của sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao không ngừng tăng lên với tốc độ ngày càng lớn, vợt xa tốc độ tăng kim ngạch bình quân của tất cả các loại hàng hoá. Trong khi đó, các

sản phẩm có hàm lượng công nghệ thấp và các sản phẩm khai khoáng có tốc độ tăng kim ngạch chậm, thậm chí có giai đoạn còn sụt giảm.

Nguyên nhân của xu hướng này xuất phát từ chiến lược tập trung phát triển các ngành có trình độ công nghệ cao nhằm duy trì khả năng cạnh tranh cao và thu lợi nhuận tối đa của các công ty xuyên quốc gia. Tỷ trọng hàng xuất khẩu có hàm lượng công nghệ cao trong nội bộ các công ty xuyên quốc gia chiếm tới 43,1% tổng giá trị hàng xuất khẩu trong lĩnh vực sản xuất. Sự thay đổi trong chiến lược toàn cầu của các công ty xuyên quốc gia đã tác động trực tiếp đến cơ cấu sản phẩm xuất khẩu của nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước thu hút nhiều hoạt động hướng về xuất khẩu của các công ty xuyên quốc gia. Tại Mexico, trong số 10 mặt hàng xuất khẩu chủ yếu (chiếm 50% tổng kim ngạch xuất khẩu của nước này) thì phần lớn là những sản phẩm thuộc ngành ôtô, điện tử do các chi nhánh của các công ty xuyên quốc gia sản xuất. Năm 2000, tỷ trọng bán hàng thành phẩm và nguyên liệu chỉ còn chiếm 12% tổng xuất khẩu của Trung Quốc (con số này năm 1985 là 49%), hàng hoá công nghệ cao tăng từ 3% (năm 1985) lên 22% (năm 2000).

Sự chuyển dịch cơ cấu hàng hoá nghiêng về hàng có hàm lượng công nghệ cao còn có thể giải thích bằng chính nhận thức của các công ty xuyên quốc gia. Nhận thức rõ ý nghĩa sống còn của khoa học công nghệ trong sự tồn tại và phát triển của công ty trong một môi trường kinh doanh quốc tế đầy biến động và áp lực cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ, các công ty xuyên quốc gia đã đặc biệt chú trọng đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và triển khai. Thực tế cho thấy, các công ty xuyên quốc gia là lực lượng chủ yếu cung cấp những nguồn lực lớn cho hoạt động nghiên cứu và triển khai công

nghệ.

Công nghệ có vai trò to lớn trong sự phát triển kinh tế vì nó làm tăng năng suất lao động của tất cả các yếu tố sản xuất, kể cả các yếu tố hữu hình cũng như các yếu tố vô hình. Trong một nền kinh tế thế giới ngày càng nhất thể hoá thì công nghệ nổi lên như một nhân tố quyết định trong cạnh tranh quốc tế. Các công nghệ hiện đại nhất, mới nhất luôn đợc chuyển giao cho các công ty chi nhánh trong nội bộ hệ thống công ty xuyên quốc gia tại các nước phát triển. Các chi nhánh này có đủ điều kiện về trình độ công nghệ, cơ sở vật chất và nhân sự để tiếp thu và khai thác có hiệu quả công nghệ hiện đại. Mặt khác, mặt bằng công nghệ của các đối thủ cạnh tranh tại các nước phát triển ở mức rất cao, do đó chỉ với công nghệ tiên tiến nhất, các chi nhánh của các công ty xuyên quốc gia mới có thể chiếm được lợi thế cạnh tranh.

Các công nghệ hạng hai, tức các công nghệ không còn mới, không còn đem lại lợi thế cạnh tranh cao cho các công ty xuyên quốc gia sẽ được chuyển giao cho các công ty liên doanh (có sự tham gia của yếu tố bên ngoài) hoặc các công ty hoàn toàn nằm ngoài hệ thống các công ty xuyên quốc gia tại các nước đang phát triển. Các công nghệ này phù hợp với khả năng tài chính và trình độ của các nước đang phát triển do thiếu cơ sở vật chất, thiếu nguồn nhân lực có trình độ, thiếu các ngành công nghiệp phụ trợ...

Xuất phát từ chiến lược phát triển của mình, các công ty xuyên quốc gia chủ động tìm kiếm công nghệ và tiến hành mọi biện pháp để triển khai công nghệ. Đi đầu trong công nghệ cũng có nghĩa là có được sức mạnh cạnh tranh mang tính độc quyền và do đó sẽ có được siêu lợi nhuận. Hoạt

động phát triển công nghệ luôn được đặt lên hàng đầu trong chiến lược phát triển toàn cầu của các công ty xuyên quốc gia. Điều này đã giải thích vì sao tỷ trọng hàng hoá có hàm lượng công nghệ cao tăng lên còn hàng sử dụng nhiều lao động và nguyên liệu giảm xuống.

Một phần của tài liệu Các tập đoàn xuyên quốc gia và vai trò của chúng trong thư¬ơng mại quốc tế và vấn đề đối với việt nam (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w