Thương mại nội bộ giữa các chi nhánh trong công ty xuyên quốc gia

Một phần của tài liệu Các tập đoàn xuyên quốc gia và vai trò của chúng trong thư¬ơng mại quốc tế và vấn đề đối với việt nam (Trang 49 - 51)

quốc gia

Bản thân các công ty xuyên quốc gia đã là một thị trường rộng lớn cho các giao dịch thương mại nội bộ. Thị trường này mở ra chỉ dành riêng cho các công ty mẹ và công ty chi nhánh. Mỗi một công ty xuyên quốc gia đều có ba loại xuất khẩu hàng hoá cơ bản. Đó là hàng hoá từ công ty mẹ chuyển cho công ty con, hàng từ công ty con chuyển cho công ty mẹ và hàng hoá trao đổi nội bộ giữa các công ty con ở các nước khác nhau nhưng trong cùng một tập đoàn xuyên quốc gia. Theo đánh giá của UNCTAD năm 1999, thương mại nội bộ từ công ty mẹ chuyển cho công ty con chiếm khoảng 1/4 xuất khẩu của Nhật và của Mỹ. Đối với các công ty con của các công ty xuyên quốc gia Hoa Kỳ, nhập khẩu từ công ty mẹ chiếm hơn 80% tổng nhập khẩu từ Mỹ của các công ty này. Hoạt động thương mại nội bộ giữa các công ty trong cùng một hệ thống như vậy tạo điều kiện cho các chi nhánh tiếp cận với công nghệ và bí quyết của riêng hệ thống đó.

Thương mại nội bộ giữa các chi nhánh ngày càng tăng thông qua việc chuyển dịch cơ cấu công nghiệp và định hướng tiêu dùng ở các nước chủ nhà. Sự chuyển dịch cơ cấu này cũng được phản ánh trong xu hướng xuất khẩu của các công ty chi nhánh. Các nước chủ nhà đang phát triển tăng lên, thị trường nội địa trở nên hấp dẫn hơn, chi phí nội địa cũng tăng cao, các công ty chi nhánh đã nghĩ đến việc giảm tỷ lệ xuất khẩu ra ngoài hệ thống. Ví dụ như ở các nước Đông Á có nền kinh tế phát triển năng động, trong những năm 90, xuất khẩu của các công ty chi nhánh ra ngoài mạng lưới đã giảm đi và thay vào đó là tăng cường xuất khẩu trong thị trường nội bộ.

Trong các công ty xuyên quốc gia, hoạt động thương mại nội bộ với hoạt động nghiên cứu và triển khai có mối quan hệ mật thiết với nhau bởi vì việc nhanh chóng chuyển giao công nghệ cũng đồng nghĩa với việc giá trị giao dịch tăng cao. Ví dụ, ngành công nghiệp dược phẩm năm 1999 sử dụng 12% chi phí sản xuất cho hoạt động nghiên cứu và triển khai. Kết quả là gần 95% giao dịch thương mại quốc tế của ngành này là thông qua hệ thống thương mại nội bộ. Các quốc gia có hoặc có thể có công nghệ cao và đồng bộ hơn thường có nhiều cơ hội tăng khả năng xuất khẩu thông qua việc liên kết chặt chẽ với mạng lới công ty xuyên quốc gia.

Các công ty xuyên quốc gia cũng giữ một vai trò to lớn trong thương mại dịch vụ. Trong bối cảnh hiện nay, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội nói chung, dịch vụ đang ngày càng chiếm một vị trí quan trọng hơn trong nền kinh tế các nước, đặc biệt là ở các nước phát triển. Tiềm năng xuất khẩu dịch vụ qua biên giới tăng mạnh nhờ những công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực viễn thông và kết nối internet. Chính những công nghệ này thúc đẩy khả năng thương mại của dịch vụ có hàm lượng thông tin cao bao gồm cả hoạt động nghiên cứu và phát triển, dịch vụ bán hàng, marketing... Đây chính là những lĩnh vực mà các công ty xuyên quốc gia chiếm vị trí độc tôn.

Vai trò của các chi nhánh ở nước ngoài trong thị trường nội bộ là rất quan trọng và vai trò này ngày càng tăng do xu hớng toàn cầu hoá kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ. Với mạng lới chi nhánh rộng khắp trên toàn thế giới, các thông tin về thị trường, nhu cầu tiêu dùng... được các công ty xuyên quốc gia nắm bắt rất kịp thời và xử lý nhanh chóng. Do đó, các chi nhánh có khả năng ứng phó với mọi điều kiện kinh doanh, tiêu thụ quốc tế

liên tục biến đổi. Các công ty chi nhánh trong hệ thống công ty xuyên quốc gia có lợi thế tiềm năng vô cùng to lớn so với các công ty nội địa của nước chủ nhà trên thị trường quốc tế. Các công ty này có khả năng xuất khẩu đ- ược nhiều hàng hoá cùng loại hơn các công ty nội địa. Bởi vì các công ty con là một phần trong hệ thống công ty xuyên quốc gia, do đó chúng có thể sử dụng mạng lới phân phối tự nhiên của hệ thống hoặc khai thác triệt để mối quan hệ giữa công ty mẹ với các đối tác. Các công ty mẹ luôn quan hệ chặt chẽ với người mua ở nước nhập khẩu. Đây chính là mối liên kết vô cùng quan trọng để có thể khai thác các đơn đặt hàng có hàm lượng công nghệ cao theo yêu cầu của khách. Các công ty con cũng có thể giảm chi phí kinh doanh, đồng thời có thêm lợi thế về marketing trong xuất khẩu hơn các công ty nội địa. Chúng có thể dễ dàng củng cố thương hiệu do có những điều kiện thuận lợi về vận tải, marketing, tài chính và kênh phân phối ở nước ngoài.

Ngoài ra, trong giai đoạn hiện nay, ở các nớc tư bản phát triển, quá trình tích tụ, tập trung tư bản và phát triển công nghiệp diễn ra mạnh mẽ đã tạo ra một khối lợng lớn tư bản thừa, làm xuất hiện nhu cầu mở rộng thị tr- ờng đầu tư sang các nước. Chính các công ty chi nhánh đã tiếp nhận khối l- ượng tư bản thừa này từ các công ty mẹ nhằm mở rộng thị trường theo chiều rộng, nhất là có thêm được những thị trường ít “khó tính” trong số các nước đang phát triển. Điều này cũng lý giải cho việc thương mại nội bộ giữa các công ty trong cùng một hệ thống công ty xuyên quốc gia ngày càng tăng.

Một phần của tài liệu Các tập đoàn xuyên quốc gia và vai trò của chúng trong thư¬ơng mại quốc tế và vấn đề đối với việt nam (Trang 49 - 51)