Hình thức tổ chức

Một phần của tài liệu Các tập đoàn xuyên quốc gia và vai trò của chúng trong thư¬ơng mại quốc tế và vấn đề đối với việt nam (Trang 29 - 34)

kỷ XX, tại các nớc tư bản phát triển, xu hướng độc quyền trên nhiều thị tr- ường ngành tăng lên. Khi mới bắt đầu quá trình độc quyền hoá, các liên minh độc quyền hình thành theo liên kết ngang, nghĩa là mới chỉ liên kết những doanh nghiệp trong cùng một ngành. Nhưng về sau, theo mối liên hệ dây chuyền, các tổ chức độc quyền đã phát triển theo liên kết dọc, mở rộng ra nhiều ngành khác nhau. Những hình thức độc quyền cơ bản ban đầu là Cartel, Syndicat, Trust.

- Cartel là hình thức tổ chức độc quyền giữa các nhà tư bản ký hiệp nghị thoả thuận với nhau về giá cả, quy mô sản lượng, thị trường tiêu thụ, kỳ hạn thanh toán... Các nhà tư bản tham gia Cartel vẫn độc lập về sản xuất và thương nghiệp. Họ chỉ cam kết làm đúng hiệp nghị, nếu làm sai sẽ bị phạt tiền theo quy định của hiệp nghị. Vì vậy, Cartel là liên minh độc quyền không vững chắc. Trong nhiều trường hợp, những thành viên thấy ở vào vị trí bất lợi đã rút ra khỏi Cartel làm cho Carrtel thường tan vỡ trước kỳ hạn.

- Syndicat là hình thức tổ chức độc quyền cao hơn, ổn định hơn Cartel. Các xí nghiệp tham gia Syndicat vẫn giữ độc lập về sản xuất, chỉ mất độc lập về lưu thông. Mọi việc mua bán do một ban quản trị chung của Syndicat đảm nhận. Mục đích của Syndicat là thống nhất đầu mối mua và bán để mua nguyên liệu với giá rẻ, bán hàng hoá với giá đắt nhằm thu lợi nhuận độc quyền cao.

- Trust là một hình thức độc quyền cao hơn Cartel và Syndicat, nhằm thống nhất cả việc sản xuất, tiêu thụ, tài vụ đều do một ban quản trị thống nhất quản lý. Các nhà tư bản tham gia Trust trở thành những cổ đông thu lợi nhuận theo số lượng cổ phần. Trust khi đó được hiểu như là một hình

thức tổ chức ngành, mà trong đó một công ty lớn có toàn bộ quá trình sản xuất hoặc một phần lớn sản xuất của một ngành. Dựa vào sức mạnh của mình, các Trust tiến hành trong phạm vi ngành một chính sách thị trường có lợi cho họ và buộc những người sản xuất ở các ngành khác phải tuân theo.

Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, vai trò quyết định trong tập trung sản xuất và tư bản là liên kết theo chiều ngang và điều này quyết định sự thành lập các Trust. Nhưng tới những năm 20, chúng đã thể hiện tính không hiệu quả về kinh tế của quá trình liên kết thái quá theo chiều ngang. Những Trust mọc lên trên cơ sở này trở nên kém khả năng thích ứng với những thay đổi của thị trường, sự đổi mới nhanh chóng về chủng loại mặt hàng và chất lượng sản phẩm, sự xuất hiện những loại hàng hoá thay thế của làn sóng dồn tụ tư bản liên ngành... Quá trình liên kết theo chiều dọc đ- ược đưa lên hàng đầu. Các Trust hoặc là phát triển, hoặc buộc phải cam chịu lép vế trước sự xuất hiện của những công ty lớn có kết cấu khác kiểu trong ngành.

Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, ảnh hưởng của Cartel và Syndicat ở các nước tư bản Tây Âu và Nhật Bản giảm xuống. Giống như Mỹ, ở những nước này cũng áp dụng các đạo luật, nếu không phải cấm thì cũng là hạn chế về cơ bản phạm vi ảnh hởng của Cartel. Nguyên nhân suy giảm nghiêm trọng của Cartel là do phát sinh mâu thuẫn giữa chúng với những thay đổi nhanh chóng về chủng loại và chất lượng sản phẩm.

Trong vài thập niên gần đây, làn sóng sát nhập các công ty xuyên quốc gia diễn ra mạnh mẽ. Tình hình liên kết, hợp nhất các công ty xuyên quốc gia là biểu hiện cụ thể của quá trình tích tụ và tập trung sản xuất

trong điều kiện sức sản xuất phát triển nhảy vọt của những năm cuối cùng của thế kỷ XX, đã làm cho hai hình thức cơ bản trong kết cấu công ty xuyên quốc gia là Conglomerate và Concern có sức sống mạnh mẽ hơn và làm xế chiều nhanh chóng các hình thức cổ điển kiểu Cartel, Cyndicat, Trust. Do đó hình thức tồn tại phổ biến của công ty xuyên quốc gia hiện đại là Concern và Conglomerate.

* Concern

Hình thức tổ chức công ty kiểu Concern là một trong những hình thức phổ biến của các công ty xuyên quốc gia hiện đại. Concern xuất hiện chủ yếu thông qua mối kiên kết ngang giữa ít nhất là hai công ty lớn kinh doanh độc lập, có tư cách pháp nhân trong một ngành sản xuất, hoặc giữa các công ty trong Concern được thiết lập trên cơ sở lợi ích thống nhất, thông qua các quan hệ hợp tác cùng sử dụng bằng phát minh, sáng chế, cùng tham gia nghiên cứu trong những chương trình, đề án khoa học và ứng dụng công nghệ sản xuất, cùng hợp tác sản xuất kinh doanh và sử dụng chung một hệ thống tài chính, tín dụng. Concern không có tư cách pháp nhân, tính pháp lý của Concern thể hiện ở tính pháp nhân độc lập của các công ty thành viên. Tuy vậy, mối quan hệ bền vững của Concern đợc thiết lập trong sự liên kết chặt chẽ giữa các cá nhân lãnh đạo chủ chốt với nhau và với các thành viên của chính phủ dựa trên cơ sở lợi ích kinh tế. Các kênh liên hệ chủ yếu giữa Concern và Nhà nước thường thông qua các hợp đồng kinh tế, các đơn đặt hàng, các khoản tài trợ hai chiều công khai hoặc bí mật cho các thế lực chính trị đương thời để xây dựng môi trường hoạt động ổn định cho tập đoàn. Để điều hành tập đoàn, Concern thường xây dựng một “Holding-Company” và một ngân hàng độc quyền. Đó là một

dạng công ty khống chế, không có xí nghiệp sản xuất kinh doanh trực tiếp nhng lại nắm cổ phần khống chế nhờ tính thống nhất giữa quyền chiếm hữu và quyền chi phối trong quan hệ sở hữu tư bản. Hình thức điều hành của Concern được tổ chức theo cơ cấu kiểm soát trực tiếp từ trung tâm đến chi nhánh thông qua hội đồng quản trị gồm những cổ đông có lượng cổ phiếu lớn. Dưới sự chỉ đạo của hội đồng quản trị, hệ thống điều hành trực tiếp của Concern là dạng ma trận vận hành theo nguyên tắc tập trung. Trong thành phần của Concern đã xuất hiện phổ biến các xí nghiệp hoạt động ở tất cả các lĩnh vực trong nền kinh tế như công nghiệp, thương nghiệp, ngân hàng, giao thông vận tải… Mặc dù hoạt động ở các ngành khác nhau và t- ương đối độc lập nhưng các công ty thành viên luôn có mục tiêu phù hợp với mục tiêu của công ty mẹ.

* Conglomerate

Conglomerate là hình thức tổ chức quan trọng của công ty xuyên quốc gia hiện đại, là kết quả quá trình liên kết công ty theo chiều dọc, tức là công ty lớn thâm nhập vào công ty xí nghiệp của các ngành sản xuất khác nhau không có sự liên kết ràng buộc hoặc quy định về kỹ thuật sản xuất kinh doanh. Mối liên hệ giữa công ty mẹ và các chi nhánh chủ yếu là tài chính, điều hành thông qua cơ cấu quyền lực và liên kết với các ngân hàng đầu tư, ngân hàng thơng mại, công ty đầu tư, công ty bảo hiểm… Hoạt động bành trướng và thâu tóm của Conglomerate được diễn ra cơ bản trên thị trường chứng khoán. Công ty mẹ lựa chọn các công ty đang hoạt động ở tất cả các ngành kinh tế có tỷ lệ lãi cao và “nuốt dần” bằng cách mua cổ phiếu của chúng. Do đó, cơ cấu ngành kinh doanh trong tập đoàn biến đổi nhanh chóng.

Để phù hợp với đặc trưng hoạt động kinh doanh, cơ cấu điều hành của Conglomerate rất gọn nhẹ, linh hoạt và phi tập trung hoá, chủ yếu là kiểm soát hoạt động của chi nhánh thông qua hệ thống tài chính và chỉ đạo hành chính dựa trên sự tăng cường hiệu quả hoạt động kinh doanh. Đó là cơ cấu điều hành, kiểm tra kiểu mạng lới trực tiếp từ trung tâm đến cơ sở tác nghiệp, đồng thời gián tiếp kiểm tra hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty chi nhánh qua sự dao động giá cổ phiếu của nó trên thị trường chứng khoán. Trong nhiều trường hợp, các chi nhánh lâm vào bế tắc trong kinh doanh không có khả năng khôi phục, công ty mẹ sẵn sàng cắt bỏ bằng cách bán chạy cổ phiếu của chúng ra thị trường để giữ mức lợi nhuận bình quân và hoạt động bình thường của toàn bộ tập đoàn. Khi cần tăng cường sức sản xuất hoặc phải thích ứng kịp thời với sự phát triển nhanh chóng của tiến bộ khoa học công nghệ, công ty mẹ tập trung nguồn tư bản mua gọn l- ượng cổ phiếu khống chế hoặc sát nhập với các công ty có hàm lượng công nghệ cao. Chính vì vậy, cơ cấu ngành nghề của Conglomerate luôn biến đổi theo hướng đa dạng, hỗn hợp với cơ cấu quản lý, điều hành phải gọn nhẹ, linh hoạt.

Một phần của tài liệu Các tập đoàn xuyên quốc gia và vai trò của chúng trong thư¬ơng mại quốc tế và vấn đề đối với việt nam (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w